Xét mô hình mạng thử nghiệm như trong hình 6.2, bao gồm một máy tính cài HĐH Windows server 2003, một máy tính cài HĐH Linux và một router Cisco 2801
sử dụng hệ điều hành c2801-adventerprisek9-mz.124-16.bin được kết nối với nhau qua
một Hub/Switch (mạng LAN).
2801
Mục đích của thí nghiệm này là khảo sát hoạt động của TCP/IPv6 trên các node IPv6, sự quảng bá thông tin về tiền tố của các router IPv6, và cách thức tự động cấu hình địa chỉ dựa trên các tiền tố nhận được.
Tương tự như thí nghiệm trên ta cũng tiến hành kích hoạt giao thức IPv6 trên các máy tính trong mạng. Tắt chức năng tự động tạo nhận dạng giao diện của máy chạy Windows. Ở đây ta chỉ kích hoạt giao thức IPv6 mà không thực hiện gán địa chỉ bằng tay cho các giao diện. Khi đó các máy tính trên mạng sẽ chỉ tự động cấu hình địa chỉ link-local. Ta cũng có thể kiểm tra các địa chỉ này trên các máy tính giống như thí nghiệm trước. Lúc này hai máy tính hoàn toàn có thể liên lạc với nhau bằng các địa chỉ link-local của mình.
Bây giờ ta sẽ kiểm tra bảng lưu trữ neighbor của các máy:
Trên máy windows sử dụng lệnh netsh> interface ipv6> show neighbors
Trên máy linux ip -6 neigh show dev eth0 ta sẽ thấy hai máy lưu trữ thông tin về các
node lân cận (địa chỉ IP, địa chỉ MAC...). Thông tin này được trình bày trên hình 6.10.
Hình 6.9 – Thông tin về các host cạnh nhau
Kích hoạt IPv6 và quảng bá thông tin trên router Cisco
Kiểm tra version của HĐH: show version, với version phù hợp mới có thể hỗ trợ giao thức IPv6. Trong bài thực hành này chúng ta sử dụng hệ điều hành:
Kiểm tra xem HĐH có hỗ trợ IPv6 không:. Vào chế độ cấu hình và đặt tên cho router là ―router-ipv6‖
Enable Conf t
Hostname router-ipv6
Kiểm tra xem có tồn tại tập lệnh ipv6 hay không ipv6?. Nếu lệnh không hiển
thị tập hợp các lệnh của ipv6 thì hệ điều hành không hỗ trợ thủ tục IPv6. Sau đó kích hoạt thủ tục IPv6 trên router bằng các lệnh:
ipv6 unicast-routing: kích hoạt một cách toàn diện giao thức ipv6 trên router Cisco.
ip cef: kích hoạt chức năng cef trên router Cisco.
ipv6 cef: kích hoạt chức năng cef cho ipv6.
Tiếp theo ta tiến hành cấu hình địa chỉ IPv6 cho giao diện của router. Khi cấu hình địa chỉ cho một giao diện, tiến trình IPv6 trên router đó sẽ tự động được kích hoạt và theo mặc định, router sẽ quảng bá thông tin trên giao diện đó.
Vào chế độ cấu hình cho giao diện FastEthernet 0/0 bằng lệnh interface
fastethernet 0/0 đặt tiền tố cho router và hướng dẫn cho nó biết tự động cấu hình 64
bit còn lại từ địa chỉ MAC theo cơ chế EUI-64 bằng lệnh ipv6 address 2001:dc9::/64
eui-64. Sau khi được gán tiền tố địa chỉ, router sẽ quảng bá thông tin này trên giao diện Fastethernet 0/0 cho các máy tính trong mạng.
Kiểm tra cấu hình router bằng các lệnh: show ipv6 interface fastethernet 0/0,
show ipv6 route, show ipv6 trafics…ta có thông tin như trên hình 6.11.
Lúc này trên cửa sổ của máy Linux sử dụng lệnh tcpdump –t –n –i eth0, ta sẽ thấy router đang quảng bá thông tin về tiền tố và những tham số khác cho các máy tính trong mạng.
Hình 6.11 – Tiền tố được quảng bá cho các host hiển thị trên máy linux
Quan sát lại các máy tính trong mạng LAN trước đây chỉ có địa chỉ link-local bây giờ đã nhận được thông tin quảng bá của router và tự động cấu hình địa chỉ IPv6 toàn cầu cho mình.
Trên máy Windows: Thực hiện các lệnh ipconfig và netsh>interface ipv6>show routes sẽ cho ta thông tin về địa chỉ IP mới được tạo và các tuyến tương tứng.
Hình 6.12 – Địa chỉ được tạo ra từ tiền tố do router gửi
Khi nhận được thông tin quảng bá từ router, host sẽ tự động cấu hình địa chỉ, đồng thời tuyến tương ứng với tiền tố địa chỉ quảng bá bởi router cũng được thiết lập tự động, host sẽ sử dụng router quảng bá làm gateway mặc định.
Trên máy tính Linux: sử dụng các lệnh ifcofig và ip -6 route show dev eth0
Hình 6.13 – Địa chỉ được tạo ra từ tiền tố do router gửi
Lúc này ta hoàn toàn có thể sử dụng các địa chỉ vừa được tạo ra để liên lạc giữa hai máy tính với nhau.
Hình 6.14 – Kết quả ping từ máy windows sang router và máy linux
Kích hoạt các máy tính Linux và Windows thực hiện chức năng router
Ở đây vì thiếu router chuyên dụng nên ta hoàn toàn có thể cấu hình các máy tính chạy windows hay linux làm chức năng router để thay thế. Trong phần này sẽ hướng dẫn cách kích hoạt chức năng này trên các máy tính và quan sát thấy trên một mạng LAN IPv6, có thể có nhiều router quảng bá nhiều tiền tố khác nhau và một giao diện của một host IPv6 có thể một lúc được cấu hình nhiều địa chỉ.
Kích hoạt chức năng router của máy window: Kích hoạt chức năng chuyển
tiếp gói tin và quảng bá thông tin trên giao diện vật lý “Local Area Connection”
netsh>interfaceipv6>set interface "Local Area Connection" forwarding=enabled advertise=enabled store=active
Gắn tiền tố địa chỉ cho giao diện, tạo tuyến và xác định quảng bá thông tin qua
giao diện bằng lệnh add route 2001:dc8::/64 “Local Area Connection”
publish=yes. Khi đó trên máy windows sẽ tự động cấu hình địa chỉ theo tiền tố trên.
Kích hoạt chức năng router của máy Linux: Để máy tính cài HĐH Linux có thể thực hiện chức năng chuyển tiếp gói tin và quảng bá thông tin của router ipv6, cần cài đặt gói tin radvd và sửa đổi thông tin cấu hình cần thiết (trong file cấu hình /etc/radvd.conf)
Cài đặt gói tin radvd-0.7.2-9.i386.rpm
Chúng ta có thể download gói tin tại website www.rpmfind.net và lưu vào một
thư mục trên máy linux. Chuyển đến thư mục lưu trữ gói tin và thực hiện lệnh cài đặt:
rpm –Uvh radvd-0.7.2-9.i386.rpm
Kích hoạt chức năng ipv6 forwarding và debug
sysctl -w net.ipv6.conf.all.forwarding=1
Hoặc sửa bằng tay (sử dụng vi) file
/proc/sys/net/ipv6/conf/all/forwarding. Đặt giá trị là 1
radvd --debug 0
Sửa đổi file cấu hình của radvd để router quảng bá đúng tiền tố cần thiết. Cách thức cư xử của router, thông tin quảng bá được cấu hình trong file cấu hình của radvd (/etc/radvd.conf)
vi /etc/radvd.conf
Cấu hình tiền tố cần thiết (2001:dc7::/64) thay thế cho tiền tố 3FFE::/64 mặc
định. Kích hoạt radvd bằng lệnh/etc/init.d/radvd start
Tiến hành quan sát lại thông tin cấu hình trên các máy tính trong mạng LAN thử nghiệm, ta sẽ thấy giao diện vật lý của các máy này đồng thời được gán nhiều địa chỉ tự động tạo ra tương ứng với các tiền tố địa chỉ được quảng bá bởi router và đồng thời cũng tự động tạo ra các tuyến tương ứng với các tiền tố này.
Hình 6.16 – Các địa chỉ được tạo ra trên giao diện của máy windows
Hình 6.17 – Các địa chỉ được tạo ra trên giao diện của máy linux
Khi trên các host đã cấu hình xong địa chỉ từ các tiền tố nhận được, lúc này ta có thể sử dụng các địa chỉ đó để liên lạc với nhau.
Hình 6.19 – Kết quả lệnh ping từ router đến hai host