Ngành dệt may xuất khẩu hiện tại sản xuất hàng hóa theo 3 phương thức: - hình thức gia công xuất khẩu (1)
- hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm (2)
- hình thức sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước dành cho sản xuất hàng xuất khẩu. (3)
Hiện nay các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đa phần hoạt động với hình thức 1 và 2. Hình thức thứ 3 đang được khuyến khích nhưng do trở ngại lớn về sự chủ động nguồn nguyên liệu nên không mấy doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đi theo hình thức này.
Hình thức gia công xuất khẩu:
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay đối với ngành dệt may xuất khẩu, 80% doanh nghiệp may xuất khẩu là gia công cho Hàn Quốc, EU…
Thực chất đây là hình thức nhập nguyên phụ liệu, thậm chí cả kỹ thuật của các nước hợp đồng gia công thực hiện sản xuất trong nước và sau đó tái bán thành phẩm. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam thường là gia công cho công ty mẹ ở nước ngoài rồi xuất khẩu.
Điểm mạnh gia công xuất khẩu là huy động được đội ngũ lao động nhàn rỗi,
sử dụng được ngành nghề truyền thống, không cần huy động vốn lớn, không đọng vốn, tiết kiệm được các chi phí đào tạo và thiết kế mẫu, quảng cáo, tiêu thụ hay tìm kiếm thị trường.
Điểm yếu: giá gia công rẻ do vậy lợi nhuận thu được từ gia công là rất ít so
Hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm:
Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu như vải, sợi, phụ kiệu cho hàng may mặc từ nước ngoài, sau đó tự tổ chức sản xuất trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu về. Khi hoàn thành sản phẩm sẽ tìm thị trường tiêu thụ. Hàng sản xuất ra sẽ được mang nhãn hiệu sản xuất tại Việt Nam.
Điểm mạnh: Hình thức này khắc phục được một số nhược điểm chủ yếu
của gia công sản xuất như: sản phẩm đưa ra thị trường, nếu gặp thuận lợi, giá cả hàng hóa cao sẽ thu lợi nhuận lớn, phát huy được năng lực sáng tạo của cán bộ, tạo được tên tuổi uy tín trên thị trường thế giới, góp phần phát triển mạnh mẽ ngành may mặc Việt Nam.
Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của một số thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ.
Điểm yếu: việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài nên chi phí rất tốn
kém vì nhà nước không khuyến khích nhập khẩu mặt hàng này nên phải chịu thuế nhập khẩu cao. Đồng thời giá cả của các loại nguyên phụ liệu này thường xuyên biến động không ổn định và so với những mặt hàng cùng loại mà Việt Nam có thể sản xuất ở trong nước tương đối đắt hơn (tuy nhiên trong nước chỉ sản xuất được một lượng không nhiều nên không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp). Ngoài ra còn phải tính đến việc không tìm được thị trường do Việt Nam có rất ít các doanh nghiệp đã tạo được uy tín trong ngành, vị thế kinh tế kém nên không thu được lợi nhuận tối đa khi đàm phán.
Khu vực kinh tế có vốn FDI của các doanh nghiệp Hàn Quốc hình thành và phát triển đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt tập trung thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trợ để giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm của họ tại Việt Nam.