Đấu tranh quân sự và ngoại giao

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 99)

3 Thời gian trước năm 1949, Đài phát thanh đóng tại Puông, thuộc bản Pác Ngoi (Khang

2.2.2.Đấu tranh quân sự và ngoại giao

Do đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,

tinh thần nỗ lực chiến đấu của quân dân và sự ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của nhân dân Pháp và nhiều nước trên thế giới, cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng thu được nhiều thắng lợi. Sau chiến thắng ở Chiến dịch Biên giới, để phá vỡ phòng tuyến địch ở đồng bằng Bắc Bộ, từ cuối 1950 đến giữa năm 1951, ta liên tiếp mở ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Trung du, Chiến dịch Đường số 18 và Chiến dịch Hà - Nam - Ninh…

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ và chiến sĩ phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tìm ra khuyết điểm, quyết tâm khắc phục để giành thắng lợi mới… và nhấn mạnh: Muốn đánh thắng kẻ thù, phải thảo luận kỹ để chủ trương cho đúng, đặt kế hoạch cho sát.

Cuối năm 1951, Tátxinhi đã quyết định mở cuộc phản công lớn ra Hoà Bình, nhằm cắt đứt đường liên lạc tiếp tế giữa Khu IV với Việt Bắc, hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Ngày 24/11/1951, Trung ương Đảng ra chỉ thị về nhiệm vụ phá cuộc tiến công ra Hoà Bình của địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các cán bộ, chiến sĩ chủ lực và dân quân du kích tham gia Chiến dịch Hoà Bình và nhắc nhở: Muốn thắng, thì ta phải tích cực, tự động, bí mật, mau chóng, kiên quyết, dẻo dai. Chắc thắng mới đánh. Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan, khinh địch và “các lực lượng phải phối hợp nhau chặt chẽ để tiêu diệt sinh lực của địch, để đánh tan kế hoạch Thu - Đông của chúng”.

Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân ta đã phối hợp đánh địch ở Hoà Bình cả trước mặt và sau lưng…. Trong khi địch còn đang hoang mang, bị động đối phó với ta ở trung du và đồng bằng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở tiếp Chiến dịch Tây Bắc, nơi chúng đang sơ hở, địa hình rừng núi nên không phát huy được sức mạnh, khả năng cơ động của pháo và không quân.

Ngày 9/9/1952, tại ATK Hang Bòng, Tân Trào, Tuyên Quang, đến thăm và nói chuyện với Hội nghị phổ biến kế hoạch Chiến dịch Tây Bắc, Người nói: Muốn thắng địch, ta phải quyết tâm rất cao, nên quyết tâm của Trung ương và Tổng quân uỷ là phải đánh thắng trong chiến dịch này. Để động viên bộ đội, Người đặt giải thưởng một triệu đồng tặng cho những đơn vị và cá nhân lập công xuất sắc. Người nói: “Số tiền tuy nhỏ, nhưng giá trị nó to, vì do tay Bác tự làm ra” [77; tr.561]. Người còn thăm hai đơn vị bộ đội, gửi thư cho các cán bộ, chiến sĩ và dân công phục vụ mặt trận Tây Bắc. Quyết

tâm của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền đến mỗi cán bộ, chiến sĩ, dân công tham gia chiến dịch.

Ngày 14/10/1952, Chiến dịch Tây Bắc mở màn bằng cuộc tiến công của ta vào phân khu Nghĩa Lộ. Sau hai tháng rưỡi chiến đấu, bộ đội ta đã giải phóng 8 phần 10 vùng Tây Bắc bị địch chiếm giữ, gồm 25 vạn dân, mở rộng và củng cố vùng căn cứ địa kháng chiến của ta, phá tan âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của địch. Sau Chiến dịch Tây Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ ta thoả thuận với Chính phủ kháng chiến Lào, về việc quân tình nguyện Việt Nam với quân giải phóng Pathét Lào, mở chiến dịch Thượng Lào. Quán triệt tinh thần “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” [78; tr.64] của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội ta đã cùng quân đội và nhân dân Lào chiến đấu, giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phongxalỳ, nối liền vùng giải phóng Thượng Lào với vùng tự do của ta, mở ra một tình thế thuận lợi cho cuộc chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương…

Những thất bại liên tiếp trên các chiến trường làm cho thực dân Pháp ngày càng dấn sâu vào thế bị động, nguy khốn. Chính phủ Pháp một mặt xin thêm viện trợ Mỹ, mặt khác thay đổi tướng tá chỉ huy và kế hoạch tác chiến hòng tìm lối thoát danh dự bằng thắng lợi quân sự. Tháng 5/1953, Hăngri Nava (Henri Navarre) Tham mưu trưởng lục quân khối NATO, được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava vạch ra một kế hoạch có quy mô rộng lớn, nhằm trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta, giành thắng lợi quyết định, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng. Từ đó về sau, tên tuổi của Nava đã gắn liền với một địa danh lịch sử của vùng Tây Bắc Việt Nam - đó là Điện Biên Phủ.

Tây Bắc nằm trong hướng chiến lược phía Tây Đông Dương, trải dài từ Tây Bắc Việt Nam qua Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào. Từ những năm đầu của cuộc trường chinh chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương

Đảng đã quan tâm đến vị trí, và tầm quan trọng của địa bàn chiến lược này. Người từng nhấn mạnh và yêu cầu các đội quân của chúng ta phải kiên trì chiến đấu, bám trụ, xây dựng vững chắc cơ sở cách mạng trong lòng đồng bào các dân tộc Tây Bắc, để có thể triển khai tốt thế trận chiến tranh nhân dân và tạo điều kiện phát huy sở trường đánh địch ở vùng rừng núi của quân ta; bảo vệ được Việt Bắc, bảo vệ an toàn các ATK Trung ương - căn cứ đầu não kháng chiến, tạo thế liên hoàn với hậu phương rộng lớn, mà còn thuận lợi nhiều trong giao lưu quốc tế, đặc biệt là xây dựng khối đoàn kết liên minh chiến đấu Việt - Lào.

Trong kế hoạch quân sự Nava (1953 - 1955) được triển khai lúc ban đầu, với mục tiêu “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng, Điện Biên Phủ dường như không được chú ý đến. Chỉ đến khi chiến dịch Tây Bắc (14/10 - 10/12/1952) và chiến dịch Thượng Lào (8/4 - 3/5/1953) giành thắng lợi, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển thì dường như so sánh lực lượng giữa quân ta và quân Pháp đã có những diễn tiến bất ngờ… Đặc biệt, khi Hiệp định giữa Pháp và Lào được ký kết, khi suy nghĩ cần phải bảo vệ Thượng Lào bằng mọi cách, Nava và cộng sự mới nghĩ đến việc chiếm và xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Duy có điều, địa thế tự nhiên của Điện Biên Phủ tuy rất thuận lợi để xây dựng một căn cứ lục quân - không quân kiên cố, nhưng sẽ trở nên “trơ trọi”, dễ bị uy hiếp và rất khó khăn cho công tác chi viện, hậu cần khi bị bao vây, chia cắt.

Trước tình hình đó, ngày 6/12/1953, tại ATK Trung ương ở Tỉn Keo, Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị nghe Tổng Quân ủy báo cáo Phương hướng tác chiến mùa Xuân năm 1954, gồm 4 phần:

1. Tình hình địch và phương hướng chiến dịch 2. Binh lực sử dụng và thời gian tác chiến 3. Nhu cầu nhân lực, vật lực

4. Kế hoạch đường xá và vận chuyển

Sau khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày tình hình địch, cân nhắc kỹ thế trận giữa ta và địch, thật bình tĩnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bàn tay mình lên bàn, và bỗng Người giơ lên, nắm lại rồi nói: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh…Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó cũng sẽ không còn. Bàn tay Bác mở ra, mỗi ngón trỏ về một hướng” [40; tr.25]. Nhất trí thông qua Phương án tác chiến mùa Xuân năm 1954 của Tổng Quân ủy và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (với bí danh Trần Đình) của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã được đưa ra tại địa danh lịch sử ATK Tỉn Keo.

Tiếp đó, trong “Thư gửi cán bộ và chiến sỹ ở mặt trận Điện Biên Phủ” (12/1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị:

“Thu Đông năm nay các chú lại có nhiệm vụ tiến công vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm đồng bào còn bị giặc đè nén.

Năm ngoái các chú đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều địch, đã thắng lợi to. Bác rất vui lòng.Năm nay, sau những cuộc chỉnh huấn chính trị và quân sự, các chú đã tiến bộ hơn. Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh.

Quyết tâm tiêu diệt địch,

Quyết tâm giữ vững chính sách,

Quyết tâm tranh nhiều thắng lợi” [78; tr.198].

Trước việc quân Pháp tập trung quân cơ động nhằm tạo nên sức mạnh, giữ thế phòng ngự trong chiến cuộc 1953 -1954, tránh giao chiến với chủ lực của Việt Minh, bảo đảm an toàn và tăng cường sức mạnh cho quân đội viễn chinh; chuẩn bị để có thể chuyển sang thế tiến công trong chiến cuộc 1954 - 1955, gây cho chủ lực Việt Minh những thất bại quân sự để có thể buộc họ

phải đi đến thương lượng hòa giải…, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phương hướng chiến lược của quân ta là “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do” [78; tr.13].

Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bản đề án tác chiến của Tổng quân uỷ được Bộ chính trị thông qua, ta chủ trương dùng một bộ phận quân chủ lực phối hợp với các lực lượng địa phương chủ động mở các cuộc tiến quân lên Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên để phân tán lực lượng địch, nhưng vẫn lấy Tây Bắc làm hướng hoạt động chính, còn các hướng khác chỉ là hướng phối hợp. Trong đó, Người và Bộ Chính trị cũng đồng thời nhấn mạnh: Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phương châm hành động là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” và nguyên tắc chỉ đạo tác chiến là “đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt. Chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh”.

Với tinh thần chỉ đạo đó, thông qua 5 đòn chiến lược và cách điều quân cơ động tài tình: Tiến công Tây Bắc, tiêu diệt phần lớn quân địch ở Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ; tiến công vào Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt; tiến xuống Hạ Lào, giải phóng cao nguyên Bôlôven; mở cuộc tiến công lên Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, nối liền với khu giải phóng Hạ Lào; và bất ngờ tiến công Thượng Lào, uy hiếp Luông Phrabang vào hạ tuần tháng 1/1954, chúng ta đã điều động được lực lượng địch, thu hút quân địch đến những chiến trường có lợi cho quân ta, và buộc khối cơ động chiến lược của Nava phải phân tán “thành nhiều nhóm nhỏ”. Năm đòn chiến lược đó đã làm cho kế hoạch Nava từng bước bị đảo lộn và phá sản. Nava đã không thể “luôn luôn tiến công”, “luôn luôn chủ động”, và càng không thể “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.

Cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, “biến” Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, và khác xa với kế hoạch Nava và kế hoạch tác chiến của quân ta lúc đầu, với vai trò là một “tập đoàn cứ

điểm mạnh nhất Đông Dương”, từ đây, Điện Biên Phủ đã trở thành nơi sẽ diễn ra trận quyết chiến chiến lược giữa quân ta và thực dân Pháp. Có thể nói: “Số phận của Nava đã được định đoạt từ cuộc họp ở Tỉn Keo” [40; tr.27] khi Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954; nhất là khi tướng Nava “quyết định tiếp nhận chiến đấu ở Tây Bắc”.

Bước vào giai đoạn 2 của chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - tập đoàn cứ điểm mạnh nhất trong hàng loạt các tập đoàn cứ điểm của Pháp ở Đông Dương, quân ta đã chuyển từ việc “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” sang đánh trực tiếp vào chỗ mạnh nhất của quân địch [71; tr.305]. Khi đó, tại ATK Khuôn Điển, Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ, trong đó nhấn mạnh: Người và Chính phủ “chờ tin thắng lợi để khen thưởng”. Ngày 22/12/1953, nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định “cho mỗi đại đoàn và mỗi liên khu một lá cờ Quyết chiến, quyết thắng để làm giải thưởng luân lưu” [77; tr.535].

Ngày 1/1/1954, tại ATK Khuôn Điển, Yên Sơn, Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị chỉ định cơ quan lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; triển khai kế hoạch điều động quân lên Tây Bắc. Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ gồm các đồng chí: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tư lệnh), Thiếu tướng Hoàng Văn Thái (Tham mưu trưởng), Lê Liêm (Chủ nhiệm Chính trị) và Đặng Kim Giang (Chủ nhiệm Cung cấp).

Trước khi lên đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên chào Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nhắc nhở: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh” [82; tr.416]. Quyết tâm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến thành ý chí và hành động của quân dân ta. Trước hết là quyết

tâm hoàn thành chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch. Với khẩu hiệu “tất cả cho tiến tuyến, tất cả để chiến thắng”, cả hậu phương rộng lớn, hùng hậu của cuộc kháng chiến, từ vùng tự do Việt Bắc, Khu III, Khu IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc đến vùng du kích, căn cứ du kích đồng bằng Bắc Bộ, đã cung cấp cho mặt trận Điện Biên Phủ 261.464 dân công với trên 10.301.570 ngày công phục vụ chiến dịch, 27.400 tấn gạo. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn thanh niên xung phong phối hợp với các đơn vị công binh xây dựng, sửa chữa hàng ngàn km đường phục vụ chiến dịch. Xe, ngựa thồ và hàng ngàn trâu bò ngày đêm vận chuyển lương thực, súng đạn ra mặt trận. Kẻ thù thật không thể tưởng tượng nổi nhân dân ta lại vượt khó khăn, nguy hiểm để chuyển một khối lượng lớn vũ khí và lương thực từ hậu phương đến tiền tuyến.

Đến giữa tháng 1/1954, bộ đội tham gia chiến dịch đã đến các vị trí tập kết và sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tiến công. Vượt qua muôn vàn khó khăn, bộ đội ta đã kéo pháo vào trận địa. Tuy nhiên, từ thực tế chiến trường, từ những khó khăn và thuận lợi của quân ta và quân địch, từ lời căn dặn “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, trưa ngày 26/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình. Đó chính là việc thay đổi phương châm từ “đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, và đi liền cùng đó là việc hoãn thời điểm tiến công.

Quyết tâm mới của vị Tổng tư lệnh chỉ huy mặt trận được báo cáo ngay về Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đó, tại ATK Khuôn Điển, Yên Sơn, Tuyên Quang, Người và Bộ Chính trị ra quyết định tiếp tục thấu triệt phương châm “đánh chắc thắng”, đề cao quyết tâm tích cực giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau này, trong nhiều hồi ký của các tướng lĩnh, sĩ quan và chiến sĩ từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta điều biết: Với địa thế của Điện Biên Phủ, việc kéo pháo vào đã khó, việc kéo pháo ra còn khó hơn nhiều. Tuy nhiên, để tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ,

để “chỉ có thắng chứ không được bại, vì bại thì hết vốn” [31; tr.59] như Nghị quyết Trung ương đầu tháng 12/1953 chỉ rõ, nhiệm vụ khó khăn đó đã được

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 99)