Củng cố và tăng cường sức mạnh của hậu phương kháng chiến

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 82)

3 Thời gian trước năm 1949, Đài phát thanh đóng tại Puông, thuộc bản Pác Ngoi (Khang

2.1.2. Củng cố và tăng cường sức mạnh của hậu phương kháng chiến

Sau hơn 4 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến của ta đã từ bị động chuyển dần sang chủ động, từ thế yếu chuyển dần sang thế mạnh, từ cầm cự đang chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công. Thực dân Pháp sau những thất bại về quân sự cuối năm 1950, lâm vào thế khó khăn, phải ra sức cầu cứu đế quốc Mỹ. Tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi (De Lattre de Tassigny) được cử làm Tổng chỉ huy kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, với nhiệm vụ triệt để thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”… Tình hình đó đặt ra cho cuộc kháng chiến của ta nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết. Để đẩy mạnh tiến công tiêu diệt sinh lực địch phải nâng cao sức chiến đấu của bộ đội ta, muốn thế, cần có sự chi viện lớn về mọi mặt của hậu phương.

Sang đầu năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng cơ quan 41 chuyển đến ở và làm việc tại ATK đồi Nà Pậu, bản Thít, xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn - Bắc Cạn. Tại đây, để động viên nông dân thi đua sản xuất, Người viết “Thư gửi nông dân thi đua canh tác, tháng 2/1951 và kêu gọi:

“Muốn đánh thắng thì quân và dân ta phải ăn no. Muốn ăn no thì phải có nhiều lương thực. Muốn nhiều lương thực thì phải cày cấy nhiều. Phải chịu khó bón phân, làm cỏ.

“Thực túc thì binh cường!

Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công

thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất. Ruộng rẫy là chiến trường,

Nhà nông là chiến sĩ,

Hậu phương thi đua với tiền phương” [77; tr.178].

Nhờ đó, phong trào sản xuất nông nghiệp đã nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng mạnh mẽ, rộng khắp. Nhà nước cùng với nông dân đã có những cố gắng rất lớn trong việc sửa chữa các hệ thống nông giang bị địch đánh phá, xây dựng mới một số công trình thủy lợi vừa và nhỏ, điều hòa sức kéo từ nơi thừa đến nơi thiếu, vận động áp dụng những tiến bộ về kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất. Ngoài cây lúa, các loại hoa màu như: ngô, khoai, sắn, và hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm được khuyến khích phát triển ở mọi nơi, kể cả cơ quan, trường học, công xưởng, đơn vị bộ đội. Các cây mía, dừa, lạc, vừng, đậu, đỗ cũng được chú ý khôi phục và phát triển ở những vùng đã có thói quen trồng từ trước.

Cùng với nông nghiệp, ngành thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng được quan tâm phát triển. Đáng chú ý nhất là nghề trồng bông, trồng dâu nuôi tằm được khuyến khích; nghề dệt thủ công được khôi phục và mở rộng, giải quyết được nhu cầu về mặc của nhân dân và bộ đội. Nghề rèn phát triển cung ứng đủ nông cụ cầm tay cho nông dân. Nghề làm giấy bảo đảm được nhu cầu học tập của học sinh, nhu cầu xuất bản báo chí, các ấn phẩm văn hóa, văn nghệ. Các nhu cầu về dầu ăn, dầu thắp, đường, thuốc lá, xà phòng… cũng được đáp ứng một phần quan trọng. Tuy bị địch đánh phá, uy hiếp thường xuyên nhưng nghề cá, nghề muối vẫn được duy trì. Nhờ đó đã cung ứng được mắm, ruốc, cá khô, nước mắm cho nhân dân, nhất là giải quyết được muối ăn cho các vùng căn cứ và đồng bào các dân tộc thiểu số…

Trong hoàn cảnh chiến tranh, ngành công nghiệp quốc phòng được quan tâm đặc biệt. Cùng với hơn 4 vạn tấn máy móc, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu đã được vận chuyển lên các vùng căn cứ, các công binh xưởng được thành lập từ thời kỳ đầu kháng chiến đã trưởng thành nhanh chóng, từ chỗ rèn đúc vũ khí thô sơ, sửa chữa súng ống hỏng hóc đã tiến lên sản xuất

được đạn, lựu đạn và chế tạo thành công một số vũ khí quan trọng như mìn chống tăng, bộc phá, badôca, DKZ, SKZ… theo yêu cầu chiến đấu của các chiến trường. Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến, tuy được quốc tế viện trợ một phần về vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật nhưng ta vẫn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng để phục vụ cho cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 (9/1951), Trung ương Đảng nhận định: ta đã giữ được quyền chủ động trên chiến trường nhưng chưa thay đổi được tình thế ở đồng bằng Bắc Bộ… Từ đó, Hội nghị đề ra ba nhiệm vụ lớn trong thời kỳ mới để đẩy mạnh kháng chiến tới thắng lợi: 1- Ra sức tiêu diệt nhiều sinh lực địch; 2- Phá tan kế hoạch “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch; 3- Bồi dưỡng sức kháng chiến của nhân dân, xây dựng căn cứ địa, củng cố hậu phương để phục vụ tiền tuyến, phục vụ kháng chiến [29; tr.585-588]. Phân tích mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đánh địch về mặt quân sự và về mặt chính trị là để tiêu hao lực lượng địch… Tăng gia sản xuất và tiết kiệm là để bồi dưỡng lực lượng ta, đặng tiêu hao lực lượng địch. Tiêu hao lực lượng địch là để bồi dưỡng lực lượng ta. Cho nên ba nhiệm vụ ấy phải cùng tiến hành với nhau” [77; tr.463].

Với chủ trương này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta củng cố và phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến trên các mặt: Kinh tế, văn hóa, giáo dục… Điều này không chỉ xuất phát từ yêu cầu xây dựng hậu phương kháng chiến, mà còn tạo thuận lợi để củng cố các ATK Trung ương khi đó nằm trong lòng căn cứ địa Việt Bắc.

Về kinh tế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương: một mặt phá

hoại kinh tế địch, hạn chế âm mưu “lấy chiến tranh, nuôi chiến tranh” của địch; mặt khác, ra sức xây dựng nền kinh tế kháng chiến trong vùng ta kiểm soát theo hướng kinh tế dân chủ nhân dân nhằm đảm bảo tự cung tự cấp

những nhu cầu tối thiểu về đời sống của đồng bào trong vùng tự do, đồng thời cung ứng đủ cho lực lượng vũ trang “ăn no, đánh thắng” và có vũ khí cần thiết để chống giặc.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nông nghiệp - mặt trận hàng đầu trong kinh tế kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã kịp thời đề ra và thực hiện từng bước chính sách ruộng đất, ban hành nhiều chủ trương khuyến khích, giúp đỡ nông dân tăng gia sản xuất, nhất là đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, tăng vụ, chuyển vụ để tăng sản lượng lương thực… Tuy chưa tiến hành Cải cách ruộng đất, nhưng quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Chính phủ trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến năm 1951 đã đem đến cho nông dân những quyền lợi đáng kể về ruộng đất. Việc thực hiện từng bước khẩu hiệu “người cày có ruộng” cũng đã tạo ra sự thay đổi khá cơ bản về tình hình chiếm hữu ruộng đất ở nước ta, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển…

Tháng 3/1951, tại ATK Hang Bòng, Tân Trào, Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị nông dân cứu toàn quốc lần thứ 2. Cũng trong tháng này, Người đi công tác một số địa phương thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc, động viên nhân dân hăng hái lao động sản xuất, ổn định cuộc sống thời chiến và góp sức chi viện cho tiền tuyến. Cũng tại ATK Hang Bòng, Tân Trào, Tuyên Quang, ngày 17/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và nói chuyện tại Lễ phát động phong trào toàn dân sản xuất và tiết kiệm.

Trên cơ sở sản xuất phát triển, nhất là sản xuất nông nghiệp, thời kỳ này, Chính phủ sẽ có điều kiện để hoạch định lại chính sách động viên nhân dân, nhất là nông dân, cho công bằng, hợp lý. Vì vậy, ngày 8/6/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 93/SL quy định mức thuế nông nghiệp các nương rẫy. Những chính sách về thuế nông nghiệp và công thương nghiệp, đặc biệt là thuế nông nghiệp, đã trở thành nguồn thu lớn nhất cho ngân sách quốc gia. Thuế nông nghiệp, chủ yếu đóng bằng thóc, đã bảo đảm đủ lương thực cho quân và dân ta mở các chiến dịch lớn trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng nền kinh tế kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ trương xây dựng nền kinh tế với nhiều thành phần. Tại ATK Tỉn Keo, xóm Nà Lọm, huyện Định Hóa, khi viết bài “Thành phần kinh tế ở nước ta” đăng trên báo Cứu quốc, số 2344, ngày 25/5/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát các thành phần kinh tế, tính chất và vai trò của nó trong hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay (vùng tự do) và chỉ rõ: Kinh tế nước ta hiện có những thành phần sau:

“- Kinh tế địa chủ phong kiến, bóc lột địa tô

- Kinh tế quốc doanh có tính chất xã hội chủ nghĩa…

- Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa.

- Kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, họ thường tự túc, ít có gì bán mà cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu.

- Kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế…

- Kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội”. [82; tr.324-325] Kinh tế cá nhân bao gồm kinh tế của hộ nông dân, thợ thủ công, tiểu chủ và những người buôn bán nhỏ. Trong đó kinh tế hộ nông dân là quan trọng nhất vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ra sức tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, cá thể tăng gia sản xuất. Đối với thợ thủ công, tiểu chủ, người buôn bán nhỏ, ta chủ trương vận động những người có khả năng bỏ công, bỏ vốn để sản xuất kinh doanh những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Đối với những người sản xuất cá thể, chiến tranh cũng làm nảy sinh yêu cầu khách quan cần hợp tác lại thì mới tiến hành sản xuất kinh doanh được.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, tại các vùng nông thôn, thanh niên đi bộ đội ngày càng đông nên thiếu nhân lực. Ở nhiều nơi, nông dân còn thiếu sức kéo, nông cụ, vốn liếng và không ít người thiếu cả kinh nghiệm sản xuất. Để giải quyết những khó khăn đó, Người và Trung ương Đảng chủ trương hướng dẫn nông dân đi vào con đường kinh tế hợp tác, trên cơ sở tự nguyện, từ hình thức thấp đến hình thức cao, từ tổ vần công, đổi công rồi tiến dần lên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp. Đối với các ngành nghề khác, Đảng và Chính phủ cũng giúp đỡ hình thành những hình thức kinh tế hợp tác để khôi phục, phát triển thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp ở những nơi có nhu cầu. Tại vùng tự do đã xuất hiện các tổ hợp hoặc hợp tác xã trong nghề dệt, may, làm giấy, làm phấn viết, làm đồ gốm, sản xuất đường ăn, dầu ăn, v.v.. Trong ngành vận tải, bên cạnh hình thức vận tải cá thể, tư nhân, cũng đã hình thành những tổ vận tải bằng thuyền, bằng xe súc vật kéo… Nhờ có chính sách của Chính phủ và sự nỗ lực của nhân dân nên kinh tế tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này đã phát triển tốt, đáp ứng một phần nhu cầu của cuộc kháng chiến và hầu hết nhu cầu dân sinh.

Tiếp đó, trong bài viết “Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ”, ngày 5/6/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu bốn chính sách kinh tế là:

1. Công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải ra sức phát triển và ủng hộ nó…Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho công cuộc xây dựng nền kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển.

2. Chủ thợ đều lợi. Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột, nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân...

cần dùng khác để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng ra sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó mà càng thắt chặt liên minh giữa công nông.

4. Lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai thác lâm thổ sản để bán cho các nước bạn và để mua những thứ ta cần dùng.

Kinh tế quốc doanh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế kháng chiến. Nhiều cơ sở công nghiệp quốc doanh dần dần được xây dựng, khai thác các mỏ than địa phương, sản xuất cơ khí, hóa chất, một số hàng tiêu dùng như giấy, vải, diêm, xà phòng, thuốc lá.

Ngày 6/5/1951, tại ATK Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 16/SL bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; Sắc lệnh số 17/SL bãi bỏ Nha Ngân khố quốc gia và Nha Tín dụng sản xuất, và giao mọi công việc của hai cơ quan này cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phụ trách. Đặc biệt, thực hiện chính sách tiền tệ mới, ngày 12/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 19/SL cho phép Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành giấy bạc mới…

Ngoài ra, ngành mậu dịch quốc doanh, lập các sở kho thóc… mầm mống của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, ra đời đã cung ứng được những hàng hóa cần thiết cho kháng chiến và bảo đảm đời sống nhân dân; kích thích sản xuất và giao lưu hàng hóa trong nước, góp phần quản lý thị trường và ổn định giá cả đối với những mặt hàng thiết yếu. Nó cũng bắt đầu thực hiện chức năng trao đổi hàng hóa với một số nước anh em sau khi ta giải phóng biên giới phía bắc và tham gia tích cực và cuộc đấu tranh phá sự bao vây kinh tế của địch.

ta đã từng bước hình thành được nền kinh tế kháng chiến với nhiều ngành hoạt động phong phú, đã đáp ứng được về cơ bản các nhu cầu thiết yếu, bảo đảm cho quân đội “thực túc, binh cường” đánh thắng được bọn thực dân xâm lược; đồng thời từng bước phát triển nền kinh tế kháng chiến theo hướng dân chủ nhân dân, tạo mầm mống để nền kinh tế quốc dân phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Thành tựu về chính trị, quân sự và kinh tế đã tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác văn hóa, văn nghệ, giáo dục phát triển. Điều đó không chỉ nhằm nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc khắp mọi miền đất nước, trong đó có bộ mặt nông thôn miền núi nói chung và căn cứ địa Việt Bắc nói riêng. Từ đó, góp phần quan trọng trong xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của các ATK Trung ương trong thời kỳ kháng chiến.

Về giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã bằng những quyết sách phù hợp, cổ vũ, động viên lòng yêu nước, căm thù giặc xâm lược, ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc của nhân dân cả nước. Đồng thời cũng bằng những

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)