Các giao thức định tuyến cho IPv6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 86)

Dưới đây là một số giao thức định tuyến được định nghĩa cho IPv6:

 RIPng cho IPv6

 OSPF cho IPv6

 Integrated Intermediate System-to-Intermediate System (IS-IS) cho IPv6

 BGP-4

 Inter-Domain Routing Protocol version 2 (IDRPv2)

RIPng cho IPv6

Giao thức thông tin định tuyến thế hệ sau (RIPng) là một giao thức định tuyến véc tơ khoảng cách được định nghĩa trong RFC 2080. RIPng cho IPv6 là một sự tương thích của giao thức RIPv2 để quảng bá các các tiền tố mạng IPv6. RIPng cho IPv6 có một cấu trúc gói đơn giản và sử dụng cổng UDP 521 để quảng bá định kỳ các tuyến của nó, đáp ứng cho các yêu cầu về các tuyến, và quảng bá không đồng bộ các thay đổi tuyến.

RIPng cho IPv6 có khoảng cách lớn nhất là 15, ở đây 15 là cost được tích lũy (hop count). Các vị trí mà có khảng cách bằng 16 hoặc xa hơn được xem như là không thể tới được. RIPng cho IPv6 là một giao thức định tuyến đơn giản với cơ chế quảng bá tuyến một cách định kỳ được thiết kế để sử dụng trong các mạng IPv6 có kích thước trung bình và nhỏ. RIPng cho IPv6 không leo thang cho các mạng lớn hoặc rất lớn.

Hoạt động của RIPng: Khi một RIPng cho router IPv6 được bắt đầu, nó loan báo các tuyến tương ứng trong bảng định tuyến của nó trên tất cả các giao diện. RIPng cho IPv6 cũng gửi một bản tin general request trên tất cả các giao diện. Tất cả các router hàng xóm gửi nội dung bảng định tuyến của chúng trong bản tin response; các bản tin đáp ứng này xây dựng bảng định tuyến ban đầu. Các tuyến học được có thời gian tồn tại lifetime là 3 phút (theo mặc định) trước khi bị loại bỏ khỏi bảng định tuyến bởi RIP.

Sau khi khởi tạo xong, router RIPng gửi định kỳ (30 giây một lần, theo mặc định) các tuyến thích hợp trong bảng định tuyến cho mỗi giao diện. Tập hợp chính xác các tuyến được loan báo tùy thuộc vào router chạy RIPng thực hiện quy tắc split horizon (ở đây các tuyến không được loan báo trên các giao diện mà chúng được học) hoặc split horizon với poison reverse (ở đây các tuyến được loan báo như là không thể đến được trên các giao diện mà chúng được học).

Dung sai cho các mạng RIP là dựa trên timeout của RIPng cho các tuyến IPv6 được học. Nếu một thay đổi xảy ra trong topo mạng, các router RIPng có thể gửi một cập nhật định tuyến theo sự kiện thay đổi, gửi ngay lập tức chứ không phải đợi một cập nhật theo lịch.

OSPF cho IPv6

OSPF cho IPv6 là một giao thức định tuyến trạng thái liên kết được định nghĩa trong RFC 2740. Nó được thiết kế để chạy như một giao thức định tuyến trong một AS. OSPF cho IPv6 là một sự tương thích của giao thức định tuyến OSPF phiên bản 2 cho IPv4 được định nghĩa trong RFC 2328. Cost của mỗi link là một số không có thứ nguyên do người quản trị gán, và nó có thể bao gồm độ trễ, băng thông, và các yếu tố khác. Cost được tích lũy giữa các đoạn mạng trong mạng OSPF phải bé hơn 65.535. Các bản tin OSPF được gửi như một PDU lớp cao hơn sử dụng giá trị next header là 89.

OSPF cho IPv6 có các thay đổi so với OSPFv2 là:

 Cấu trúc của các gói tin OSPF đã được sửa đổi để loại bỏ sự phụ thuộc vào

IPv4.

 Các LSA mới được định nghĩa để mang các địa chỉ IPv6 và tiền tố của nó.

 OSPF chạy trên mỗi link chứ không phải trên mỗi subnet.

 Phạm vi của mạng để flooding các LSA được mở rộng.

 Giao thức OSPF không cung cấp khả năng xác thực nữa. Thay vào đó nó dựa

trên các AH và ESP.

Hoạt động của OSPF: Mỗi router có một LSA mà miêu tả trạng thái hiện tại của nó. LSA của mỗi router OSPF được truyền hiệu quả qua mạng OSPF thông qua các mối quan hệ logic giữa các router hàng xóm gọi là adjacencies. Khi quá trình truyền tất cả các LSA của router hoàn thành, mạng OSPF được gọi là hội tụ.

Dựa trên sự thu thập các LSA xây dựng được cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết (LSDB) – OSPF tính toán đường đi có cost thấp nhất tới mỗi tuyến, và các đường này trở thành các tuyến OSPF trong bảng định tuyến IPv6. Để giảm kích thước của LSDB, OSPF cho phép tạo ra các area. Một area là một nhóm các đoạn mạng liền kề. Trong tất cả các mạng OSPF, có ít nhất một area gọi là backbone area. Các area cho phép gộp các thông tin định tuyến tại các biên của một area. Một router tại biên của một area được gọi là router biên ABR.

Integrated IS-IS cho IPv6

Integrated IS-IS cũng được gọi là dual IS, là một giao thức định tuyến trạng thái liên kết rất giống với OSPF. IS-IS hỗ trợ cả IPv4 và giao thức mạng không kết nối (CLNP), lớp mạng của bộ giao thức OSI. IS-IS cho phép hai mức phân cấp, trong khi đó OSPF cho phép chỉ một (các area).

BGP-4

Giao thức BGP phiển bản 4 (BGP-4) là một giao thức định tuyến véc tơ đường được định nghĩa trong RFC 1771. Không giống như RIPng cho IPv6 và OSPF cho IPv6, mà được sử dụng trong một AS, BGP-4 được thiết kế để trao đổi thông tin định tuyến giữa các AS. Thông tin cây đường được sử dụng để tạo ra các tuyến không lặp trong các bảng định tuyến của các router BGP-4. Các bản tin BGP-4 được gửi sử dụng cổng TCP số 179. BGP-4 là giao thức định tuyến liên miền đầu tiên được sử dụng để duy trì các bảng định tuyến trên mạng Internet IPv4.

Với IPv6, BGP-4 được mở rộng để hỗ trợ các tiền tố địa chỉ IPv6.  IDRPv2

Giao thức định tuyến liên miền (IDRP) là một giao thức định tuyến véc tơ đường được định nghĩa trong tài liệu ISO 10747. IDRP được tạo ra đầu tiên cho CLNP. Giống như BGP-4, IDRP được thiết kế để sử dụng giữa các AS, cũng được gọi là các miền định tuyến trong IDRP.

Phiên bản của IDRP phù hợp cho IPv6 là phiên bản 2 (IDRPv2). IDRPv2 là một giao thức định tuyến cho IPv6 tốt hơn BGP-4 bởi vì, sử dụng các nhận dạng AS bổ sung, các miền định tuyến trong IDRP được nhận dạng bởi một tiền tố IPv6. Ngoài ra, các miền định tuyến có thể được nhóm lại thành liên miền định tuyến, cũng được nhận dạng bởi tiền tố, tạo ra một cấu trúc phân cấp tùy ý để định tuyến gộp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)