Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dệt may hàn quốc ở khu vực kinh tế phía nam (Trang 26)

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam(VKTTĐPN) là tên gọi khu vực phát

triển kinh tế động lực khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ). VKTTĐPN có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế Việt Nam, chiếm gần 60% nguồn thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu và là khu vực thu hút vốn FDI hàng đầu cả nước, tỷ lệ dân số đô thị gần 50% (so với mức bình quân 25% của cả nước).

Về vị trí địa lý: VKTTĐPN nằm ở vị trí độc đáo.

- Phía Tây và Tây - Nam nằm kế cận ĐBSCL, vùng kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là lương thực - thực phẩm, trù phú nhất đất nước.

- Phía Đông và Đông - Nam, kế cận vùng biển, giàu tài nguyên thủy sản, dầu mỏ, khí đốt và là nơi duy nhất khai thác dầu khí của đất nước hiện nay. Vùng còn nằm kế cận hành lang hàng hải quốc tế dọc theo biển Đông nhộn nhịp nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

- Phía Nam có cảng biển lớn và có điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu (cảng Vũng Tàu - Thị Vải).

- Phía Bắc và Đông - Bắc kế cận vùng Tây - Nam cao nguyên có ý nghĩa chiến lược đối với cả nước, có đất đai màu mỡ, phù hợp cho cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, có dự trữ rừng, trữ lượng khoáng sản và thủy năng lớn.

- Có Tp. HCM là đô thị và trung tâm nhiều chức năng lớn nhất nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đang đóng góp tích cực cho phát triển của vùng và cả khu vực phía Nam.

- Có Vũng Tàu, là thành phố cảng, và dịch vụ công nghiệp nằm ở "mặt tiền duyên hải" ở phía Nam, sẽ là cầu nối và "cửa ngõ" lớn giao thương với thế giới.

- Có thị xã Thủ Dầu Một và khu vực Nam Sông Bé, Tp. Biên Hòa và khu vực dọc theo quốc lộ 51, nơi có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển công nghiệp.

Về dân số

Mật độ dân số bình quân năm 2006 của vùng là 426 người/km2, so với năm 1996 tăng gấp 1,6 lần. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi như sau: 0 - 14 tuổi chiếm 33,4%, 14 - 60 tuổi chiếm 60,0%, trên 60 tuổi chiểm 6,6%.

Trình độ dân trí

Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo trình độ văn hóa như sau: chưa đến trường chiếm 12,4%, đi học nhưng chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở 62,5%, tốt nghiệp phổ thông cơ sở 13,8%, tốt nghiệp phổ thông trung học 7,2%, trung học chuyên nghiệp trở lên 3,7%. Trong 4 địa phương nói trên, Tp.HCM có trình độ dân trí cao hơn cả. Trình độ học vấn trung bình của người dân thành phố là 5,2 lớp, tỷ lệ dân biết chữ 95,44%, trong đó đạt trình độ phổ thông cơ sở 73,2%, phổ thông trung học 22,18%, có trình độ cao đẳng đại học trở lên 2,1% .

Qua các số liệu nói trên cho thấy trình độ văn hóa cư dân nơi đây còn thấp, số qua đào tạo nghề còn rất ít, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội cả trước mắt và về lâu dài. Đặc biệt số di dân từ các nơi khác đến phần lớn là dân nông nghiệp, không có nghề nghiệp và 53% số đó có trình độ văn hóa dưới cấp 1.

Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động của vùng khoảng 4,5 triệu người, chiếm 55,3% tổng số dân. Nếu tính cả trẻ em dưới tuổi và người già trên tuổi lao động còn làm việc (không kể người mất sức) thì nguồn lao động còn cao hơn nữa.

Dân số trẻ và nhập cư cao nên mức tăng trưởng hàng năm của lực lượng lao động thời kỳ 1989- 1994 khoảng 3%. Đây là tiềm năng dồi dào về nguồn lao động, song cũng là một gánh nặng về giải quyết việc làm và cải thiện mức sống dân cư của vùng.

Lao động đang làm việc ở vùng phân bổ vào các khu vực năm 2006 như sau: nông- lâm ngư nghiệp 27,8%, công nghiệp xây dựng 30,9%, dịch vụ 41,3%. Trong nhóm ngành nông - ngư - lâm nghiệp thì Sông Bé có tỷ trọng cao nhất: 84%, sau đó là Đồng Nai: 83,5%. Tp.HCM có tỷ trọng lao động trong công nghiệp: 39,7% và dịch vụ: 45,9%.

Trong số dân không hoạt động kinh tế, số người có nhu cầu nhưng chưa kiếm được việc làm (thất nghiệp) khá cao, toàn vùng là: 4,6% (2006) trong đó khu vực thành thị: 5,47% (2006)

Năm 2003 số lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 21% tổng lực lượng lao động (khoảng 8,84 triệu người). Đặc biệt, vùng Đông Nam Bộ (Tp.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...) vẫn đứng đầu cả nước về tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (đạt 30,13%); thấp nhất là vùng Đông Bắc với 10,75%. Vùng Đông Nam Bộ, tỷ lệ lao động nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn dưới 30%, các vùng khác vẫn chiếm trên 70%.2

Kết cấu hạ tầng

Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông trên vùng, bao gồm đường tráng

nhựa và đường cấp phối với tổng chiều dài 1.105km, mật độ 0,23km/km2. Hệ thống chính gồm:

- Quốc lộ 1A xuyên qua vùng nối liền Hà Nội đến Đồng bằng sông Cửu Long - Quốc lộ 22 đi Campuchia

- Quốc lộ 13 nối với quốc lộ 14 đi Tây Nguyên và qua Lào - Quốc lộ 20 đi lên Đà Lạt

- Quốc lộ 51, trục giao thông chính nối liền 3 thành phố lớn của vùng: Tp.HCM Biên Hòa - Vũng Tàu

- Quốc lộ 50 đi Gò Công - Mỹ Tho - Nối liền với Đồng bằng sông Cửu Long - Nhiều liên tỉnh lộ nối liền các điểm dân cư của vùng với bên ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dệt may hàn quốc ở khu vực kinh tế phía nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w