Phát huy và tăng cường thực lực của cuộc kháng chiến

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 68)

3 Thời gian trước năm 1949, Đài phát thanh đóng tại Puông, thuộc bản Pác Ngoi (Khang

2.1.Phát huy và tăng cường thực lực của cuộc kháng chiến

2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và phát huy

sức mạnh đoàn kết dân tộc, quốc tế

Qua hơn 3 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã liên tiếp thu được nhiều thắng lợi, thực dân Pháp ngày càng sa lầy vào cuộc chiến khó tránh khỏi thất bại. Thế và lực của cuộc kháng chiến từ sau chiến thắng Biên giới của quân dân ta có bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới lại có những yêu cầu mới, đòi hỏi Đảng ta phải giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách để đưa cách mạng tiến lên. Vì vậy, từ những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện “Sửa đổi lối làm việc”, tiếp tục tăng cường và phát huy sức mạnh của “đội tiền phong”, tại ATK Định Hoá, Thái Nguyên, Người đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9 - 10/5/1950) chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Tại Hội nghị đó, những vấn đề liên quan đến việc đổi tên Đảng, soạn thảo “Đảng cương”, chuẩn bị cho Đảng ra hoạt động công khai trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến đã được đưa ra thảo luận kỹ.

Tiếp đó, trước yêu cầu của tình hình mới, trước những điều kiện cụ thể của thế và lực mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (21 - 23/6/1950) tại ATK Định Hóa, Thái Nguyên đã quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng. Trong thư gửi Đại hội trù bị của Đảng (1/1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các đại biểu cần nghiên cứu thật sâu, thảo luận thật kỹ

hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Vậy việc thảo luận cần đặt trọng tâm vào hai việc đó” [77; tr.150].

Từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức họp tại ATK Bản Khay, xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Tham dự Đại hội có 200 đại biểu, thay mặt cho hơn 76 vạn đảng viên thuộc các Đảng bộ Việt Nam, Lào và Campuchia. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Báo cáo Chính trị tại Đại hội, trong đó, sau khi khái quát lại đường lối kháng chiến của Đảng một cách cụ thể, đầy đủ hơn. Đó là, đường lối trường kỳ kháng chiến hoàn toàn đúng đắn; với phương châm: Đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân và thực hiện biện pháp: Thi đua yêu nước, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta thực sự là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, là cuộc chiến tranh nhân dân. Người chỉ rõ, ngay từ lúc đầu chiến lược của ta đã thắng chiến lược của địch. Đồng thời Người xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất và độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới” [77; tr.170-171].

Không dừng ở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm của Đảng, với những căn bệnh bệnh chủ quan, mệnh lệnh, hẹp hòi, công thần…, và nêu lên trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên là phải phát triển lối làm việc tập thể, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, nêu cao tinh thần kỷ luật, tính nguyên tắc, mở rộng phê bình và tự phê bình. Đặc biệt, Người nhấn mạnh: Để đưa kháng chiến đến thắng lợi cần phải có một Đảng hoạt động mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để, ra công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi. Đảng đó lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam: “Đảng Lao động Việt Nam phải là một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. Đảng

Lao động Việt Nam phải là người lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt Nam, để đoàn kết và lãnh đạo dân tộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, để thực hiện dân chủ mới…” [77; tr.174-175].

Đại hội đã nghe, thảo luận và thông qua Báo cáo Chính trị, bàn về phương hướng, đường lối của cách mạng Việt Nam, về tổ chức và Điều lệ Đảng, về chính quyền nhân dân, về củng cố khối đoàn kết, về xây dựng quân đội nhân dân và quan hệ ngoại giao, v.v.. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã hoạch định đường lối kháng chiến đúng đắn, phân tích một cách khoa học về so sánh lực lượng địch - ta, xác định chiến lược vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; nêu lên định hướng về chiến lược quân sự; dự báo khả năng phát triển của cuộc kháng chiến. Qua thực tiễn kháng chiến, Đảng phát hiện ra những vấn đề có tính quy luật của kháng chiến, đồng thời tìm ra chỗ yếu để khắc phục, làm cho đường lối, chủ trương kháng chiến ngày càng được bổ sung hoàn thiện… Song trong điều kiện lịch sử mới, Đảng cần phải ra hoạt động công khai, tổ chức phù hợp với tình hình thế giới và trong nước, để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi. Đại hội quyết định công tác chuẩn bị và tiến tới thành lập chính đảng mácxít ở mỗi nước trên bán đảo Đông Dương.

Kết thúc Báo cáo Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ của Đảng là:

“- Xây dựng một Đảng Lao động Việt Nam rất mạnh mẽ, - Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn,

- Xây dựng Việt Nam dân chủ mới,

- Góp sức vào việc giữ gìn dân chủ thế giới và hòa bình lâu dài” [77; tr.176]. Đồng thời, Người khẳng định: Đảng phải đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng, phát triển tinh thần yêu nước… Song để hoàn

thành nhiệm vụ vẻ vang đó, Đảng phải nâng cao trình độ trí tuệ, hoạch định đường lối chiến lược, năng lực điều khiển chiến tranh và tổ chức thực hiện chiến đấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải học tập lý luận cách mạng và khoa học, học phương pháp và lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin; nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật; tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của Đảng; tổng kết kinh nghiệm của các đơn vị, địa phương; học kinh nghiệm của các nước,… để tự nâng cao trình độ lý luận của mình.

Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội nhất trí Đảng ta lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, ra hoạt động công khai. Đại hội đã bầu 29 đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương, bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và thông qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam; xác định con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam; đề ra ba nhiệm vụ của cách mạng và 12 chính sách lớn của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở để kiến thiết quốc gia…

Một trong những nội dung trọng yếu của công tác xây dựng Đảng là xây dựng đội ngũ cán bộ, vì cán bộ “là gốc của mọi công việc”, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [76; tr.269]. Cho nên, người cán bộ phải luôn gương mẫu về mọi mặt, nói phải đi đôi với làm, đứng vững trên tuyến đầu kháng chiến với tinh thần “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”. Trong mọi hoạt động, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ đi đầu trong việc cứu đói, diệt dốt, phá đường đến đi tiên phong trong tòng quân giết giặc, trong tăng gia sản xuất, v.v.. Trong mọi thời điểm, người cán bộ, đảng viên phải luôn là “một tấm gương sống”, vì vậy để hoàn thành nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, để Đảng trong sạch, mạnh khỏe, chắc chắn, cùng với việc phải nỗ lực học tập để không ngừng nâng cao trình độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đòi hỏi cán bộ phải ra sức học tập tu dưỡng đạo đức của người cách mạng, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, giản dị; lời nói đi đôi với việc làm… Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành tiết kiệm để từng bước đẩy lùi tham ô, tham nhũng và bệnh quan liêu, đẩy lùi kẻ địch ở trong lòng “đáng sợ hơn giặc ngoại xâm và khó nhìn thấy hình dạng cụ thể”. Vì vậy, năm 1952, khi cả nước đang sôi nổi thực hiện phong trào Thi đua yêu nước, thực hiện tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm và coi đó là trung tâm của phong trào Thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”. Trong đó, Người nhắc lại quan niệm về tiết kiệm, ý nghĩa của tiết kiệm (trong tác phẩm Cần Kiệm Liêm Chính, 6/1949) và kêu gọi mọi người cùng tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, để đưa sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc mau chóng đến thành công.

Người khẳng định: Tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu nguy hiểm, vì tham ô là “ăn cắp của công làm của tư”, “đục khoét của nhân dân”, “ăn bớt của bộ đội” vì “lãng phí sức lao động”, “lãng phí thời giờ”, “lãng phí tiền của” “tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tại hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Coi “tham ô là trộm cướp”, chỉ rõ mối quan hệ “có nạn tham ô và lãng phí là vì bệnh quan liêu” [77; tr.489], Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: những người và những cơ quan mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, v.v.. nên “ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”.

Tất cả những tệ nạn đó đều xa lạ với đạo đức người cán bộ, đảng viên, đều “xâm phạm đến lợi ích của nhân dân”, nên “là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ” [77; tr.490] và “dù cố ý hay không, cũng là đồng minh của thực dân và phong kiến, “làm hỏng tinh thần trong sạch”, “phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”, v.v.. Không chỉ nêu rõ

tác hại do tham ô, tham nhũng và bệnh quan liêu gây ra, làm thiệt hại đến kinh tế, ảnh hưởng đến chính trị và làm xói mòn lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cảnh báo, những biểu hiện xấu của những căn bệnh dịch dễ lây lan “không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”, đồng thời chỉ ra những biện pháp để chống lại chúng - kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của việc xây dựng một xã hội cần kiệm liêm chính, cũng đồng thời là thứ “giặc ở trong lòng” lúc nào cũng kề cận trong ta, đang “phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và nhân dân”…

Luôn dành thời gian quan tâm, chăm lo vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, để “đẩy mạnh công tác chuẩn bị, chuyển sang tổng phản công”, ngày 11/5/1952, tại ATK Hang Bòng, Tân Trào, Tuyên Quang [35; tr.44], Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương. Đến tháng 3/1951, Người di chuyển từ ATK Tuyên Quang lên ATK tỉnh Bắc Cạn. Khi đó, Người cùng đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh đi thăm đại đội 250 bộ đội công binh, thường xuyên đi kiểm tra việc sửa cầu, nhiều lần thăm bộ đội và dân công, thanh niên xung phong làm đường... Trong những lần đi công tác đó, Người thường động viên cán bộ, chiến sĩ và thanh niên xung phong phải cố gắng vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và không quên yêu cầu mỗi người phải nâng cao tinh thần cách mạng, rèn luyện đạo đức…như Người dành tặng đội thanh niên xung phong 312, đang làm đường ở Nà Cù, thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn:

“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển

Ngày 5/3/1951, tại ATK Điềm Mặc, Định Hóa, Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị trao nhiệm vụ cho các đơn vị và cổ vũ cán bộ, chiến sĩ: “Kế tục truyền thống anh dũng đời trước, tiếp tục chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc” [39; tr.174]. Tiếp đó, tại ATK Phú Lương, Thái Nguyên, từ tháng 5 đến tháng 8/1951, Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần) mở lớp huấn luyện cán bộ cung cấp khóa I. Tham dự lớp học có 88 học viên là cán bộ cung cấp Đại đoàn, Trung đoàn, Tỉnh đội. Lớp học này do các đồng chí Trần Đăng Ninh (Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp) và Nguyễn Thanh Bình (Cục trưởng Cục Quân nhu) trực tiếp chỉ đạo. Ngày 15/6/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho lớp học, trong đó, Người viết: “Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc ngoài mặt trận… Nhiệm vụ chính của cán bộ cung cấp là phụng sự đại đa số bộ đội, tức là người binh nhì. Phải thương yêu, săn sóc người binh nhì. Cán bộ cung cấp phải như người mẹ, người chị của binh nhì” [113; tr.113]. Sau này, Trường Sỹ quan Hậu cần (nay là Học viện Hậu cần) đã lấy ngày 15/6 hàng năm làm Ngày truyền thống của nhà trường.

Tháng 7/1951, tại ATK Định Hóa, Trường Chính trị Trung cấp Quân đội (nay là Học viện Chính trị Quân sự) được thành lập, do các đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Giám đốc; Võ Hồng Cương, Cục trưởng Cục Tuyên huấn làm Phó Giám đốc. Ngày 28/8/1951, Trường làm lễ khai giảng khóa 1 với 190 học viên. Chiều ngày 25/10/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, giáo viên nhà trường [113; tr.114]. Sau khi thăm hỏi tình hình sức khỏe, học tập, công tác, Người căn dặn: “Phải học tập chính trị, quân sự, phê bình và tự phê bình sửa chữa khuyết điểm, trau dồi đạo đức cho chóng tiến bộ thì sẽ thu được nhiều thắng lợi hơn và sẽ làm cho cuộc kháng chiến của ta nhất định thắng lợi” [113; tr.115].

Trong Báo cáo về tình hình và nhiệm vụ trình bày tại Hội nghị Trung ương lần thứ ba, ngày 22/4/1952, ở ATK Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên ba nhiệm vụ lớn và bốn công tác chính, trong đó quan trọng nhất là chỉnh Đảng, chỉnh quân. Theo Người, là một Đảng lãnh đạo, “Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của Đảng” [77; tr.480]. Chỉnh Đảng và chỉnh quân được coi là nhiệm vụ trung tâm, góp phần đưa cuộc kháng chiến vượt qua những khó khăn mới, mau đi tới thắng lợi hoàn toàn. Vì vậy, theo quan điểm của Người: cán bộ và chiến sĩ lập trường, quan điểm phải vững, tinh thần phải trong sạch, để một lòng một dạ phục vụ nhân dân…

Từ ngày 6 - 9/9/1952, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trao nhiệm vụ cho các đơn vị, chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc, trong đó có Liên khu Việt Bắc, mặt trận Tây Bắc…; quy định thực hiện 10 điều kỷ luật của quân đội. Nội dung những điều đó là “hết sức tôn trọng, giúp đỡ dân, không xâm phạm tài sản của dân…”. Hội nghị vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và Người nhấn mạnh: “Bất kỳ việc gì to hay nhỏ, nếu mình có quyết tâm thì đều làm được, mà còn lôi cuốn được người khác cũng quyết

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 68)