Xét mô hình mạng thử nghiệm IPv6 như trong hình 6.36.
Router 2801
Router 2801
Hình 6.36 – Mô hình thử nghiệm mạng IPv6 thuần túy
Mục đích của thí nghiệm này là xây dựng một mạng IPv6 đơn giản tại PTN HTVT dựa trên các thiết bị có sẵn như Router Cisco 2801, sử dụng thuần túy địa chỉ IPv6 và cung cấp một số dịch vụ cơ bản như DNS, Web, FTP với những phần mềm hỗ trợ IPv6 miễn phí, được cung cấp bởi các tổ chức trên Internet.
Kích hoạt thủ tục IPv6 trên các máy tính
Trước tiên thực hiện kích hoạt giao thức IPv6 trên các máy tính Linux và Window. Tắt chức năng tự động tạo định danh giao diện của máy tính cài HĐH window, như thí nghiệm trên. Chú ý: Chỉ kích hoạt IPV6 protocol. Không thực hiện gắn địa chỉ bằng tay. Như vậy những máy tính trong mạng LAN hiện tại chỉ tự động cấu hình được địa chỉ link-local.
Kích hoạt thủ tục IPv6 trên hai router
Kết nối với thiết bị cisco thông qua cổng console # show version - Kiểm tra phiên bản của HĐH: Lưu ý: với version phù hợp mới có hỗ trợ giao thức IPv6. Tại đây
chúng ta sử dụng HĐH: c2801-adventerprisek9-mz.124-16.bin
Vào chế độ cấu hình và đặt tên cho router:
hostname R1: Router phụ trách mạng LAN 2001:dc8::/64
hostname R2: Router phụ trách mạng LAN 2001:dc9::/64 Kích hoạt địa chỉ IPv6 trên router (trong chế độ cấu hình)
ipv6 unicast-routing ip cef
ipv6 cef
Cấu hình địa chỉ, quảng bá thông tin trên các giao diện của router
Trên router R1: Vào chế độ cấu hình cho giao diện Fastethernet 0/0 (giao diện quảng bá tiền tố và forward lưu lượng cho phân mạng 2001:dc8::/64) nhập lệnh:
ipv6 address 2001:dc8::/64 eui-64
Lệnh này sẽ cấu hình tiền tố địa chỉ 2001:dc8::/64 cho giao diện, hướng dẫn cho router tự xây dựng phần bit còn tại từ địa chỉ MAC của giao diện. Đồng thời kích hoạt xử lý IPv6 trên giao diện này.
Vào chế độ cấu hình cho giao diện Fastethernet 0/1 (giao diện kết nối với router R2) nhập lệnh:
ipv6 address 2001:dc7::1/64
Lệnh này sẽ gán địa chỉ 2001:dc7::1 cho giao diện.
Trên router R2: Vào chế độ cấu hình cho giao diện Fastethernet 0/0 (giao diện quảng bá tiền tố và forward lưu lượng cho phân mạng 2001:dc9::/64) nhập lệnh:
ipv6 address 2001:dc9::/64 eui-64
Lệnh này sẽ cấu hình tiền tố địa chỉ 2001:dc9::/64 cho giao diện, hướng dẫn cho router tự xây dựng phần bit còn tại từ địa chỉ MAC của giao diện. Đồng thời kích hoạt xử lý IPv6 trên giao diện này.
Vào chế độ cấu hình cho giao diện Fastethernet 0/1 (giao diện kết nối với router R1) nhập lệnh:
ipv6 address 2001:dc7::2/64
Lệnh này sẽ gán địa chỉ 2001:dc7::2 cho giao diện.
Thiết lập định tuyến cho mạng IPv6:
Để hai mạng LAN có thể kết nối được với nhau, ta phải thiết lập định tuyến giữa hai router, ở đây chúng ta sẽ sử dụng định tuyến tĩnh.
Trên router R1: ipv6 route 2001:dc9::/64 2001:dc7::2
Trên router R2: ipv6 route 2001:dc8::/64 2001:dc7::1
Sau cấu hình xong kiểm tra trên các giao diện của router và của các máy tính ta thấy các địa chỉ IPv6 sẽ được tự động cấu hình dựa vào tiền tố mà mỗi router quảng bá và các địa chỉ MAC tương ứng của chúng:
Địa chỉ giao diện Fa0/0 của router R1 là: 2001:dc8::21b:cffLfe60:7838 Địa chỉ trên máy windows 1 là : 2001:dc8::202:55ff:fe56:8cb0
Địa chỉ trên máy Linux 1 là : 2001:dc8::202:44ff:fe81:7222
Địa chỉ giao diện Fa0/0 của router R2 là : 2001:dc9::21b:cff:fe60:7d00 Địa chỉ trên máy windows 2 là : 2001:dc9::202:44ff:fe84:3891
Địa chỉ trên máy Linux 2 là : 2001:dc9::230:4fff:fe21:8c28
Kiểm tra kết nối giữa các router và các máy tính bằng địa chỉ tự động cấu hình
Trong thí nghiệm này chúng ta chỉ kiểm tra kết nối đơn giản giữa hai miền mạng IPv6 thông qua các router. Các dịch vụ cung cấp DNS, Web, FTP và TFTP sẽ được tiếp tục được triển khai sau đó trên nền Windows hoặc Linux nhằm phục vụ cho các hoạt động thử nghiệm và đào tạo.
Hình 6.37 – Kết quả lệnh ping từ máy Linux 1 đến mạng giữa hai router
Hình 6.39 – Kết quả lệnh ping từ máy Linux 2 đến máy window 1 và Linux 1