Tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện “người cày có ruộng”

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 95)

3 Thời gian trước năm 1949, Đài phát thanh đóng tại Puông, thuộc bản Pác Ngoi (Khang

2.2.1.Tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện “người cày có ruộng”

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, hậu phương vững chắc nhất là lòng dân, phải dựa vào “nhân sơ”, “nhân hải” tức là đi từ xây dựng cơ sở chính trị của quần chúng tới xây dựng căn cứ và hậu phương của kháng chiến, đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh. Căn cứ địa và hậu phương phải được xây dựng toàn diện, vững mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa. Do đó vừa phải chống giặc đói vừa phải chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa huy động sức dân vừa bồi dưỡng sức dân để tăng thêm sức mạnh kháng chiến.

Vận dụng nguyên tắc chiến lược nêu trên, trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù ta và địch ở thế xen kẽ, nhưng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chỉ đạo xây dựng được hậu phương lớn của kháng chiến, nối liền vùng tự do Việt Bắc, liên khu IV, một số tỉnh liên khu V và xây dựng các chiến khu làm căn cứ địa, làm hậu phương tại chỗ trên chiến trường.

Ở vùng hậu phương kháng chiến, chính quyền dân chủ nhân dân ngày càng được củng cố, thi hành nhiều chính sách đem lại quyền lợi cho dân, đẩy mạnh sản xuất, khôi phục, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, phát triển văn hóa… nhờ vậy, hậu phương đảm bảo được vai trò to lớn trong cuộc kháng chiến, đảm bảo cung cấp sức người, sức của và cổ vũ chính trị, tinh thần cho toàn dân, toàn quân chiến đấu thắng lợi.

Ngày 6/8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh lệnh cho Liên khu ủy Việt Bắc và các tỉnh trong Liên khu “phải chỉnh đốn, phát triển và củng cố du kích các xã một cách thiết thực để: 1/Ở vùng tự do thì chuẩn bị đánh địch trong Thu - Đông này. 2/ Ở vùng tạm chiếm thì tích cực khuấy rối và đánh trả, làm cho địch tiêu hao.

Chủ trương xây dựng, củng cố hậu phương vững chắc phục vụ cho kháng chiến cũng đã được thể hiện khá rõ trong Báo cáo Chính trị được Người trình bày tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng, trong đó nêu rõ, Đảng phải đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng, phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua ái quốc, thực hiện chính sách ruộng đất từng bước, chính sách kinh tế thời chiến, công tác văn hóa kháng chiến, thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam, Lào, Campuchia, tăng cường đoàn kết quốc tế.

Trong quá trình kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã huy động mọi nguồn nhân lực, vật lực để phục vụ chiến trường. Chủ trương của Người là: “Trong vệ quốc quân và bộ đội địa phương, dân quân du kích số đông là nông dân. Tăng gia sản xuất để nuôi bộ đội, nuôi công nhân và công chức, là nông dân… Nói tóm lại nông dân là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thực sự ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân” [76; tr.70]. Cũng theo Người, động viên nguồn nhân lực tất yếu phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân, trong đó đông đảo nhất là nông dân, vì thế, để giải quyết vấn đề này, một trong những chính sách cơ bản của Đảng và Chính phủ là phải từng bước đem lại ruộng đất cho nông dân.

Bám sát những diễn biến mới của cuộc kháng chiến trong những năm 1951 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng kịp thời phân tích tình hình, vạch rõ nhiệm vụ, phương châm đấu tranh trong giai đoạn tiến công chiến lược. Khi cuộc kháng chiến bước vào thời kỳ quyết liệt, đòi hỏi phải huy động sức người, sức của càng nhiều cho nên càng phải bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân. Vì vậy, sau chuyến đi thăm bí mật Trung Quốc và Liên Xô đầu năm 1950, đặc biệt là sau cuộc hội kiến với Stalin, vấn đề giải quyết nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nông dân trong thời kỳ kháng chiến đã từng bước được đẩy mạnh… Đầu năm 1953, Hội nghị liên tịch giữa Ban

thường trực Quốc hội và Ủy ban mặt trận Liên Việt toàn quốc được triệu tập. Sau khi thảo luận, Hội nghị này đã nhất trí với bản đề án và hiệu triệu quốc dân tích cực thực hiện đề án Phóng tay phát động quần chúng, triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức của Đảng Lao động Việt Nam.

Tại Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1/1953) ở ATK Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo nhấn mạnh hai nhiệm vụ chủ yếu: chỉ đạo kháng chiến đến thắng lợi và phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất. Người đề ra “Mười chính sách quân sự trong giai đoạn mới”, vạch rõ phương hướng chiến lược của ta là “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” [78; tr.13] để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do của ta. Trên chiến trường chính, bộ đội chủ lực phải chủ động tiến công địch ở những nơi chúng sơ hở, đồng thời phải mở rộng du kích chiến ở chiến trường sau lưng địch. Đi đôi với việc tăng cường sức mạnh quân sự, Người hết sức chú trọng bồi dưỡng sức dân, chủ yếu là nông dân, và nhấn mạnh: “Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân”. [78; tr.16]

Báo cáo trên của Người đã phát triển và cụ thể hóa thêm đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và đường lối kháng chiến của Đảng; đồng thời thể hiện rõ tư tưởng của Người về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh giải phóng, về tầm nhìn xây dựng hậu phương, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. “Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải biết nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân” [84; tr. 262], cho nên, trong điều kiện kháng chiến, chính sách giảm tô, giảm tức, tiến hành cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nhân dân, bảo đảm cho nông dân có ruộng đất để sản xuất là những chủ trương lớn được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện.

Cuối năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về ở và làm việc tại ATK Khuôn Điển, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang. Tại đây, Người cùng Bộ Chính trị quyết định tiếp tục triển khai công tác giảm tô, giảm tức và thực hiện cải cách ruộng đất. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xóa bỏ chế độ phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” sẽ góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nên giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp cách mạng, liên quan đến vận mệnh của quốc gia, do đó phải được Quốc hội - cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem xét và chuẩn y. Vì vậy, căn cứ vào các điều khoản của Hiến pháp 1946, sau khi thống nhất ý kiến, Hồ Chí Minh cùng Ban Thường trực Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa I, “đem theo ý chí, nguyện vọng của toàn dân để quyết định một việc lớn, quan hệ đến kháng chiến, đến hạnh phúc của nhân dân” [95; tr. 378] - đó là Cải cách ruộng đất.

Tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa I (1 - 4/12/1953) ở ATK Tuyên Quang, thay mặt Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Báo cáo về Tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất và nêu rõ: Khẩu hiệu của ta trong thời kỳ kháng chiến là: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, mà kháng chiến càng phát triển thì đòi hỏi sức người, sức của ngày càng nhiều. Phải bồi dưỡng cho nhân dân thì mới động viên đầy đủ được lực lượng to lớn đó, do đó, một nhiệm vụ trung tâm nữa là cải cách ruộng đất. Người cũng trình bày với Quốc hội Dự án Luật Cải cách ruộng đất đã được Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ, Mặt trận, các đảng phái anh em nghiên cứu kỹ, mong Quốc hội nghiên cứu, thảo luận, thông qua. Người nói: Luật cải

cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp tình hợp lý. Chẳng những là

làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đến đồng bào địa chủ. Ngoài ra chúng ta chiếu cố đến đồng bào công thương nghiệp, chiếu cố cán bộ, công

chiến sĩ đã hy sinh một phần xương máu hay tính mạng cho Tổ quốc, đó là thương binh và gia đình tử sĩ [95; tr.394-395].

Ngày 4/12/1953, sau nhiều cuộc thảo luận, “căn cứ vào yêu cầu của kháng chiến và quyền lợi chính đáng của nông dân, theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ phong kiến và chiếm hữu ruộng đất… thực hiện người cày có ruộng” [94; tr.135]. Sau đó, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 197/SL ngày 19/12/1953 ban bố Luật Cải cách ruộng đất. Sau khi nêu rõ mục đích, ý nghĩa của cải cách ruộng đất, với 5 chương, 38 điều, Luật Cải cách ruộng đất đã quy định các điều khoản cụ thể để áp dụng việc tịch thu, trưng thu và trưng mua đối với từng loại địa chủ; quy định các chia ruộng đất, cơ quan chấp hành và phương pháp thực hiện cải cách ruộng đất và các điều khoản thi hành…nhằm “thực hiện cải cách ruộng đất để đảm bảo thắng lợi hoàn toàn của kháng chiến” [94; tr.415].

Ngày 15/3/1954, Hội đồng Chính phủ đã thông qua Điều lệnh tổ chức Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương gồm 20 người do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ nhiệm và Ủy ban Cải cách ruộng đất khu, tỉnh. Theo đó, các đoàn, đội cải cách ruộng đất được thành lập và triển khai cuộc phát, triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất… để đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo không có ruộng, hoặc thiếu ruộng.

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 95)