Về phía Hiệp hội dệt may Hàn Quốc: Xúc tiến hoạt động:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dệt may hàn quốc ở khu vực kinh tế phía nam (Trang 72)

d. Hai phương án marketing cụ thể Phương án cho thị trường giá thấp :

3.2.3 Về phía Hiệp hội dệt may Hàn Quốc: Xúc tiến hoạt động:

Xúc tiến hoạt động:

- Tuy Hiệp hội dệt may Hàn Quốc đã được thành lập nhưng chức năng chính hỗ trợ và liên kết các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc vẫn chưa được thực hiện. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng chiến lược lâu dài của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Cần nâng cao

tầm ảnh hưởng của Hiệp hội đến các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc. Đặc biệt,

các doanh nghiệp dẫn đầu khối doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc nên chủ động tích cực hơn trong việc này. Nhanh chóng xúc tiến hoạt động của Hiệp hội.

Tăng cường hợp tác với các hiệp hội khác và giữa những doanh nghiệp trong hiệp hội

- Xây dựng mối quan hệ giữa KOFOTI và VISTA, thúc đẩy chuyển giao công nghệ máy móc trang thiết bị cho các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam, cũng như đào tạo nhân lực dệt may giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

- Thiết lập tam giác sản xuất giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và Hiệp Hội để tạo thành thế chân kiềng vững chắc cho hoạt động sản

xuất cũng như hỗ trợ thị trường tức đầu ra cho sản phẩm hàng dệt may của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Những hoạt động cụ thể mà Hiệp hội cần làm:

- Tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo, các cuộc triển lãm sản phẩm dệt may hay các cuộc viếng thăm của các đoàn doanh nghiệp dệt may để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau do hai Hiệp hội hai nước thực hiện.

- Các hiệp hội doanh nghiệp cần hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc:

 Cung cấp các dịch vụ tư vấn, thông tin, nghiên cứu thị trường, xúc tiến xuất khẩu và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác.

 Củng cố vai trò là người đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp trong tất cả các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi cho xuất khẩu ở trong và ngoài nước.

 Tham gia tích cực hơn trong các hoạt động khuyến nghị về chính sách, xây dựng và thực hiện chính sách.

 Tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại có thể gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới.

KẾT LUẬN

Tư cách thành viên WTO tạo ra không ít thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại KVKTTĐPN được cắt giảm thuế nhập khẩu, được mở rộng thị trường, bãi bỏ hạn ngạch... Tuy nhiên khi cánh cửa WTO đã mở không ít những trở ngại khác lại xuất hiện, hàng hóa tuy được cắt giảm thuế, hay các doanh nghiệp không còn lo hạn ngạch thì các sản phẩm của họ nay phải bị kiểm tra nghiêm nghặt hơn từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng, ví như cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu của Mỹ, EU đặt ra cho ngành dệt may trong năm 2008. Hơn thế, thách thức lớn nhất đó chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt là sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. WTO, đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn tất cả các lĩnh vực cho đầu tư của nước ngoài, dệt may cũng không là ngoại lệ. Dệt may là ngành đã được mở cửa từ lâu nhưng khi chưa là thành viên của WTO thì các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất là doanh nghiệp nhà nước còn được hỗ trợ chính sách từ chính phủ, nay phải hủy bỏ tất cả. Cùng với xu hướng chung của ngành dệt may thế giới, đầu tư vào ngành dệt may đang tiếp tục chuyển dịch sang các nước phát triển, mà Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư hậu WTO, do vậy, sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn. Không riêng gì các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam mà cả các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã, đang và sẽ phải đầu tư vào Việt Nam cũng phải đương đầu với cạnh tranh.

Những lợi thế so sánh về lao động rẻ, cần cù, khéo tay, vốn thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam nhất là nhà đầu tư Hàn Quốc; tuy nhiên, những lợi thế đó đang mất dần. Nhân tố quyết định cho việc cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc nay không chỉ phụ thuộc vào giá nhân công rẻ, mà là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải mạnh.

Mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam và khu vực KTTĐPN là:

- Phải trở thành doanh nghiệp lãnh đạo về xu hướng thời trang dệt may tại Việt Nam

- Sáng tại công nghệ tiên tiến cho quy trình sản xuất, cho sản phẩm… góp phần đưa công nghệ kỹ thuật dệt may Việt Nam lên tầm cao mới. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc sẽ tạo ra một cuộc cách mạng dệt may, thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ phát triển một cách bền vững.

Muốn hoàn thành sứ mệnh trên, các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam cần:

- Tiên phong trong phát triển ngành công nghiệp thời trang tại Việt Nam • tạo ra thương hiệu riêng, mang đẳng cấp quốc tế

• chuyển giao công nghệ từ các công ty Mẹ tại Hàn Quốc – Hiệp Hội Dệt May Hàn Quốc tại Việt Nam có vai trò quyết định trong việc này • kết nghĩa với các thành phố nổi tiếng về dệt may ở Hàn Quốc với

Thành phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương.

- Doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam cần phải đầu tư cho các mục tiêu, chiến lược dài.

Lãnh đạo ngành dệt may cùng với các doanh nghiệp dệt may phấn đấu hoàn thành mục tiêu này. Các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc cần tiếp tục duy trì, phát huy tối đa những lợi thế cạnh tranh sẵn có, hạn chế hoặc khắc phục những mặt yếu kém để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua khóa luận này, cùng với một số biện pháp đã nêu ra, tôi hy vọng sẽ có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng hiện nay của doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc để góp một phần giải quyết những tồn tại trong thời gian qua của các doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu cũng như quản lý, để góp phần đưa dệt may Việt Nam thành một trong những trung tâm dệt may thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dệt may hàn quốc ở khu vực kinh tế phía nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w