Các kỹ thuật sử dụng trong giao thức định tuyến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 85 - 86)

Các giao thức định tuyến được dựa trên các kỹ thuật như véc tơ khoảng cách, trạng thái liên kết, hoặc véc tơ đường.

Véc tơ khoảng cách

Các giao thức định tuyến véc tơ khoảng cách truyền thông tin định tuyến theo dạng chỉ số mạng (network ID) và ―khoảng cách‖ (hop count) của nó. Các router sử dụng các giao thức định tuyến dựa trên véc tơ khoảng cách để quảng bá một cách định kỳ các tuyến trong bảng định tuyến của chúng. Thông tin định tuyến được trao đổi giữa các router dựa trên véc tơ khoảng cách điển hình một cách đồng bộ và không cần xác nhận. Nhược điểm của các giao thức định tuyến dựa trên véc tơ khoảng cách bao gồm lưu lượng mạng tương đối cao, thời gian hội tụ dài, và không có khả năng leo thang cho các mạng lớn và rất lớn.

Trạng thái liên kết

Các router sử dụng các giao thức định tuyến dựa trên trạng thái liên kết trao đổi các bản tin quảng bá trạng thái link (LSA) qua mạng để cập nhật các bảng định tuyến. Các LSA bao gồm các tiền tố mạng được gắn với router và các cost tương ứng của chúng, thông tin này được quảng bá vào lúc bắt đầu và khi có sự thay đổi trong topo mạng. Các bản tin cập nhật trạng thái được gửi sử dụng lưu lượng unicast hoặc multicast hơn là broadcast. Các router trạng thái liên kết xây dựng một cơ sở dữ liệu

của các quảng bá trạng thái liên kết và sử dụng cở sở dữ liệu này để tính toán các tuyến tối ưu và đưa chúng vào bảng định tuyến. Thông tin định tuyến được trao đổi giữa các router dựa trên trạng thái liên kết được đồng bộ và không cần xác nhận.

Ưu điểm của các giao thức định tuyến dựa trên trạng thái liên kết là lưu lượng mạng thấp, thời gian hội tụ nhanh, và có khả năng leo thang cho các mạng lớn và rất lớn. Nhược điểm của các giao thức loại này là chúng có thể phức tạp hơn và khó cấu hình.

Véc tơ đƣờng

Các router sử dụng các giao thức dựa trên véc tơ đường để trao đổi số hop liên tiếp, ví dụ một chuỗi các AS, chỉ ra đường cho tuyến. Một AS là một phần của mạng mà được quản trị bởi một cơ quan chuyên trách. Các AS được gán duy nhất một số nhận dạng. Thông tin định tuyến được trao đổi giữa các router dựa trên véc tơ đường được động bộ và không cần xác nhận. Ưu điểm của các giao thức này là lưu lượng mạng thấp, thời gian hội tụ nhanh, và có khả năng mở rộng cho các mạng rất lớn mà chứa nhiều AS. Nhược điểm của các giao thức này là chúng phức tạp và khó cấu hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 85 - 86)