2 Đồng chí Vũ Hưng năm 1931-193 là ủy viên Ban tỉnh ủy Hà Nam Cuối năm 193 lên hoạt động, gây dựng cơ sở cách mạng ở huyện Định Hóa Xem Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà
1.1.3 Di chuyển lên ATK Trung ương
Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946) ký chưa ráo mực, thì thực dân Pháp đã ngang nhiên bội ước. Chúng liên tiếp gây ra các vụ khiêu khích và xâm lược ngày càng trắng trợn. Cùng với vụ đánh chiếm Hải Phòng (20/11/1946), quân Pháp tấn công ta ở Lạng Sơn. Với việc đánh chiếm hai cửa ngõ đường biển và đường bộ quan trọng này, thực dân Pháp đã thực sự bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn đối với miền Bắc nước ta. Trước tình hình ấy, nhân dân ta buộc phải cầm vũ khí bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả vừa mới giành được của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bùng nổ trong khi tiềm lực kinh tế và quân sự của ta còn yếu, sức dự trữ kháng chiến chưa nhiều. Trong khi đó, thực dân Pháp có “sức mạnh” vượt trội về kinh tế và quân sự hơn ta rất nhiều lần.
Trong điều kiện so sánh lực lượng vật chất giữa ta và địch hết sức chênh lệch, muốn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, chúng ta cần phải có thời gian để xây dựng và phát triển lực lượng, để trường kỳ kháng chiến.
kết, đồng lòng kháng chiến; để bên ngoài, nhân dân thế giới càng hiểu rõ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta, càng ra sức ủng hộ chúng ta. Hơn nữa, đánh lâu dài, để có điều kiện chuyển thiếu thành đủ, chuyển yếu thành mạnh. Ngược lại, nếu buộc phải đánh lâu dài với ta, thì về phía thực dân Pháp: mục đích chiến tranh phi nghĩa của chúng càng lộ rõ và do đó sẽ bị nhân dân Pháp và nhân dân thế giới lên án; lực lượng của chúng bị tiêu hao và tiêu diệt, mệt mỏi, từ mạnh chuyển thành yếu, từ thắng chuyển thành bại.
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi kháng chiến trường kỳ là bí quyết giành thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân. Điều kiện cơ bản để kháng chiến lâu dài là phải bảo tồn và phát triển lực lượng kháng chiến, đồng thời phải xây dựng được nền kinh tế có khả năng tự túc, tự cấp. Muốn vậy, điều quan trọng là phải xây dựng được những căn cứ địa vững chắc, an toàn, không chỉ có địa hình thuận lợi, mà phải có cơ sở và phong trào quần chúng vững mạnh.
Lịch sử dân tộc và kinh nghiệm thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chứng minh tầm quan trọng của căn cứ địa đối với chiến tranh cách mạng. Các căn cứ địa lúc bấy giờ, nhất là khu giải phóng Việt Bắc, là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo; là chỗ dựa vững chắc để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, để giữ vững và mở rộng chiến tranh du kích cục bộ, thúc đẩy cao trào kháng Nhật cứu nước, góp phần quan trọng đưa cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đến thắng lợi hoàn toàn.
Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến, hầu hết các thành phố, thị xã, các đường giao thông quan trọng đang lần lượt bị thực dân Pháp chiếm đóng, thì vấn đề giữ nông thôn, xây dựng những vùng đất tự do đối với cuộc kháng chiến lại càng trở nên cần thiết. Trên những vùng đất tự do ấy, phải tạo dựng được những khu an toàn, chắc chắn và tiện lợi nhất cho việc đặt cơ quan đầu não để lãnh đạo mọi hoạt động kháng chiến, kiến quốc trong cả nước. Điều này càng trở nên quan trọng, khi kẻ thù đang có âm mưu và kế hoạch đánh úp
cơ quan đầu não kháng chiến, hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, với nhãn quan sáng suốt và tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh ý thức được ngày trở lại Việt Bắc có thể tới gần, vì vậy, Người chú trọng việc cần phải củng cố “cái nôi” của cách mạng là căn cứ địa Việt Bắc. Vì thế, Người đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Phạm Văn Đồng cùng một số cán bộ ở lại Việt Bắc một thời gian để củng cố khu căn cứ. Cuối tháng 10/1946, sau khi từ Pháp trở về, Người lại phái Trưởng ban Tài chính Trung ương Đảng Nguyễn Lương Bằng trở lại Việt Bắc chuẩn bị địa điểm xây đựng căn cứ địa kháng chiến. Và trong cả khu vực căn cứ địa rộng lớn của Việt Bắc “che bộ đội, vây quân thù” đó, có một số địa điểm thuộc huyện Định Hóa (Thái Nguyên), Nam Chợ Đồn (Bắc Cạn) được chọn làm nơi ở và làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ trong trường hợp phải rời khỏi Thủ đô - đó chính là các ATK Trung ương.
Đầu tháng 11/1946, theo chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Trần Đăng Ninh tổ chức Đội công tác đặc biệt lấy bí danh là Trung đội 13 (thành phần gồm đại biểu của các ngành: quân sự, công an, cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ…) đi nghiên cứu kế hoạch “di chuyển” các cơ quan Trung ương từ Hà Nội lên căn cứ Việt Bắc đảm bảo tuyệt đối bí mật, an toàn. Giữa tháng 12/1946, một số cán bộ trong Đội công tác đặc biệt lần lượt lên vùng Việt Bắc làm nhiệm vụ. Sau một thời gian khảo sát thực tế, cân nhắc kỹ lưỡng mọi mặt, Đội quyết định chọn các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (Thái Nguyên) cùng với các huyện Sơn Dương, Yên Sơn,
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) và Chợ Đồn (Bắc Cạn) làm nơi xây dựng ATK
của Trung ương.
Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trụ sở làm việc tại các địa điểm: Vạn Phúc (Hà Đông), Viên Nội (Thanh Oai, Hà Đông), Chùa Thầy, Cần Kiệm (Quốc Oai, Sơn Tây) [12, tr.129-130].
Phần lớn các cơ quan, cơ sở hậu cần quân đội được chuyển ra vùng ven các thành phố, thị xã, rồi chuyển dần lên Việt Bắc.
Ngày 26/12/1946, giữa lúc Hà Nội đang rực lửa chiến đấu, tại một địa điểm thuộc Hà Đông, Hội đồng Chính phủ họp phiên mở rộng. Sau khi nghe Báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, mọi người đều tán thành kháng chiến đến cùng để giành lại nền độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Hàng vạn tấn máy móc, nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm... từ những vùng địch có thể đánh chiếm, được vận chuyển về các khu vực an toàn. Quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để hoàn thành việc di chuyển trước khi chiến sự lan tới. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Trưởng ban Tài chính Nguyễn Lương Bằng chuyển gần hai vạn tấn muối từ kho Văn Lý (Nam Định) lên Việc Bắc và Tây Bắc trước khi địch đánh chiếm vùng duyên hải. Công việc vận chuyển được tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ. Tiếp đó, ngày 31/12/1946, Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 5/SL thành lập Ủy ban Tản cư và Di cư Trung ương và Ủy ban Tản cư các tỉnh, phủ, huyện …nhằm thực hiện việc di chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến và thực hiện nhiệm vụ tiêu thổ kháng chiến.
Ngày 22/1/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 8/SL cử các thành viên Ủy ban Tản cư và Di cư, gồm các vị: Bùi Bằng Đoàn - Chủ tịch; Nguyễn Văn Tố - Phó Chủ tịch; Phan Anh - Thư ký và 8 ủy viên (Nguyễn Xiển, Lê Trần Đức, Hoàng Văn Đức, Nguyễn Viêm Hải, Trịnh Văn Phú, Đào Duy Kỳ, Dương Đức Hiệp, Hoàng Đạo Thúy).
Nghe theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đồng chí, đồng bào yêu nước, các nhân sĩ, trí thức yêu nước cũng rời khỏi Thủ đô, trèo đèo, lội suối lên chiến khu tham gia kháng chiến. Cùng đó, một khối lượng lớn máy móc, dụng cụ, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và chiến đấu... thuộc các tỉnh Ninh Bình trở ra, được đưa về Phủ Lạng Thương, Ứng Hoà và chuyển dần lên Việt Bắc và ATK Trung ương theo các tuyến đường:
Hoà Bình - Hưng Hoá - Tuyên Quang - Chiêm Hoá; Phủ Lạng Thương lên Thái Nguyên - Chợ Chu - Chợ Đồn. Đến đầu năm 1947, hầu hết các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận, quân đội, các cơ quan kinh tế, văn hoá, giáo dục... đều lần lượt chuyển lên ATK Trung ương. Đó đồng thời cũng là quá trình thực hiện kế hoạch nghi binh, đánh lạc hướng các mũi săn lùng của địch. Trong lúc địch đang chú ý vào hướng Tây Nam Hà Nội, thì cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước bí mật “thiên đô” lên hướng Tây Bắc. Nhờ vậy, từ cuối tháng 3, đầu tháng 4/1947, các cơ quan Đảng, Nhà nước, quân đội... đã có mặt an toàn tại các địa điểm trong khu căn cứ địa Việt Bắc và ATK Trung ương.
Chủ tịch Hồ chí Minh chuyển về phía Tây Nam Hà Nội từ những ngày đầu kháng chiến. Mờ sáng ngày 4/3/1947, Người rời Sơn Tây, qua bến Trung Hà sang đất Phú Thọ. Cùng đi với Người, có tám cán bộ vừa làm cảnh vệ, vừa làm liên lạc và cấp dưỡng. Đồ dùng của Người mang theo gồm có: chăn, màn, vài bộ quần áo, đôi dép cao su, chiếc máy chữ và ít tài liệu, sách báo đựng trong chiếc túi nhỏ.
Trong hành trình trở lại chiến khu Việt Bắc, tỉnh Phú Thọ cũng có một số địa danh thuộc huyện Tam Thanh, Phong Châu, Đoan Hùng…được chọn làm ATK Trung ương. Đó là xóm Đồi, xã Cổ Tiết, huyện Tam Thanh - nơi
trong thời gian 15 ngày (4/3 - 17/3/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại nhà ông Hoàng Văn Nguyện [12; tr.78]. Thời gian này, có nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng đã đến làm việc với Người. Tại đây, Người đã chỉ đạo công cuộc kháng chiến, viết nhiều thư, điện gửi cán bộ và nhân dân cùng các nhân sĩ tích cực tham gia kháng chiến; gửi thư cho Quốc hội Pháp và nhân dân Pháp, bày tỏ quan điểm không muốn phải tiến hành một cuộc chiến tranh... Cũng tại nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên cho các chiến sĩ bảo vệ, giúp việc là: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng,
vào cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc [12; tr.79]. Đó còn là nhà ông Nguyễn Văn Sỹ, xã Chu hóa, huyện Phong Châu (trước là Lâm Thao) - nơi Người ở và làm việc khoảng 11 ngày (19/3 - 29/3/1947) [12; tr.79]. Trong những ngày này, Người đã soạn thảo nhiều văn kiện, viết nhiều thư gửi cán bộ, chiến sĩ và nhiều lần trao đổi với Thường vụ Trung ương Đảng…để chỉ đạo và tổ chức cuộc kháng chiến của dân tộc. Nơi đây, Người đã hoàn thành tác phẩm “Đời sống mới” - với bút danh Tân Sinh.
Từ ngày 2/4 đến ngày 19/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tại làng Xảo (xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương - lúc đó gọi là châu Tự Do), tỉnh Tuyên Quang [12; tr.38-39]. Đây là địa điểm đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp tại ATK Trung ương ở Tuyên Quang. Lúc đầu Người ở tạm trong nhà dân, sau ra ở trong một chiếc lán lợp mái lá, vách che liếp và làm việc, tiếp khách trong một lán nhỏ cách chỗ ở khoảng 100m do anh em phục vụ làm. Bên trong hai căn lán ở và làm việc của Người là nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Văn Hiến và Bộ Tài chính.Tại đây, Người chủ trì Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng (3 - 6/5/1947) bàn việc cụ thể hóa đường lối kháng chiến và rút kinh nghiệm những tháng đầu kháng chiến... Tại Tuyên Quang, các địa danh: Hợp Thành,
Trung Yên, Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương; Hùng Lợi, Trung Trực, Mỹ Bằng (Mỹ Lâm), Kim Quan thuộc huyện Yên Sơn; Kim Bình thuộc huyện Chiêm Hóa là những ATK Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc.
Ngày 20/5/1947, Người đến ở và làm việc tại đồi Khau Tý, thôn Điềm Mặc (nay là xã Điềm Mặc), huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên và ở đó cho đến ngày 11/10/1947 [12; tr.65]. Thời gian đầu, các đồng chí phục vụ mới dựng được hai căn nhà để Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Vũ Kỳ, Hoàng Hữu Kháng và nữ đồng chí Thường (cấp dưỡng phục vụ Người) ở và làm việc. Còn các đồng chí khác ở tạm trong nhà đồng chí Ma Đình Tương (lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Hành chính huyện Định Hóa). Từ nơi Người ở, có con
đường mòn đi sang huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), xuống huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên), lên huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn), ra huyện Phú Lương (Thái Nguyên) và nhiều đường tắt đi lại kín đáo, thuận tiện.
Không chỉ có xã Điềm Mặc, các xã: Sơn Phú, Quảng Nạp, Đồng Thịnh,
Yên Thông, Phú Đình thuộc huyện Định Hóa; Liên Minh thuộc huyện Võ Nhai; Hợp Thành thuộc huyện Phú Lương; Khôi Kỳ, Bản Ngoại, Độc Lập, Phục Linh, La Bằng, Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ …của tỉnh Thái Nguyên
là ATK Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên Chính phủ từng ở, làm việc. Trong những năm kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại Thái Nguyên nhiều nhất, trong đó Người di chuyển qua nhiều ATK Trung ương thuộc các địa bàn huyện Định Hóa, Đại Từ và Võ Nhai.
Trong thời kỳ kháng chiến, ngoài Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên tỉnh Bắc Cạn có Làng Chót, xã Bằng Vân thuộc huyện Ngân Sơn (năm 1949); có Bản Thít, huyện Chợ Đồn (năm 1951) và huyện Bạch Thông là những địa danh ATK Trung ương mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến, ở và làm việc…
Tất cả các ATK Trung ương nêu trên, dù là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội ở, làm việc một ngày hay trong khoảng thời gian dài, đều phải đảm bảo yêu cầu bí mật - một trong những nguyên tắc cao nhất trong thời kỳ kháng chiến. Đó còn phải là những địa điểm thuận lợi khi di chuyển như Người đã nói:
“Trên có núi, dưới có sông Có đất ta trồng, có bãi ta chơi Tiện đường sang Bộ tổng Thuận lối tới Trung ương Nhà thoáng, ráo, kín mái
Các địa danh ATK ở Tuyên Quang, Thái Nguyên và Bắc Cạn không chỉ là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội ở, tham gia lao động, sinh hoạt văn hóa…mà chính tại các ATK đó, đường lối kháng chiến với tinh thần “Kháng chiến nhất định thắng lợi” đã được hiện thực hóa thông qua những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ chỉ huy tối cao của dân tộc. Từ ATK Trung ương, nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng, quyết định vận mệnh của dân tộc đã được ban hành dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Quyết định Chiến dịch Thu Đông năm 1947, Chiến dịch Biên giới năm 1950, Chiến dịch Tây Bắc năm 1952; quyết định thành lập Hội đồng Quốc phòng tối cao, Phong hàm cấp Tướng cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam…
Với các quyết sách chiến lược như: tổ chức Đại hội Đảng lần thứ II, tiến hành Kỳ họp thứ ba - Quốc hội khóa I, phá chiến dịch Việt Bắc Thu Đông, mở các chiến dịch: Biên Giới, Tây Bắc, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; những hoạt động tổ chức, chỉ đạo thực hiện: xây dựng, củng cố chính quyền; củng cố và phát triển lực lượng vũ trang; tổ chức và phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể thanh niên, phụ nữ… của Đại hội thống nhất Mặt trận Liên Việt - Việt Minh, Đại hội Anh hùng Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất; quyết định kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7...; xây dựng Đảng, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc…để từng bước đưa cuộc kháng chiến của quân và dân ta đi đến thắng lợi, … Nơi đây, trong thời gian kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nhiều đoàn quan khách cao cấp của nước ngoài: như Hoàng thân Xuphanuvông (Lào), Lêô Phighê - thành viên Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp, Nghị sĩ Quốc hội Pháp; các chuyên gia quân sự Trung Quốc; các nhà làm phim Xô Viết...[12; tr.72]. Nơi đây cũng chứng kiến Lễ công nhận Quốc thư đầu