Quan điểm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 39)

Về quan điểm của Trung Quốc, tác giả luận văn chủ yếu dựa vào văn bản

Tây Tạng đích chủ quyền quy thuộc dự nhân quyền trạng huống ban hành bởi Văn phòng Thông tin Quốc hội CHNDTH tháng 9/1992, được xem như bạch thư của Trung Quốc về Tây Tạng.

Vào giữa thế kỷ XIII, Tây Tạng được chính thức đưa vào lãnh thổ Trung Quốc. Khi nhà Thanh thay thế nhà Minh, lại tăng cường hơn nữa quản lý Tây Tạng. Do Tây Tạng là vùng đất đặc biệt nhạy cảm nên sau 1949, nhiệm vụ giải quyết được đặt lên vai Đặng Tiểu Bình. Cả Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều nhận thức cuộc chiến Tây Tạng khác hẳn với bất kỳ cuộc chiến nào, nên sau khi phân tích tình hình lịch sử, xã hội, chính trị, quân sự, tôn giáo, và phong tục tập quán, Đặng Tiểu Bình đề ra các quan điểm mới để giải quyết. Đó là: “Đánh đuổi thế lực ngoại quốc; trở về với đại gia đình Tổ quốc; vấn đề cải cách cần được hiệp thương giải quyết dựa trên ý nguyện của nhân dân; thực hiện tự do tôn giáo, tôn trọng tín ngưỡng và phong tục tập quán của Tây Tạng.”[8, p.421]. Tiếp đó Đặng Tiểu Bình khởi thảo 10 chính sách để làm cơ sở cho đàm phán giải phóng Tây Tạng dựa trên cơ sở hiện thực xã hội chiếu cố tới lợi ích của mọi tầng lớp, phù hợp với tình hình Tây Tạng. Vừa chăm lo đầy đủ đến lợi ích các dân tộc, lại còn bảo vệ được khối đại đoàn kết dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Tuy nhiên, vấn đề thực sự mà Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh, chính phủ lưu vong cần phải chấp nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc trong khi đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV vẫn duy trì thái độ không thể cải biên lịch sử. Do

40

đó, quá trình đàm phán nhằm xác định chủ quyền lịch sử là cốt lõi thực sự của vấn đề. Trung Quốc nhấn mạnh các quy tắc pháp lý đối với Tây Tạng qua các triều đại, trong khi Tây Tạng nhấn mạnh thực tế quyền tự chủ truyền thống. Nói cách khác, Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn hỗ trợ Tây Tạng độc lập, trong khi Tây Tạng xây dựng đối sách trên nền tảng pháp lý cho dân tộc thiểu số quyền tự chủ, dựa trên ý chí tự do của cộng đồng dân tộc.

Như vậy, vấn đề Tây Tạng theo quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc cần giải quyết một cách hợp tình hợp lý qua mười chính sách do Đặng Tiểu Bình chủ trì khởi thảo, là cơ sở khởi nguồn tư tưởng, lý luận, chính sách một nước hai chế độ. Do đó, Trung Quốc luôn khẳng định, “Với hơn 700 năm, chính quyền Trung Quốc liên tục thực hiện chủ quyền đối với Tây Tạng để Tây Tạng không bao giờ là một nhà nước độc lập. Không một chính phủ của bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận Tây Tạng như là một nhà nước độc lập.”15

Và Trung Quốc cho rằng, cải cách năm 1959 đã chấm dứt hệ thống chính trị tôn giáo và giới thiệu hệ thống chính trị mới của nền dân chủ. Theo Hiến pháp nước CHND Trung Hoa, người dân Tây Tạng được hưởng đầy đủ các quyền chính trị. Tháng 3/1955, Chính phủ Trung ương thành lập Uỷ ban trù bị Tây Tạng tự trị, và vào tháng 9/1965, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Nhân dân TTTT được tổ chức tại Lhasa tuyên bố thành lập TTTT. Tới năm 1989, Chính quyền TTTT tiếp tục xây dựng ý tưởng chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Tây Tạng qua các chính sách sau:

Thực hiện chính sách mở cửa các khu vực còn lại của Trung Quốc và cũng như thế giới bên ngoài, bằng cách khám phá thị trường khu vực trong và ngoài nước, phát triển nguồn tài nguyên và đẩy mạnh phát triển các vùng và các ngành công nghiệp trọng điểm. Mục đích là thu hẹp càng sớm càng tốt các khoảng cách

15七百多年來,中國中央政府一直對西藏地方行使著主權,西藏地方從未成為一個獨立國家。世界上 從未有任何一個國家的政府承認西藏是一個獨立的國家[126] For more than 700 hundred years, the central government of China has continuously exercised sovereignty over Tibet, and Tibet has never been an independent state. No government of any country in the world has ever recognised Tibet as an independent state. [83]

41

trong phát triển kinh tế giữa Tây Tạng và các khu vực để đặt một nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng chung của Tây Tạng và các nhóm dân tộc khác.[126]

Đồng thời khẳng định tôn trọng và bảo vệ niềm tin tôn giáo là chính sách cơ bản của Chính phủ, và “người dân Tây Tạng được hưởng đầy đủ quyền tự do để tham gia vào các hoạt động tôn giáo bình thường, được bảo vệ bởi Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước CHNDTH.”16 Tuy nhiên, trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, chính sách về tự do tín ngưỡng tôn giáo bị gián đoạn. Sau khi Cách mạng văn hóa (CMVH) kết thúc, chính sách về tự do tín ngưỡng tôn giáo bắt đầu được thực hiện một lần nữa ở Tây Tạng. Từ năm 1980, các tổ chức tôn giáo đã được phục hồi hoặc thành lập mới, và nhiều việc được thực hiện để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho tất cả các công dân. Những người vi phạm pháp luật và hoạt động tội phạm dưới chiêu bài tôn giáo sẽ bị truy tố theo quy định của pháp luật. Do đó, Trung Quốc xác nhận, trong những năm gần đây, một số tu sĩ và nữ tu ở Tây Tạng đã bị trừng phạt bởi vì vi phạm các quy định của pháp luật. Họ đã tham gia vào các cuộc bạo loạn, gây rối loạn trật tự công cộng, tham gia đánh đập, cướp bóc, đốt cháy và thực hiện các hoạt động tội phạm khác. Không bị bắt và tuyên bố có tội bởi vì niềm tin tôn giáo.17

Đồng thời cũng theo văn bản Tây Tạng đích chủ quyền quy thuộc dự nhân quyền trạng huống, giáo dục ở Tây Tạng rất lạc hậu. Trước khi giải phóng, Tây Tạng chỉ có khoảng 2.000 tu sĩ và trẻ em của giới quý tộc nghiên cứu trong các trường học của chính phủ và tư nhân. Sự phát triển của giáo dục ở Tây Tạng đã nâng cao trình độ văn hóa, tạo điều kiện cho người Tây Tạng thực hiện quyền tự chủ. Cho nên, Bạch thư khẳng định: Tây Tạng có nền văn hóa giàu truyền thống

16現在,西藏人民在國家憲法和法律的保護下,享有開展正常宗教活動的充分自由.[126]

Protected by the Constitution of the People's Republic of China and state laws, the Tibetan people now enjoy full freedom to participate in normal religious activities. [83]

17近年來西藏有一些僧尼被依法治罪,都是因為觸犯了刑律,如參加騷亂,危害社會治安,擾亂社會 秩序,搞打、砸、搶、燒、殺等犯罪活動,沒有一個是因宗教信仰而被拘捕判罪的。[126]

In recent years, some monks and nuns in Tibet received legal retribution because they infringed on the law. They were involved in riots that endangered social security and disrupted public order, engaged in beating, smashing, looting, burning and killing and carried out other criminal activities. None was arrested and declared guilty because of religious belief.[83]

42

trong đó bao gồm ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, y học và niên lịch. Chính phủ Trung Quốc luôn luôn coi trọng, bảo vệ và phát triển nền văn hóa xuất sắc truyền thống của dân tộc Tây Tạng nên đã thông qua các chính sách và biện pháp để tôn vinh, bảo vệ và cho phép di sản văn hóa Tây Tạng được kế thừa và phát triển.[126]

Về giáo dục và tín ngưỡng, phóng viên hỏi, khi đến thăm Tây Tạng và nói chuyện với số người trẻ, họ đều đánh giá cao những tiến bộ đáng kể trong đời sống địa phương. Tuy nhiên, trong đời sống tinh thần, việc công khai và giảng dạy tôn giáo chỉ giới hạn ở các đền thờ, không có lớp học tôn giáo trong các trường học. Và làm thế nào để người Tây Tạng có quyền bày tỏ quan điểm. Ông Chu thừa nhận, dù Tây Tạng đã đạt được nhanh chóng và tiến bộ lớn trong phát triển kinh tế, nhưng vẫn còn một khoảng cách giữa các khu vực. Ông khẳng định, về tôn giáo người Tây Tạng được hưởng đủ quyền tự do. Các quyền về niềm tin và thực hành tôn giáo hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ, không có bất kỳ trở ngại. Tuy nhiên, một nhà nước thế tục phải tách biệt giữa nhà thờ và trường học, giống như hầu hết các nước trên thế giới, không được phép rao giảng và truyền bá tôn giáo trong các trường công.18

Về y tế, chăm sóc miễn phí cho người Tây Tạng, cộng với những cải tiến điều kiện y tế đã nâng cao tuổi thọ trung bình và mức độ sức khỏe người dân. Khi dân số của Tây Tạng tăng với tốc độ nhanh, thì kiểm soát dân số là cần thiết. Cho nên, từ 1984, Chính phủ đã ủng hộ và thực hiện các chính sách hai con mỗi cặp vợ chồng trong số các cán bộ, công nhân và đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp và người dân ở các thành phố và thị xã.

Tuy nhiên, đó là chính sách của chính phủ, việc thực hiện có thật sự như vậy không? Cho nên ở đây, tác giả luận văn không gọi là mặt tích cực hay tiêu cực của chính sách, mà gọi là mặt ảo và mặt thật. Mặt ảo bao giờ cũng đẹp, mặt thật mới rõ ràng, đúng bản chất. Ở đây, tác giả luận văn không nêu lên quan điểm của mình mà

18

In regards to religion, like other places in the country, Tibetans enjoy sufficient religious freedom. The rights of religious belief and practice are fully respected and protected without any hurdles. But, of course, as a secular state with separation between church and school, like most countries in the world, it is not allowed to preach and propagate religion in public schools. [72]

43

chỉ nêu lên cả hai mặt của chính sách, và dàn trải khắp luận văn là mặt thật của việc thực thi chính sách đó. Ý kiến đánh giá là tùy thuộc vào nhận thức của mọi người. Đó là cái nhìn khách quan.

Về mặt dân tộc dân chủ, vào ngày 22/10/2009, ông Chu Duy Quần, thứ trưởng Cơ quan Mặt trận Đoàn kết của Đảng Cộng Sản Trung Quốc được tạp chí Focus của Đức phỏng vấn về TTTT và thái độ của chính quyền Trung ương đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV. Khi được hỏi, Tây Tạng là một khu vực tự chủ dân tộc, vậy nhận thức của ông ta như thế nào về khái niệm tự chủ và quyền người dân Tây Tạng được hưởng. Ông trả lời:

Do khác nhau truyền thống lịch sử, văn hóa và cơ cấu dân tộc, các nước có thể áp dụng chính sách khác nhau cho quyền tự chủ dân tộc. Mỗi quốc gia có quyền xử lý quan hệ gia đình dân tộc thiểu số theo các điều kiện quốc gia riêng. Không một nước nào có quyền buộc chính sách riêng của mình lên quốc gia khác. Người Tây Tạng địa phương bầu chính phủ nhân dân các cấp trong khu vực tự trị, phù hợp với nguyên tắc của Hiến pháp, thì có quyền quyết định sự phát triển kinh tế địa phương và các vấn đề xã hội. Quyền tự chủ dân tộc của chúng tôi liên quan với sự thống nhất của đất nước và công đoàn của tất cả các dân tộc. Dân tộc tự chủ không tồn tại mà không có họ.19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi phóng viên nhắc lại vào cuối năm 2008, Trung Quốc đã kết thúc đàm phán với đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Vậy, với điều kiện gì chính quyền trung ương có thể khởi động lại các cuộc đàm phán để giải quyết các xung đột đang xảy ra. Ông Chu cho rằng, không phải Trung Quốc, mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng tạm dừng các cuộc đàm phán.Trong cuộc đàm phán vào tháng 11/2009, có bản ghi nhớ

19 Due to their different historical and cultural traditions and different ethnic structure, all countries may apply different policies for ethnic autonomy. Each country is entitled to handle domestic ethnic relations according to its unique national conditions. No country has the right to force its own policy onto others. Local Tibetans elect the people's congress and governments at all levels in Tibet autonomous region. In line with the principle of the Constitution, they have the right to make decisions on the development of local economy and social affairs. Our ethnic autonomy is related with the unity of the country and union of all ethnic groups. Ethnic autonomy does not exist without them.[72]

44

về quyền tự chủ của người Tây Tạng là kịch bản Tây Tạng độc lập nên hoàn toàn không thể chấp nhận. Đó là lập trường nhất quán của chính quyền trung ương. “Chúng tôi luôn luôn mở cửa cho cuộc đàm phán với điều kiện tiên quyết rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải từ bỏ những nhận xét và các hoạt động ly khai.”[72]

Tóm lại, theo Trần Vinh Dự trong bài Trung quốc và chủ nghĩa dân tộc kiểu mới đăng trên VOA ngày 24/1/2012, chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc hiện nay được định hình bởi ba yếu tố. Thứ nhất là niềm kiêu hãnh về lịch sử hào hùng của một nền văn minh vĩ đại kéo dài tới 5000 năm. Thứ hai là cảm giác bị Nhật Bản và phương Tây làm nhục trong suốt 100 năm trước khi Thế Chiến II kết thúc. Thứ ba là sự thức tỉnh về sức mạnh mới do thành quả của hơn 30 năm cải cách và phát triển kinh tế. Sức mạnh mới này khiến người Trung Quốc cần phải xác định lại vị thế của dân tộc mình trên thế giới.

Cho nên trong nước, nhằm thúc đẩy quá trình Hán hóa những dân tộc thiểu số, chính phủ Trung Quốc đã và đang sử dụng chiến lược gồm 5 thành phần: vẽ lại bản đồ biên giới quê hương của các sắc tộc; đưa người Hán tràn ngập những vùng văn hóa không phải của người Hán; viết lại lịch sử nhằm biện minh việc cai trị của Trung Quốc; thi hành chính sách nhất nguyên về văn hóa nhằm xóa nhòa bản sắc khu vực và đàn áp về mặt chính trị.

Vì thế, theo Peter Hays Gries - giáo sư khoa học chính trị Đại học Oklahoma, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc, trong tác phẩm Nationalism, Indignation, and China's Japan Policy, nỗi nhớ về hào quang bị đánh mất trong quá khứ cùng với việc là nạn nhân của thực dân đế quốc là tâm điểm tạo nên chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc hiện nay. Do không có tính chính đáng thông qua bầu cử dân chủ và đối mặt với sự sụp đổ của ý thức hệ, ĐCSTQ ngày càng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn dân tộc chủ nghĩa để nắm quyền và sử dụng nó như là chất kết dính xã hội.

45

Cho nên, theo Bhaskar Roy, thuộc nhóm phân tích Nam Á ở Ấn Độ20, cách tiếp cận cứng rắn đối với vấn đề Tây Tạng đã được Bí thư Đảng Cộng sản Tây Tạng Trương Khánh Lê tuyên bố trong kỳ họp Quốc hội tại Bắc Kinh, sẽ đập tan, không khoan hồng bất kỳ người Tây Tạng nào tham gia các cuộc biểu tình phản đối. Và trong trả lời phỏng vấn tạp chí Tây Tạng của Trung Hoa, ông Chu Duy Quần tuyên bố bất kỳ cuộc thương thảo nào cũng chỉ giới hạn trong vấn đề về thể chế chính trị và tiến hành giữa Bắc Kinh và phái viên riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông Chu nói “Bắc Kinh có thể tiến hành đàn áp bằng quân sự nếu người Tây Tạng làm bất kỳ chuyện náo loạn nào.” Đồng thời, tuyên bố ngaytrước kỳ kỷ niệm 60 năm ngày Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma là “nguồn bất ổn xã hội chủ yếu tại Tây Tạng, là công cụ vương giả của các thế lực quốc tế chống Trung Hoa.”[63]

Cho nên, nhiều người Tây Tạng lên án chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền, như một phái viên chính phủ lưu vong Tây Tạng Dawa Tsering nói trong một diễn đàn ở Đài Bắc, tổ chức bởi Taiwan New Century Foundation ngày 26/7/2009: “Những gì chúng tôi quan tâm nhất là liệu quốc gia Tây Tạng và văn hóa có tồn tại?”

Ông Dawa cũng lập luận, trong suốt lịch sử, không có khái niệm một nhà nước áp đặt chủ quyền theo nghĩa hiện đại tồn tại trong tâm trí người Tây Tạng trước khi Trung Quốc xâm chiếm. Do đó, ông nói, lý do tại sao thường dân không kháng cự khi quân đội Trung Quốc tiến vào Tây Tạng năm 1951 là bởi vì khái niệm đất nước đang bị xâm chiếm không tồn tại đối với họ. Tuy nhiên, người Tây Tạng chống lại sự cai trị của Trung Quốc năm 1959 bởi vì Trung Quốc đã chạm vào cái

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 39)