Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dệt may hàn quốc ở khu vực kinh tế phía nam (Trang 56)

14 Nguồn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia [2] trang 151.

3.2.1Về phía nhà nước

Để duy trì tăng trưởng trong bối cảnh hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần phải tăng tốc cải cách, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của các ngành cũng như các doanh nghiệp.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách

- Việt Nam cần tiếp tục cải thiện hệ thống luật pháp và chính sách phù hợp với những quy tắc của WTO và các cam kết của Việt Nam. Để Việt Nam trở thành một thị trường cạnh tranh và hấp dẫn, cần hình thành và thực thi luật pháp và chính sách kinh tế một cách minh bạch, nhất quán và có thể tiên liệu được.

- Cải cách hành chính không chỉ theo hướng tạo cơ chế một cửa hoặc ngăn chặn tiêu cực.

Tập trung xây dựng một nền quản trị công chuyên nghiệp, hữu hiệu với trách nhiệm cao, minh bạch và đủ năng lực giải quyết những vấn đề kinh tế vĩ mô trong một môi trường thay đổi nhanh, mục tiêu là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí giao dịch. Điều này có quan hệ trực tiếp với việc tiếp tục những thay

đổi về chức năng của chính phủ và tạo cơ chế khuyến khích hợp lý đối với công chức.

- Sự ưu tiên trong chính sách của Chính phủ phải hướng vào việc cải thiện kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ công và tạo lập môi trường thân thiện cho hoạt động đầu tư, cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích sáng tạo và chuyển giao công nghệ.

- Việt Nam cần rà soát, củng cố các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế thành một quy hoạch quốc gia thống nhất phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết WTO. Việt Nam cần phải xem xét tới chỉ số ERP và sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Nhằm phù hợp hơn với các quy tắc của WTO, những chiến lược và chính sách cho ngành hoặc khu vực phải toàn diện và bao trùm toàn bộ nền kinh tế, ko nên tập trung khuyến khích chỉ một số ngành.

Tăng cường ổn định kinh tế thông qua giải pháp tiền tệ

- Ngân hàng Nhà nước cần tập trung vào tỷ giá hối đoái thực hơn là tỷ giá hối đoái danh nghĩa với đồng la Mỹ, cần cải thiện năng lực dự báo và điều hành chính sách tiền tệ. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt, hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm giảm bớt áp lực phía cầu. Tiếp tục mua bổ sung dự trữ ngoại hối nhằm dự phòng khả năng đảo chiều luồng vốn. Chính sách tỷ giá cần được linh hoạt theo cả chiều giảm giá và tăng giá đồng nội tệ so với đô la Mỹ.

- Chính phủ cần có giải pháp nhằm hạn chế bớt nguồn vốn chảy vào, đặc biệt các nguồn vốn đầu cơ ngắn hạn nhằm giảm bớt tác động tiêu cực, ngăn ngừa khả năng rút vốn đột ngột và khủng hoảng tài chính.

Trong trường hợp luồng vốn đảo chiều, tỷ giá hối đoái danh nghĩa cần được giảm giá mạnh nhằm giảm áp lực lên dự trữ ngoại hối.

Cải thiện môi trường kinh doanh và xúc tiến thương mại:

- Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế và doanh nghiệp, đồng thời

được công nhận là nền kinh tế thị trường. Sự công nhận này có thể làm thu hẹp phạm vi của những vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng như giảm thua thiệt cho doanh nghiệp Việt Nam khi thuế chống bán phá giá được thực hiện.

- Về chiến lược phát triển ngành để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới, Việt Nam cần tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình trong những ngành xuất khẩu chủ lực hiện nay như giày dép, dệt may, chế biến nông sản và hàng nông sản, ít nhất là trong trung hạn. Tuy nhiên, cần nâng cao hàm lượng tri thức để đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho hàng xuất khẩu và cải thiện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Điều này đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, vốn và công nghệ. Do đó, Chính phủ cần mở rộng những hỗ trợ và khuyến khích phù hợp với thông lệ quốc tế và quy tắc của WTO, tập trung vào những lĩnh vực cụ thể như đào tạo, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường và sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ...

- Về vấn đề hỗ trợ trong xúc tiến thương mại, việc thực hiện một cách hữu hiệu đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại ở cấp vĩ mô. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn thiếu kinh nghiệm và năng lực về tài chính để thu thập thông tin và thực hiện xúc tiến xuất khẩu ở quy mô lớn, đặc biệt tại các thị trường nước ngoài. Sự hỗ trợ của Chính phủ và các hiệp hội sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và bớt rủi ro trong các hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dệt may hàn quốc ở khu vực kinh tế phía nam (Trang 56)