Các ứng dụng hỗ trợ cả IPv4 và IPv6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 94 - 95)

Trước khi có thể sử dụng được cả hai ngăn xếp trong các nút, các ứng dụng dựa trên IPv4 phải được sửa đổi để hỗ trợ giao thức IPv6. Về cơ bản, API của các ứng dụng chỉ chạy IPv4 được mã hóa để sử dụng chỉ các địa chỉ IPv4. Như trình bày trong hình 5.1, ứng dụng chỉ với IPv4 có thể sử dụng TCP hoặc UDP như là lớp giao vận để truyền tải dữ liệu. Sau khi đến ngăn xếp, dữ liệu được đặt vào các gói tin IPv4. Sau đó nó được gửi tới giao diện mạng của nút. Giá trị nhận dạng giao thức được sử dụng trong các khung Ethernet cho các gói tin IPv4 là 0x0800. Đây là một ví dụ đơn giản trình bày quá trình dữ liệu được đưa từ một ứng dụng chỉ chạy IPv4 tới giao diện mạng thông qua ngăn xếp giao thức IPv4.

Hình 5.1 - Ứng dụng chỉ chạy IPv4 sử dụng ngăn xếp IPv4 để gửi gói tin

Khi một ứng dụng chỉ chạy IPv4 được sửa đổi để sử dụng cả IPv4 và IPv6, thì ứng dụng có thể tiếp tục chạy như trước đây trên IPv4. Sau khi được nâng cấp để hỗ trợ IPv6, ứng dụng có thể chọn hoặc là ngăn xếp IPv4 hoặc là IPv6 để tạo các gói tin.

Hình 5.2 trình bày một ứng dụng hỗ trợ cả hai giao thức IPv4 và IPv6. Ứng dụng sử dụng TCP và UDP như là giao thức giao vận, nhưng nó chọn ngăn xếp IPv6 hơn là IPv4. Các gói tin IPv6 được tạo ra và gửi tới giao diện mạng. Giá trị nhận dạng giao thức sử dụng trong các khung Ethernet cho các gói tin IPv6 là 0x86DD.

Hình 5.2 - Ứng dụng hỗ trợ cả IPv4 và IPv6 có thể sử dụng cả hai ngăn xếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 94 - 95)