tình trạng khó kết nối giữa 2 khâu dệt và may. Việc thông tin tiếp thị của các doanh nghiệp dệt cho doanh nghiệp may vẫn còn hạn chế, chính sách hậu mãi chưa chu đáo, không có trách nhiệm cao đối với lô hàng mình sản xuất ra đến cùng. Chính vì lý do này khiến cho doanh nghiệp may Hàn Quốc chưa hào hứng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp dệt ở trong nước.
Ngược lại, mua vải của nước ngoài, ngoài yếu tố chất lượng đảm bảo, dịch vụ hậu mãi rất tốt. Nếu vải mua về không đảm bảo yêu cầu chất lượng cũng như mẫu mã, đối tác cung cấp sẵn sàng đổi lại, thậm chí bỏ cả lô hàng vải xấu đó, cung cấp lô vải mới khác cho doanh nghiệp Hàn Quốc. Điều này chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào làm được. Mặt khác chất lượng hàng hóa, phụ liệu sản xuất trong nước cũng lại không đảm bảo. Một số chủng loại sản phẩm trong nước chưa sản xuất được như vải làm áo Jacket, sơ mi, quần tây, vải may comple, phụ kiện như cúc áo, xơ sợi tổng hợp, sợi phi lamang, tạo mốt cho vải, quần áo. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến năng suất sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc, nguyên phụ liệu không đủ đáp ứng khiến sản xuất ngưng trệ, không đạt được công suất thiết kế và chưa xứng tầm với máy móc công nghệ của các doanh nghiệp này.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đưa bông vào cơ cấu cây trồng để đảm bảo mục tiêu của ngành dệt may là: năm 2010 phải có 90.000 tấn bông xơ, trong đó chủ động 70% nguyên liệu và tiến tới làm chủ hoàn toàn nguyên liệu trong nước. Ngoài ra, nhà nước còn đầu tư các cụm công nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc phụ liệu cho ngành may với tổng số vốn đầu tư là hơn 600 tỷ đồng tương đương 40 triệu USD để sản xuất: mác áo, nút kim loại, nút nhựa, chỉ, các loại dây thun. Theo đánh giá, các chính sách này sẽ góp phần tích cực phát triển các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong ngành dệt may, nhất là các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hơn thế, sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư vào ngành hơn để cải tiến kỹ thuật và chất lượng lao động.10