3 Thời gian trước năm 1949, Đài phát thanh đóng tại Puông, thuộc bản Pác Ngoi (Khang
1.2.2. Thực hiện chiến tranh nhân dân
Cùng với việc tổ chức bộ máy Chính phủ gọn, nhẹ, hiệu quả để tổ chức thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, là việc Hồ Chí Minh vạch trần dã tâm của thực dân Pháp trước dư luận trong nước và thế giới, đồng thời động viên nhân dân ta kiên quyết đẩy mạnh kháng chiến. Ngày 25/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Toàn thể đồng bào phải ra sức kháng chiến, giúp đỡ bộ đội đánh giặc… toàn thể bộ đội, dân quân, tự vệ, phải kiên quyết chiến đấu, xung phong sát địch.
Mỗi quốc dân phải là một chiến sĩ. Mỗi làng phải là một chiến hào. Chúng ta phải kiên quyết hy sinh chiến đấu để đánh tan bọn quân phiệt thực dân, để tranh lấy thống nhất và độc lập” [76; tr.127].
Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính, tại ATK Trung ương, chủ trương huy động, tổ chức các tầng lớp nhân dân đấu tranh theo tinh thần “dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sỹ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền” [73; tr.266] tiếp tục được thực hiện. Tuy nhiên, trong khi cho rằng cách mạng là việc chung của dân chúng, nên muốn tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc cần phải có lực lượng, có nhiều người tham gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc là khối liên minh công - nông - trí do giai cấp công nhân lãnh đạo. Điều này thể hiện tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta cũng như các nước thuộc địa, phụ thuộc chính là cuộc đấu tranh giải phóng nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Cho nên, liên minh với nông dân là điều kiện để giai cấp công nhân thực hiện và khẳng định vai trò lãnh đạo, vai trò tiền phong của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dành nhiều tâm lực cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí, được tổ chức trong Mặt trận dân tộc thống nhất, đó là khối đoàn kết dựa vào công nông làm gốc, nhưng thu hút rộng rãi các thành viên khác, bao gồm các dân tộc, các giai cấp, các tôn giáo, các đảng phái, các đoàn thể, các lứa tuổi, v.v.. tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện sinh động thời kỳ này. Theo đó, để tổ chức cuộc kháng chiến, Người cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đã luôn tập hợp mọi lực lượng, mọi dân tộc, mọi giai cấp, mọi tầng lớp, kể cả những người thuộc tầng lớp trên, những người đã từng cộng tác với chế độ cũ đều cùng góp sức chống xâm lược… Người còn nhắc nhở, đối với những người Việt Nam đang đứng trong hàng ngũ kẻ thù, phải lấy tình dân tộc, nghĩa đồng bào để vận động, lôi kéo họ về với kháng chiến…
Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, dịch và giới thiệu Binh pháp Tôn Tử với cán bộ, quân đội và nhân dân ta, trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng nguyên lý “phải biết xét đoán trước”, tức là nguyên lý “tiên tri” của binh pháp cổ. Người cũng thường nêu mệnh đề quân sự “tri bỉ, tri kỷ” - “biết mình, biết người” trong các bài viết, bài báo về quân sự, vì theo Người, “trước khi khai chiến, phải biết mình, biết người, biết tình hình thiên thời, địa lợi để định kế hoạch hành động, mới có thể thắng trận được” [75; tr.227]. Tiếp đó, thời kỳ đầu cuộc kháng chiến, Người biên soạn tài liệu “Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh”, gồm 36 điều, nêu rõ những vấn đề liên quan đến
phẩm chất, bản lĩnh và cách thức chỉ huy của một vị tướng. Theo đó, người tướng giỏi phải biết thiên thời, địa lợi, nhân hòa, biết địch, biết ta, biết cách đánh ban ngày và cả ban đêm, biết đánh vào chỗ địch yếu, biết tránh chỗ địch mạnh… Đó cũng chính là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, được thể hiện trong việc phân tích, đánh giá, so sánh lực lượng của đôi bên địch - ta trong chiến tranh.
Người khái quát: lúc đầu lực lượng ta còn yếu, quân đội mới tổ chức, trang bị thô sơ, kinh tế nghèo nàn, khó khăn, nhưng ta có chính nghĩa, có khối đoàn kết toàn dân, đánh địch ngay trên đất nước ta và cuộc chiến đấu của ta được lực lượng dân chủ, tiến bộ, trong đó có nhân dân Pháp ủng hộ; còn kẻ địch có quân đội nhà nghề, trang bị hiện đại, công nghiệp tiên tiến, nhưng chiến tranh của chúng là phi nghĩa, nội bộ chúng chia rẽ, bị nhân dân trong nước và nhân loại tiến bộ phản đối, tinh thần binh sỹ thì bạc nhược… Đó là phương pháp xem xét, đánh giá sức mạnh quân sự của đôi bên không dừng lại ở những biểu hiện bề ngoài mà dựa vào các yếu tố bản chất, trong mối tương quan giữa con người và vũ khí, chính trị và kỹ thuật, chất lượng và số lượng.
Từ những phân tích trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính nghĩa. Thực tiễn kháng chiến chống Pháp đã khẳng định phương pháp đánh giá, so sánh lực lượng của đôi bên ta, địch như trên là hoàn toàn đúng đắn. Điều đó càng thể hiện rõ tính biện chứng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Nó đối lập hoàn toàn với quan điểm quân sự tư sản, coi sức mạnh chiến tranh của một quốc gia bằng sản lượng sắt thép, bằng tổng của phép cộng đầu súng, đầu người.
Mặt khác, để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải ra sức phát triển chiến tranh du kích, chăm lo xây dựng các đội dân quân du kích và bồi dưỡng sức dân. Người nêu rõ, du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc, chứ không phải chỉ là cách
đánh của các đội du kích. Vì thế, chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp có nghĩa là phát động toàn dân đánh giặc ở ngay địa phương mình, bằng mọi phương tiện, mọi hình thức. Trong điều kiện lực lượng vũ trang còn nhỏ bé, khi thực hiện chiến tranh du kích, quân ta có thể chủ động tiến công địch ở mọi lúc, mọi nơi, nhằm vào binh lính, sỹ quan, đồn bốt, kho tàng, sân bay, đường giao thông thủy, bộ… gây cho địch nhiều khó khăn và tổn thất nghiêm trọng, làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm lo sợ.
Chiến tranh du kích phát triển, một mặt, tạo điều kiện cho chiến tranh chính quy của các đơn vị chủ lực hình thành và phát triển; mặt khác, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, tạo thành sức mạnh vô địch của phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân. Sự kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy mở ra khả năng tiến công địch liên tục, ở khắp nơi, buộc chúng phải đối phó, còn chủ lực của ta vẫn có thời gian nghỉ ngơi, huấn luyện…
Ngày 24/5/1947, Hội nghị dân quân, tự vệ, du kích toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại căn cứ địa Việt Bắc. Từ ATK Khau Tý, xã Điềm Mặc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư cho hội nghị, xác định rõ vị trí chiến lược của dân quân, tự vệ trong cuộc chiến tranh nhân dân: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã” [82; tr.91].
Đồng thời, Người căn dặn những điều cụ thể mà các chiến sĩ cần luôn luôn nghi nhớ và thực hiện trong nội bộ, đối với dân, đối với công việc và đối với kẻ thù:
1. Trong nội bộ phải đồng cam cộng khổ, phải giữ kỷ luật, phải siêng tập tành, phải giữ bí mật…
3. Đối với công việc phải lập làng kháng chiến khắp nơi, phải luôn tích cực hành động ;
4. Đối với địch - phải kiên quyết, dũng cảm…[76; tr.132-133]
Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, chiến tranh du kích chủ yếu phải dựa và dân, phải biết tuyên truyền, giáo dục nhân dân lòng căm thù địch, gắn bó với Đảng, với cách mạng. Theo Người, mọi lực lượng quân, dân, chính, Đảng đều có thể và cần phải tham gia phổ biến đường lối, chính sách của Đảng trong nhân dân. Người chỉ rõ, các tỉnh, huyện, làng đều cần có một Ủy ban động viên dân chúng và hướng dẫn cho các Ủy ban này về cách thức hoạt động, như phái người đi khắp nơi tuyên truyền, giải thích cho nhân dân. Người căn dặn phải dùng nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền, vận động, như truyền đơn, khẩu hiệu, bích báo, ca kịch và khai hội dân chúng. Công việc này không chỉ làm một lần là xong, mà theo Người: “Các làng, các đoàn thể phải mấy ngày khai hội dân chúng một lần. Cán bộ giải thích và kiểm điểm các việc. Dân chúng phát biểu ý kiến, hô khẩu hiệu. Toàn dân đọc lời thề” [75; tr.492], có nghĩa là công tác động viên nhân dân phải đồng thời làm từ trên xuống, làm từ dưới lên, phải thường xuyên liên tục, bền bỉ, nhắc đi nhắc lại làm cho mọi người thuộc lòng, nắm vững những điểm cơ bản trong đường lối kháng chiến của chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng hiệu quả của công tác tuyên truyền, khi yêu cầu phải “nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”. Phải “làm sao cho 50 người hiểu rõ còn hơn 500 người hiểu lờ mờ” [81; tr.85]. Vì vậy, Người yêu cầu cách diễn đạt phải hết sức phổ thông, đi sâu vào dân chúng, và không chỉ dùng lý lẽ sắc bén, mà còn lấy thực tiễn chiến đấu qua các trận thắng của quân ta, trận thua của địch làm nội dung tuyên truyền, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân. Rất giản dị, súc tích, Người nói để nhân dân hiểu: “Ta có quân đội, có nhân dân Nam Bộ, địa thế khó, chuẩn bị kém, mà kháng chiến đã hơn một năm. Ta địa thế tốt, lực lượng nhiều hơn,
nhất định kháng chiến được mấy năm, đến thắng lợi” [75; tr.434]. Thông qua thực tế cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân trong các cuộc gặp gỡ, khi đi kinh lý qua các địa phương. Người còn khẳng định: “Địch có tàu bay, tàu bò, tàu thủy nhưng nó có chừng nên nó muốn đánh chớp nhoáng…Nó có thể dùng viện binh để đánh ta. Nó có thể đánh tràn, nhưng số viện binh đó không thể tập trung vào một nơi cho nên nó không làm gì được ta… Nó dùng vũ khí tối tân thì ta đánh du kích. Nó trên trời thì ta dưới đất. Ta trường kỳ kháng chiến thì ta thắng lợi” [76; tr.58]. Được Người giải thích, nhân dân hiểu ra rằng, sức mạnh quân sự của Pháp là có giới hạn, và ưu điểm của Pháp là ngọn, ưu điểm của ta là gốc... nên đồng lòng tin tưởng: ta nhất định thắng, địch nhất định thua.
Nhờ những hoạt động bền bỉ, với phương pháp tuyên truyền linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả bộ máy kháng chiến của ta đã góp phần làm cho nhân dân hiểu rằng vì sao ta phải đánh địch và làm thế nào để chiến thắng kẻ thù. Từ đó, nhân dân thêm tin tưởng: Kháng chiến nhất định thắng lợi vì ta có chính nghĩa, ta có sức mạnh toàn dân đoàn kết, lại được phong trào hòa bình, dân chủ thế giới, kể cả nhân dân Pháp ủng hộ. Ta kháng chiến trên đất nước mình, nên ta có ba điều lợi: thiên thời, địa lợi, nhân hòa… để “Tín tâm, Quyết tâm và Đồng tâm”, huy động sức mạnh toàn diện của dân tộc vào cuộc chiến đấu tất thắng.
Bên cạnh việc giải thích, tuyên truyền vận động nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng uốn nắn những khuynh hướng nóng vội, muốn đánh to, ăn to khi quân ta chưa có đủ điều kiện…xuất hiện trong tư tưởng một bộ phận nhân dân. Như vậy, tiến hành chiến tranh du kích vừa có ý nghĩa to lớn về chiến lược quân sự, lại vừa giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược cách mạng của Đảng. Đó là một nét sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân
dân Việt Nam. Và, với khả năng phân tích chính xác tình hình, lường trước kháng chiến sẽ kéo dài và đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải chịu gian khổ, hy sinh, ngày 16/6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các nhân viên cơ quan Chính phủ, động viên mọi người:
“Khổ tận thì cam lai (Hết cay đắng, ngọt bùi sẽ tới). Khổ nay chỉ là khổ tạm thời, kháng chiến thành công thì sẽ hết khổ. Trường kỳ kháng chiến là một viên đá thử vàng đối với mỗi một quốc dân, đồng thời là một trường học để rèn luyện cho cán bộ… Mong rằng do sự lãnh đạo của các Bộ trưởng và Thứ trưởng, các bạn sẽ làm đúng, để giữ vững và nâng cao tinh thần và lực lượng mọi người, để giúp sức cho cuộc kháng chiến cứu quốc mau đi đến thắng lợi” [76; tr.148-149].
Như vậy, để đối lại với chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh, tốc chiến, tốc thắng của kẻ địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta đã chọn cách đánh lâu dài - một cuộc kháng chiến trường kỳ với một niềm tin tất thắng. Vì thế, nhân dịp kỷ niệm 6 tháng toàn quốc kháng chiến (19/6/1947), tại căn nhà sàn ở xã Điềm Mặc thuộc ATK Định Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước. Trong đó, Người vạch rõ nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta trong 6 tháng toàn quốc kháng chiến, đồng thời nêu rõ: “Cuộc trường kỳ kháng chiến còn kinh qua nhiều bước gian nan. Chúng ta phải hy sinh, chịu khổ và phải gắng sức. Nhưng chúng ta quyết hy sinh chịu khổ và gắng sức 5 năm, 10 năm để phá tan cái xiềng xích lô nệ hơn 80 năm vừa qua, để tranh lấy quyền thống nhất và độc lập cho muôn đời sắp đến” [76; tr.152].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sở dĩ cuộc kháng chiến của nhân dân có thể động viên được sức mạnh của toàn dân là vì tính chính nghĩa của nó. Tuy nhiên, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân nhiều nước trên thế giới đã chỉ rõ rằng: Trong cuộc đấu tranh chính nghĩa chống xâm lược, nếu bộ phận lãnh đạo không đề ra được đường lối đúng và chính sách đúng để tập
hợp toàn dân, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, thì cũng không thể giành được thắng lợi. Cho nên, để phát huy được sức mạnh chính nghĩa, theo Người: Đảng phải bổ sung hoàn chỉnh đường lối chung, chỉ đạo cuộc kháng chiến một cách kịp thời và đúng đắn. Đồng thời, tính chính nghĩa của cuộc chiến cũng cần phải được chuyển hóa thành lực lượng vật chất, cho nên, cùng với việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về đối nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chú trọng những hoạt động tuyên truyền đối ngoại.
* Mở rộng hoạt động tuyên truyền, đối ngoại
Sau khi gặp Pôn Muýt (Paul Mus) - đại diện cao ủy Pháp ở Đông Dương tại thị xã Thái Nguyên (11/5/1947) để trao đổi về điều kiện ngừng bắn của hai bên Việt - Pháp không thành, cùng ngày, tại cuộc họp Hội đồng Chính phủ do Người khai mạc và chủ trì về công tác ngoại giao tại Làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, công tác ngoại giao với người Pháp đã được bàn rất kỹ…Trong quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng