Trở thành lãnh tụ thần quyền, hướng dẫn tâm linh:

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 33)

Với sự mệnh hướng dẫn tâm linh cho dân tộc Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thực tập mọi lễ nghi để rèn luyện tâm, tìm kiếm sự giác ngộ, minh chứng cho con đường hướng đến nếp sống an lành, vượt qua những chướng nạn trong việc tìm kiếm bản tâm chân thật giữa muôn trùng. Đồng thời, văn hoá Tây Tạng thừa nhận giá trị Phật giáo và thấm nhuần các tố chất tâm linh. Bồ tát Quán Thế Âm là vị Thần bảo hộ, là tổ tiên của dân tộc Tạng. Theo thần thoại Tây Tạng, Bồ tát này được nhận biết qua dòng truyền thừa Gedun Truppa, nên Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV là người Cha có năng lực bảo hộ không những nếp sống thiêng liêng mà mỗi việc làm đều mang đến sự lợi lạc.

Người Tây Tạng lựa chọn các vị Đạt Lai Lạt Ma dựa vào tính chất đặc biệt, và đúng vào thời điểm thích hợp. Vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên Căn Đôn Châu Ba truyền bá giáo lý của ngài Tông Khách Ba và củng cố vị trí của truyền thống Gelugpa.

Vị tái sinh thứ II – Căn Đôn Gia Mục Thố - đẩy mạnh sự phát triển này lan khắp trung tâm Tây Tạng.

34

Vị thứ III – Tỏa Lãng Gia Mục Thố - mang niềm tin sang Mông Cổ và những vùng xa xôi của miền đông Tây Tạng.

Vị thứ IV – Vinh Đan Gia Mục Thố - chuyển hoá được Mông Cổ thành nhóm người kiên định có cùng chung mục đích và quyền lợi.

Bậc Vĩ nhân thứ V – La Bốc Tạng Gia Mục Thố - thống nhất Tây Tạng và thiết lập thể chế quyền lực thế tục của Đạt Lai Lạt Ma.

Vị thứ VI – Thương Ương Gia Mục Thố - thử thách sự chân thành về niềm tin của dân Tây Tạng và đã trở thành người được dân tộc Tạng yêu quí.

Vị thứ VII – Cách Tang Gia Mục Thố - vô cùng nổi tiếng do sự chứng ngộ tâm linh cao tột của mình.

Vị thứ VIII – Khương Bạch Gia Mục Thố - đã xây dựng công trình cung điện Norbuling ka.

Bốn vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp (IX - XII): Long Đa Gia Mục Thố, Sở Xưng Gia Mục Thố, Khải Châu Gia Mục Thố và Xưng Lặc Gia Mục Thố đều qua đời sớm trước khi hoàn thành lời hứa.

Bậc Vĩ Nhân thứ XIII – Thổ Đan Gia Mục Thố - khôi phục lại nền độc lập của Tây Tạng, có công lớn trong việc nâng cuộc sống lên đến mức độ cao nhất. Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV hiện nay vẫn đang đối đầu với những thử thách lớn lao khi Ngài mang những phẩm chất tâm linh đặc biệt của mình vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn di sản tâm linh và nền văn hoá Tây Tạng trong thời khắc ảm đạm nhất của nó.

Trên trang nhật báo Boston Globe số ra ngày 14/9/2003 có bài viết với tựa đề “The Buddha of Suburbia - The Dalai Lama's American religion” của tác giả Jeffery Paine, kể chuyện nhà văn Thomas Merton, trong chuyến du hành sang vùng Hy Mã Lạp Sơn, Ấn độ vào năm 1968, đã hiểu bản chất đời sống tâm linh Tây Tạng khi quan sát những người lưu vong vừa cười vừa hát. Ông ghi nhận, họ đầy cả “cường độ, năng lực và có cả đầu óc hài hước”, mặc dầu trong lúc quê hương bị

35

tàn phá. Ông kết luận, nguồn suối lạc quan của người Tây Tạng nằm ngay chính trong tôn giáo của họ. “Những tín đồ Phật Giáo Tây Tạng là những người duy nhất, hiện nay, đã đạt đến trình độ hoàn thiện tâm linh phi thường.”[87] Merton quyết đoán, nếu tinh chất của Phật Giáo Tây Tạng được chắt lọc ra, thì có thể giúp phục hồi tôn giáo trở về sức mạnh vốn có của nó.

Và trong việc rèn luyện nhận thức cuộc sống để xây dựng nếp sống an lạc, Ngài dạy, nếu kẻ thù nội tại là thù hận không được thuần hóa mà cố gắng thuần hóa kẻ thù ngoại tại thì kẻ thù lại gia tăng. Do vậy, sự thực tập của người thông tuệ là tự thuần hóa bằng năng lực của từ ái và bi mẫn. Bởi vì, từ ái, bi mẫn, và quan tâm kẻ khác là những cội nguồn hạnh phúc thật sự. Nếu nuôi dưỡng thù hận, sẽ không hạnh phúc ngay cả trong cảnh giàu có xa hoa. Vì thế, nếu thật sự muốn hạnh phúc, phải mở rộng môi trường từ ái yêu thương.

Các tôn giáo đều dạy một thông điệp về từ ái, bi mẫn, chân thành và trung thực. Mỗi hệ thống tìm kiếm con đường riêng để cải thiện đời sống. Tuy thế, nếu nhấn mạnh quá nhiều vào triết lý hay lý thuyết thì sẽ bị dính mắc, chấp trước vào đó. Cho nên, trước nhất phải thay đổi chính mình, sau đó mở rộng môi trường nội tại đến cộng đồng rộng lớn hơn để hòa hiệp, thống nhất, và hợp tác; mở rộng hòa bình đến những quốc gia, rồi thế giới trong lòng tin hổ tương, tôn trọng qua lại, sự giao tiếp chân thành, và cuối cùng là những nỗ lực hòa nhập thành công để giải quyết những rắc rối của thế giới.

Do vậy, với vị thế là nhà lãnh đạo tinh thần, hướng dẫn tâm linh dân tộc theo tinh thần Phật giáo, Ngài nhấn mạnh lòng từ bi là nền tảng của hòa bình. Cuộc sống luôn biến đổi liên tục nên gây ra biết bao khó khăn. Nếu đối đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống bằng tâm hồn tĩnh lặng thì mọi khó khăn đều được giải quyết. Ngược lại, nếu tâm thức bị mê mờ vì thù hận, ích kỷ, ganh tỵ và giận hờn, thì sẽ đánh mất óc xét đoán. Lúc đó, tâm con người sẽ mù quáng và trong lúc ngông cuồng rồ dại mọi điều xấu có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Như vậy, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ là hữu ích cho tất cả, nhất là đối với những ai có trách nhiệm

36

gánh vác đại sự quốc gia khi trong tay có quyền lực và cơ hội để tạo nên hòa bình cho thế giới.

Do vậy, khi được hỏi hiện tại có nhiều người ở Trung Hoa giận dữ và thù địch với Ngài, Ngài nói, điều này có thể hiểu được vì người Trung Hoa chỉ có quyền nghe thấy tin tức một chiều và bị bóp méo. Trong thời gian rước đuốc Thế Vận Hội, Ngài nói Thế Vận hội là niềm tự hào của 1,3 tỉ người Trung Hoa nên không được tạo nên bất cứ rắc rối nào, bởi vì Trung Hoa là quốc gia đông dân nhất với một di sản văn hóa và lịch sử phong phú xứng đáng là quốc gia tổ chức những cuộc tranh tài. Tuy nhiên, theo Ngài, chính quyền Trung Hoa vẫn công khai rằng Ngài đã tạo nên những rắc rối cho Thế Vận Hội. Do bởi những sự tuyên truyền như thế, người Trung Hoa không thể nhận thức khung cảnh toàn bộ cho nên không thể phiền trách họ. Thế nên, Ngài muốn khuyến nghị những người anh chị em Trung Hoa cần thẩm tra chi tiết và nghiên cứu kỹ tin tức từ tất cả mọi nguồn gốc. Khi gặp những sinh viên Trung Hoa, Ngài nói với họ rằng ở trong một quốc gia tự do nên sử dụng cả đôi tai và đôi mắt một cách đầy đủ trọn vẹn.

Do đó, hãy nhìn lại bản chất con người để tìm hiểu mặt tối tăm nhất của tính khí qua những hành động hung bạo, hận thù và tàn ác mà con người đã sử dụng để cư xử với nhau. Hãy tìm hiểu sự vận hành của các tư duy đối nghịch khiến phát sinh hố sâu chia rẽ giữa “chúng ta” và “họ”, mang lại đủ mọi định kiến và xung đột. Bởi vì, khi biến cố xảy ra, chúng ta thường có xu hướng tìm một cá nhân hay nhóm người nào đó để lên án. Thế nhưng, sẽ sai lầm khi tìm kiếm một cá nhân hay nhóm người để cô lập hóa và xem là nguyên nhân duy nhất. Nếu có tầm nhìn rộng, sẽ hiểu nguyên nhân mang lại sự hung bạo thật đa dạng. Có vô số nguyên nhân xa hay gần, trực tiếp hay gián tiếp dự phần vào thảm trạng đó. Cách suy nghĩ về một sự kiện sẽ làm hậu thuẫn thêm cho một suy nghĩ khác thật then chốt sẽ giúp tôi nhìn thấy nền kỹ thuật hiện đại được phối hợp với trí thông minh con người mà bị chi phối bởi những thứ xúc cảm tiêu cực, chính là nguyên nhân khiến cho tai họa xảy ra, dù đấy là những thứ tai họa không thể tưởng tượng nổi.[39]

37

Tóm lại, Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh. Một thứ vô minh buộc vào bản chất đích thật, che lấp tầm nhìn và sự hiểu biết, không cho phép nhìn thấy lòng từ hầu giúp chúng ta thực hiện những điều tốt đẹp, khiến phải sống trong cảnh u mê và sợ hãi, trong sự ngờ vực và hận thù người khác. Do đó, “lòng từ bi và sự quan tâm đến người khác sẽ mang lại nhiều biến cải lợi ích trên phương diện thể xác cũng như các dạng xúc cảm trong tâm thức, và nên sử dụng lý trí và lương tri để chọn loại bản chất phù hợp với tâm thức nhằm mang lại kiếp sống tốt đẹp.”[39]

Như vậy, sự khác biệt giữa cách cảm nhận bản chất con người có thể đã phát sinh từ sự khác biệt giữa các môi trường sống khác nhau. Biết ý thức sâu xa về lòng tốt nơi bản chất con người là cách thổi vào tâm hồn sự can đảm và niềm hy vọng. Trên phương diện cá nhân, một tầm nhìn theo chiều hướng ấy về bản chất sâu kín của con người sẽ giúp mang lại cảm tính hạnh phúc và mối tương quan buộc chặt với người khác. Do đó, Ngài kết luận, bằng tầm nhìn vào một đời sống tinh thần thực sự, phải nhận biết đức tin tôn giáo là nền tảng tinh thần thiết yếu để nuôi dưỡng tâm từ bi và khoan dung.

Về hiện trạng nếp sống tinh thần của thế giới hiện nay, Ngài nhận định, một thực tế đáng buồn của lịch sử nhân loại là mâu thuẫn đã phát sinh trong tôn giáo. Thậm chí ngày nay, cá nhân bị thiệt mạng, cộng đồng bị phá hủy và tình trạng xã hội bất ổn như một kết quả của việc lạm dụng tôn giáo. Theo Ngài, cách tốt nhất để vượt qua chướng ngại giữa các tôn giáo và mang lại sự hiểu biết là thông qua đối thoại với các thành viên của các truyền thống đức tin khác. Ngài khẳng định:

Trong bối cảnh của cộng đồng toàn cầu, tất cả các hình thức bạo lực, bao gồm chiến tranh, là phương tiện hoàn toàn không thích hợp để giải quyết tranh chấp. Bạo lực và chiến tranh luôn luôn là một phần của lịch sử nhân loại, và trong thời cổ đại đã có người chiến thắng và kẻ thua cuộc.”[110]

Vì thế, phải phát triển trách nhiệm toàn cầu, và một nền văn hóa đối thoại và phi bạo lực được sử dụng trong việc giải quyết sự khác biệt.

38

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)