Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 134 – 22/8/2003)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dệt may hàn quốc ở khu vực kinh tế phía nam (Trang 35)

[Toàn ngành: 150.000 tấn sợi; 500 triệu m2 lụa; 70 tấn vải dệt kim. Ước luợng các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc chiếm 1/3 toàn ngành]

hàng giả tơ tằm, giả len thích hợp với khí hậu nhiệt đới, bước đầu giành được uy tín trong và ngoài nước. Ngoài ra mặt hàng dệt kim, 75-80% sản lượng hàng dệt kim từ sợi pe/co được xuất khẩu. Tuy nhiên, chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm giá thấp và trung bình 2,5 – 3,5 USD/sản phẩm, tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao còn rất thấp, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu.

Sản phẩm may:

Cơ cấu các sản phẩm may công nghiệp xuất khẩu đã có những thay đổi đáng kể. Các doanh nghiệp Hàn Quốc với công nghệ tiên tiến đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của những nhà nhập khẩu “khó tính” như quần áo thể thao, quần áo Jean.

Phần lớn các doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam trong những năm qua đều là các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc như: HANSAE Việt Nam, Han-Soll Vina, Sae Hwa Vina… Trong đó, HANSAE Việt Nam là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may năm 2007 với kim ngạch đạt 177.772.307 USD. Sản xuất phụ liệu may cũng đã có những tiến bộ nhất định cả về chủng loại và chất lượng. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp về nguyên phụ liệu của Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,03 % tổng doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại đây. Do đó, sản lượng còn ít chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại của toàn ngành.8

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu:

Trong số 355 doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thì có khoảng 200 doanh nghiệp là doanh nghiệp may, còn lại là doanh nghiệp dệt và doanh nghiệp sản xuất phụ kiện dệt may. Do đó, đa số hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Hàn Quốc là hàng may mặc. Nguyên nhân cũng dễ hiểu, bởi ngành may được đầu tư khá nhiều về máy móc, trang thiết bị cũng như các yếu tố khác như lao động, trong khi ngành dệt thì tình hình máy móc hiện nay còn rất ít, chưa kể là máy móc lạc hậu, đội ngũ công nhân chưa lành nghề.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dệt may hàn quốc ở khu vực kinh tế phía nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w