Định tuyến tĩnh với giao thức IPv6 cho Windows Server 2003 và Windows

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 88 - 93)

Windows XP[5]

Giao thức IPv6 cho Windows Server 2003 và Windows XP hỗ trợ định tuyến tĩnh. Chúng ta có thể cấu hình một máy tính chạy Windows XP hoặc một thành viên của Windows Server 2003 như một router IPv6 tĩnh bằng việc cho phép truyền trên

các giao diện của máy tính và sau đó cấu hình nó để quảng bá các tiền tố mạng cho các host cục bộ.

Hình 4.1 trình bày một ví dụ mạng sử dụng một cấu hình định tuyến tĩnh đơn giản bao gồm ba subnet, ba máy tính host chạy Windows XP hoặc một thành viên của Windows Server 2003 (Host A, Host B, Host C), và hai máy tính router chạy Windows XP hoặc một thành viên của Windows Server 2003 (Router 1 và Router 2).

Hình 4.1 – Định tuyến tĩnh với IPv6 cho Windows .NET Server 2003 family và Windows XP

Sau khi giao thức IPv6 được cài đặt trên các máy tính của mạng này, phải cho phép forwarding và advertising trên hai card mạng của Router R1 sử dụng lệnh:

netsh interface ipv6 set interface InterfaceName|InterfaceIndex

forwarding=enabled advertise=enabled

Ở đây InterfaceName là tên của kết nối mạng trong thư mục Network

Connections và InterfaceIndex là chỉ số giao diện có được từ lệnh hiển thị netsh

interface ipv6 show interface. Chúng ta có thể sử dụng tên giao diện hoặc chỉ số của nó là tùy thích.

Ví dụ, đối với Router 1, nếu chỉ số giao diện của card mạng kết nối tới Subnet 1 là 4 và của card mạng kết nối đến Subnet 2 là 5, thì lệnh sẽ là:

netsh int ipv6 set int 4 forw=enabled adv=enabled

netsh int ipv6 set int 5 forw=enabled adv=enabled

Sau khi forwarding và advertising được cho phép, các router phải được cấu hình với các tiền tố địa chỉ cho các đoạn mạng được gắn vào chúng. Đối với giao thức IPv6 cho Windows Server 2003 và Windows XP, điều này được thực hiện bằng việc bổ sung thêm các tuyến cho bảng định tuyến của router với các chỉ dẫn để quảng bá tuyến, sử dụng lệnh:

netsh interface ipv6 set route Address/PrefixLength InterfaceName|InterfaceIndex publish=yes

Ở đây Address là một địa chỉ của tiền tố và PrefixLength là độ dài của tiền tố.

Để công bố một tuyến, có thể chỉ ra publish=yes, mà ở đây vắng mặt các tham

số validlifetimepreferredlifetime.

Ví dụ với router 1 sử dụng các chỉ số giao diện như trên, lệnh sẽ là:

netsh int ipv6 set rou fec0:0:0:1::/64 4 pub=yes

netsh int ipv6 set rou fec0:0:0:2::/64 5 pub=yes Kết quả của cấu hình này sẽ là:

 Router 1 gửi các bản tin Router Advertisement trên Subnet 1 bao gồm một

phần thông tin về tiền tố để tự động cấu hình các địa chỉ cho Subnet 1 (FEC0:0:0:1::/64), một tùy chọn MTU cho link MTU của Subnet 1, và thông tin tuyến

về tiền tố subnet của Subnet 2 (FEC0:0:0:2::/64). Theo mặc định, MTU của link được

quảng bá.

 Router 1 gửi các bản tin Router Advertisement trên Subnet 2 bao gồm một

phần thông tin về tiền tố để tự động cấu hình các địa chỉ cho Subnet 2 (FEC0:0:0:2::/64), một tùy chọn MTU cho link MTU của Subnet 2, và thông tin tuyến

về tiền tố subnet của Subnet 1 (FEC0:0:0:1::/64)

Khi Host A nhận được bản tin Router Advertisement, nó tự động cấu hình địa chỉ site-local trên giao diện card mạng của nó sử dụng tiền tố FEC0:0:0:1::/64 và nhận dạng giao diện theo kiểu EUI-64. Nó cũng bổ sung một tuyến về Subnet 1 được gắn cục bộ (FEC0:0:0:1::/64) và một tuyến về Subnet 2 (FEC0:0:0:2::/64) với địa chỉ next hop là địa chỉ link-local của giao diện Router 1 trên Subnet 1 cho bảng định tuyến của nó.

Khi Host B nhận được bản tin Router Advertisement, nó tự động cấu hình địa chỉ site-local trên giao diện card mạng của nó sử dụng tiền tố FEC0:0:0:2::/64 và nhận dạng giao diện theo kiểu EUI-64. Nó cũng bổ sung một tuyến về Subnet 2 được gắn cục bộ (FEC0:0:0:2::/64) và một tuyến về Subnet 1 (FEC0:0:0:1::/64) với địa chỉ next hop là địa chỉ link-local của giao diện Router 1 trên Subnet 2 cho bảng định tuyến của nó.

Chú ý rằng trong cấu hình này, Router 1 không quảng cáo chính bản thân nó như một router mặc định (trường Router Lifetime trong bản tin Router Advertisement được đặt bằng 0) và không có một tuyến mặc định trong các bảng định tuyến của cả Host A và Host B. Một máy tính chạy giao thức IPv6 cho Windows Server 2003 hoặc Windows XP sẽ không quảng bá bản thân nó như một router mặc định trừ khi có một tuyến mặc định được cấu hình để được công bố.

Để tiếp tục cấu hình ví dụ, chỉ số giao diện của card mạng của Router 2 được kết nối tới Subnet 2 là 4 và tới Subnet 3 là 5. Để cung cấp khả năng kết nối giữa Subnet 2 và Subnet 3, lệnh sử dụng trên Router 2 là:

netsh int ipv6 set int 4 forw=enabled adv=enabled

netsh int ipv6 set int 5 forw=enabled adv=enabled

netsh int ipv6 set rou fec0:0:0:2::/64 4 pub=yes

netsh int ipv6 set rou fec0:0:0:3::/64 5 pub=yes Kết quả của lệnh này là như sau:

 Router 2 gửi các bản tin Router Advertisement trên Subnet 2 bao gồm một

phần thông tin về tiền tố để tự động cấu hình các địa chỉ cho Subnet 2 (FEC0:0:0:2::/64), một tùy chọn MTU cho link MTU của Subnet 2, và thông tin tuyến

về tiền tố subnet của Subnet 3 (FEC0:0:0:3::/64).

 Router 2 gửi các bản tin Router Advertisement trên Subnet 3 bao gồm một

phần thông tin về tiền tố để tự động cấu hình các địa chỉ cho Subnet 3 (FEC0:0:0:3::/64), một tùy chọn MTU cho link MTU của Subnet 3, và thông tin tuyến

về tiền tố subnet của Subnet 2 (FEC0:0:0:2::/64)

Khi Host B nhận được bản tin Router Advertisement từ Router 2, nó tự động cấu hình địa chỉ site-local trên giao diện card mạng của nó sử dụng tiền tố FEC0:0:0:2::/64, bởi vì một địa chỉ site-local với tiền tố đó đã tồn tại. Host B cũng bổ sung một tuyến về Subnet 3 (FEC0:0:0:3::/64) với địa chỉ next hop là địa chỉ link-local của giao diện Router 2 trên Subnet 2 cho bảng định tuyến của nó.

Khi Host C nhận được bản tin Router Advertisement, nó tự động cấu hình địa chỉ site-local trên giao diện card mạng của nó sử dụng tiền tố FEC0:0:0:3::/64 và nhận dạng giao diện theo kiểu EUI-64. Nó cũng bổ sung một tuyến về Subnet 3 được gắn cục bộ (FEC0:0:0:3::/64) và một tuyến về Subnet 2 (FEC0:0:0:2::/64) với địa chỉ next hop là địa chỉ link-local của giao diện Router 2 trên Subnet 3 cho bảng định tuyến của nó.

Kết quả của cấu hình này đó là, mặc dù Host B có thể liên lạc với cả Host A và Host C, Host A và Host C không thể liên lạc với nhau bởi vì không có các tuyến trên trên Host A tới Subnet 3 và không có các tuyến trên Host C tới Subnet 1. Có hai giải pháp để giải quyết vấn đề này:

1. Cấu hình Router 1 công bố một tuyến tới Subnet 3 với địa chỉ next hop là địa

chỉ link-local của Router 2 trên Subnet 2 và cấu hình Router 2 công bố một tuyến tới Subnet 1 với địa chỉ next hop là địa chỉ link-local của Router 1 trên Subnet 2.

2. Cấu hình Router 1 công bố một tuyến mặc định với địa chỉ next hop là địa chỉ

link-local của Router 2 trên Subnet 2 và cấu hình trên Router 2 để công bố một tuyến mặc định với địa chỉ next hop là địa chỉ link-local của Router 1 trên Subnet 2.

Trong giải pháp 1, Router 1 sẽ quảng bá hai thông tin tuyến trên Subnet 1: một về Subnet 2 và một về Subnet 3. Vì vậy, Host A sẽ bổ sung hai tuyến đó cho bảng định tuyến của mình – một là FEC0:0:0:2::/64 và hai là FEC0:0:0:3::/64. Router 1 sẽ tiếp

tục quảng bá chỉ một thông tin tuyến (cho Subnet 1) trên Subnet 2. Tương tự, Router 2 sẽ quảng cáo hai thông tin tuyến trên Subnet 3 – một cho Subnet 1 và một cho Subnet 2. Vì vậy, Host C sẽ bổ sung hai tuyến vào bản định tuyến của nó – một là FEC0:0:0:1::/64 và hai là FEC0:0:0:2::/64. Router 2 sẽ tiếp tục chỉ quảng cáo một thông tin tuyến (cho Subnet 3) trên Subnet 2. Kết quả của cấu hình này là các host và tất cả các router có các tuyến riêng tới tất cả các subnet.

Trong giải pháp thứ 2, Router 1 sẽ quảng bá chính bản thân nó như một router mặc định với một thông tin tuyến (Subnet 2) trên Subnet 1. Vì vậy, Host A sẽ bổ sung hai tuyến vào bản định tuyến của nó: một tuyến mặc định ::/0 và một tuyến là FEC0:0:0:2::/64. Tương tự, Router 2 sẽ quảng bá chính bản thân nó như một router mặc định với một thông tin tuyến (Subnet 2) trên Subnet 3. Vì vậy, Host C sẽ bổ sung hai tuyến vào bảng định tuyến của nó – một là tuyến mặc định ::/0 và một tuyến cho FEC0:0:0:2::/64. Kết quả của cấu hình này là tất cả các host và tất cả các router có một sự kết hợp của các tuyến riêng và chung tới tất cả các subnet, trừ Host B, chỉ có các tuyến riêng tới các subnet. Vấn đề với giải pháp 2 là Router 1 và Router 2 có các tuyến mặc định trỏ tới mỗi cái. Bất kỳ lưu lượng nào mà là non-link-local gửi từ Host A hoặc Host C mà không match với các tiền tố FEC0:0:0:1::/64, FEC0:0:0:2::/64, và FEC0:0:0:3::/64 được gửi trong một tuyến lặp giữa Router 1 và Router 2.

Mạng của ba subnet và hai router có thể được mở rộng bao gồm nhiều subnet hơn và nhiều router hơn; tuy nhiên, việc quản lý và cấu hình các tuyến tĩnh là rất mất thời gian. Chính vì vậy mà khi mạng được mở rộng nên xem xét để sử dụng một giao thức định tuyến IPv6.

Kết luận: Cũng giống như IPv4, vấn đề định tuyến trong mạng cũng hết sức quan trọng. IPv6 cũng vẫn sử dụng hầu hết các giao thức định tuyến mà đã được sử dụng trong IPv4, tuy nhiên chúng được thay đổi để phù hợp với khuôn dạng mới của địa chỉ IPv6. Như đã trình bày ở trên, các giao thức mà IPv6 sử dụng là RIPng, OSPFv3, BGP-4, IS-IS cho IPv6 và IDRPv2.

CHƢƠNG 5: SỰ CHUYỂN ĐỔI GIỮA IPv4 VÀ IPv6

Sự xuất hiện của IPv6 là một bước tiến hết sức có ý nghĩa nhằm khắc phục hậu quả thiếu hụt không gian địa chỉ mà IPv4 để lại. Tuy nhiên, để chuyển ngay toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng sang IPv6 là điều không thể. Bởi vì có rất nhiều thiết bị cả phía nhà cung cấp lẫn khách hàng không thể một lúc nâng cấp lên IPv6, chính vì vậy mà IPv4 và IPv6 sẽ còn cùng tồn tại trong nhiều năm nữa, vậy vấn đề đặt ra là làm sao để chuyển đổi giữa các mạng IPv4 và IPv6. Hiện tại có rất nhiều kỹ thuật hỗ trợ thực hiện điều đó, các kỹ thuật này được chia thành ba loại chính:

Các kỹ thật Dual-stack: Cho phép IPv4 và IPv6 cùng tồn tại trong cùng các thiết bị và các mạng

Các kỹ thật Tunneling: Cho phép vận chuyển lưu lượng IPv6 trên cơ sở hạ tầng mạng IPv4 hiện có.

Các kỹ thuật translation: Cho phép các nút chỉ chạy IPv6 liên lạc với các nút chỉ chạy IPv4.

Các kỹ thuật này có thể và chắc chắn sẽ được sử dụng kết hợp với nhau. Sự chuyển đổi sang IPv6 có thể được thực hiện từng bước, bắt đầu với một host hoặc một subnet đơn lẻ. Chúng ta có thể chuyển đổi mạng cá nhân của mình hoặc các phần của nó trong khi nhà cung cấp dịch vụ ISP vẫn chỉ chạy giao thức IPv4. Chương này miêu tả các kỹ các kỹ thuật hiện đang có sẵn cho các loại này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai mô hình mạng ứng dụng IP version 6 (Trang 88 - 93)