Bảo vệ và củng cố sức mạnh nội lực, trường kỳ kháng chiến

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 54)

3 Thời gian trước năm 1949, Đài phát thanh đóng tại Puông, thuộc bản Pác Ngoi (Khang

1.2.3.Bảo vệ và củng cố sức mạnh nội lực, trường kỳ kháng chiến

Thượng tuần tháng 10/1947, đúng như nhận định của Chủ tịch Hồ Chí minh và Trung ương Đảng, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quân sự quy mô

lớn lên căn cứ địa Việt Bắc với mưu đồ tiêu diệt toàn bộ cơ quan đầu não kháng chiến của ta để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh. Ngày 7/10/1947, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn và thị trấn Chợ Mới.

Ngay trong đêm 7/10/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng đã hội ý nhận định tình hình và đề ra chủ trương đối phó với địch. Sáng hôm sau (8/10/1947), Người gửi thư kêu gọi bộ đội, dân quân, du kích, tự vệ và toàn thể đồng bào tập trung thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt địch tấn công lên Việt Bắc, bảo vệ ATK và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến, đồng thời củng cố lực lượng để trường kỳ kháng chiến. Sau khi nắm bắt tình hình các mặt trận và hiểu rõ hơn kế hoạch tấn công của địch (qua các tài liệu thu được khi quân ta bắn rơi chiếc máy bay chở thiếu tá Lambe, đặc phái viên của Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở miền Bắc Đông Dương cùng với một số sỹ quan tham mưu đi thị sát chiến trường tại Cao Bằng ngày 9/10/1947), ngày 11/10/1947, tại ATK Làng Xảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Thanh Sơn để nghiên cứu tình hình của ta và địch, đề ra Chỉ thị phá tan cuộc tiến công Thu Đông của giặc Pháp.

Ngày 14/10/1947, tại văn phòng Tổng chỉ huy ở ATK Định Hóa đã diễn ra cuộc họp gồm các đồng chí: Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu Hoàng Văn Thái. Cuộc họp đã đánh giá lại toàn bộ tình hình làm cơ sở góp ý kiến vào bản dự thảo chỉ thị mà đồng chí Trường Chinh sẽ trình bày trước Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp”, nêu lên phương hướng và những biện pháp hành động cụ thể cho quân và dân Việt Bắc.

Khi cuộc tấn công của giặc Pháp ngày càng diễn ra quyết liệt, để đảm bảo an toàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cơ quan Trung ương rời ATK tại Điềm Mặc (Định Hóa) chuyển sang vùng Tràng Xá (Võ Nhai) - Thái

Nguyên. Từ đó, Người di chuyển sang Khuôn Đào (Xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Nhưng do đặc điểm công tác nên Người chỉ ở Tuyên Quang một thời gian ngắn, sau đó Người lại chuyển đến làng Vang (Liên Minh - Võ Nhai - Thái Nguyên) và ở đó cho đến ngày 19/11/1947.

Trong khi đó, về phía thực dân Pháp, sau một thời gian tung quân lên Việt Bắc, ngoài việc đốt phá một số kho tàng mà ta chưa kịp di chuyển và chiếm giữ một số nơi, chúng không thực hiện được một mục tiêu cơ bản nào của cuộc tấn công. Khi phán đoán các cơ quan đầu não kháng chiến của ta đóng ở vùng núi đá Tràng Xá, Võ Nhai, Bộ Chỉ huy Pháp quyết định chuyển sang thực hiện cuộc hành quân Xanhtuya kết hợp với việc rút lui, tập trung lực lượng tiến hành bao vây, càn quét khu tứ giác Tuyên Quang - Thái Nguyên - Việt Trì - Phủ Lạng Thương, trọng điểm là Thái Nguyên.

Ngày 20/11/1947, cuộc hành quân Xanhtuya của địch bắt đầu. Cùng thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời làng Vang (Liên Minh, Võ Nhai) chuyển về Khuôn Tát (Phú Đình, Định Hóa) và ở đó cho đến ngày 29/11/1947. Và cũng trong thời gian này, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947.

Quân và dân ta, trực tiếp là quân và dân các tỉnh Việt Bắc, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã anh dũng chiến đấu, làm cho địch bị thiệt hại nặng nề. Từ ngày 21/12/1947, đại bộ phận quân Pháp đã rút lui khỏi Việt Bắc, đánh dấu thất bại chiến lược đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Thất bại của quân đội Pháp không phải chỉ ở số lượng binh lính bị tiêu diệt hay các thiệt hại nặng nề về phương tiện chiến tranh, mà còn vì không thể chụp bắt được cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Gánh nặng tâm lý này đã khiến kẻ thù không dám nghĩ đến chuyện tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

Cũng tại ATK Võ Nhai (Làng Vang), khi quân và dân Việt Bắc đang phải gồng mình cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước tập trung sức lực, tập trung đánh

bại cuộc hành quân chiến lược của thực dân Pháp, nhằm đánh vào cơ quan đầu não, tiêu diệt quân chủ lực, phá hoại cơ sở vật chất kháng chiến,v.v.. của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; khi vận mệnh dân tộc đang ở vào thời khắc cam go nhất, đòi hỏi đoàn thể và mỗi một cán bộ, đảng viên và nhân dân phải đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, đưa toàn dân hướng vào một mục đích, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết và hoàn thiện tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”.

Trên tinh thần: “Cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ” [76; tr. 231], trong tác phẩm này, Người đã nêu rõ 6 vấn đề: “Phê bình và sửa chữa”, “Mấy điều

kinh nghiệm”, “Tư cách và đạo đức cách mạng”, “Vấn đề cán bộ”, “Cách lãnh đạo” và “Chống thói ba hoa”; chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm của tổ

chức Đảng, của cán bộ, đảng viên và nêu những liệu pháp cần thiết để chữa khỏi những căn bệnh đó. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra 6 nội dung quan trọng, chính là những nhiệm vụ trọng yếu của công tác xây dựng Đảng khi đó cho thấy: từ việc nhận thức sâu sắc vai trò tiền phong của Đảng, Người, một mặt, chỉ rõ những nguy cơ thoái hoá, biến chất, làm mất sức chiến đấu của một

Đảng cầm quyền trong tiến trình lãnh đạo cách mạng; mặt khác, khẳng định

tầm quan trọng, tính tất yếu của việc Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, để Đảng trong sạch, vững mạnh trong mọi thời điểm lịch sử.

Là một tác phẩm quan trọng, ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, thể hiện những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền trong điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Theo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải Sửa đổi lối làm việc để đổi mới trong tư tưởng, trong tổ chức bộ máy và trong cách làm việc của Đảng, của cán bộ, đảng viên trước tình hình mới; trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, để tìm ra nguyên nhân, biện pháp và cách thức tiến hành để cán bộ, đảng viên có tư tưởng, đạo đức và cách làm việc đúng hơn, khéo hơn, hiệu quả hơn; và nội dung cần phải sửa đổi là toàn bộ hoạt động của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng

viên từ nhận thức tư tưởng đến tổ chức và chỉ đạo thực hiện… Tất cả những yêu cầu đó là những nội dung quan trọng về cả lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng Đảng, để Đảng trong sạch, vững mạnh - nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Sau thất bại trong chiến dịch tấn công lên Việt Bắc Thu - Đông 1947, thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” sang chiến lược đánh lâu dài. Chúng tập trung bình định và củng cố vùng tạm chiếm, thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”.

Về phía ta, sau thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch phản công Việt Bắc Thu - Đông 1947, cùng với các huyện Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang), Chợ Đồn (Bắc Cạn), các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục được củng cố về mọi mặt, để đảm bảo an toàn cho Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 1/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển từ ATK Bản Ca (xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Bắc Cạn) về xóm Khuôn Tát (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, Thái Nguyên). Chiều ngày 14/1/1948, trong căn nhà nhỏ nằm giữa rừng rậm xóm Khuôn Tát, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với một số ủy viên Trung ương Đảng họp bàn một số vấn đề tại Hội nghị Trung ương Đảng (mở rộng). Từ 8 giờ sáng ngày 15 đến 24 giờ đêm ngày 16/1/1948. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị, thảo luận, đánh giá tình hình chung giữa ta và địch, đề ra những nhiệm vụ lãnh đạo về chính trị, quân sự, kinh tế, nhằm đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, kiến quốc “trường kỳ” của nhân dân ta. Cụ thể là:

Về quân sự, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là các vùng bị

chiếm đóng; đồng thời tùy theo tình thế, tập trung bộ đội chủ lực đánh vận động tiêu diệt một bộ phận quân địch. Hội nghị xác định phương châm tác chiến của ta: du kích chiến là chính, vận động chiến là quan trọng.

Về chính trị, củng cố và mở rộng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, củng cố

chính quyền kháng chiến, phá chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, phá chính quyền bù nhìn của địch.

Về kinh tế, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, cải thiện đời sống

cho nhân dân lao động, thực hiện giảm tô, giảm tức và tịch thu tài sản ruộng đất của bọn Việt gian phản quốc chia cho dân cày nghèo và gia đình bộ đội.

Về văn hóa, khuyến khích mọi lực lượng văn hóa phục vụ kháng chiến,

chấn chỉnh giáo dục, đẩy mạnh xóa nạn mù chữ.

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc chiến tranh xâm lược trên nhiều mặt của thực dân Pháp phải được đánh trả bằng một cuộc kháng chiến mang tính toàn diện: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và ngoại giao.

Bước sang tháng 5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển chỗ ở đến Trại thiếu nhi tại xóm Nà Lọm (xã Phú Đình) thuộc ATK Định Hóa. Sau đó, sáng sớm ngày 25/5/1948, từ Trại thiếu nhi Nà Lọm, Người và các anh em phục vụ đã chuyển chỗ ở đến một ngôi nhà sàn đơn sơ mới được làm từ hai, ba hôm trước nằm trên một quả đồi gần chân đèo De, thuộc xóm Nà Lọm, xã Phú Đình, ATK Định Hóa.

Đây là nơi dừng chân thứ 20 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kể từ khi Người rời Hà Nội bắt đầu chặng đường trường kỳ kháng chiến. Nơi ở và làm việc mới của Người đáp ứng được những yêu cầu về bí mật do Người đặt ra, đồng thời vừa thuận tiện sang chỗ làm việc của các cơ quan Đảng và Chính phủ, lại phải luôn gần dân để giúp đỡ dân, lãnh đạo dân, nhưng cũng đồng thời được dân che chở, đùm bọc. Phải xa đường cái để tránh con mắt tò mò của kẻ xấu, của bọn gián điệp; phải có núi, có sông để cuộc sống luôn gần gũi với thiên nhiên, thoải mái trong sinh hoạt. Kháng chiến trường kỳ, phải ẩn náu trong rừng sâu, nhưng nơi đó cũng cần phải có bãi vui chơi, luyện tập thể dục, thể thao, tăng cường sức khỏe…

Như vậy là, tại ATK Trung ương, dù gặp muôn vàn khó khăn, thử thách; dù phải di chuyển nhiều, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đã từ một đường lối đúng đắn, lãnh đạo và kịp thời chỉ đạo sát sao để từng bước đưa sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thách thức. Cùng với thời gian, sức mạnh của cuộc kháng chiến càng được nhân lên khi ngày càng có nhiều các tầng lớp nhân dân yêu nước tham gia. Trong đó có một số người trước đây đã từng tham gia vào bộ máy cai trị của thực dân Pháp, nay được cảm hóa và tích cực đóng góp vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đó là: ông Vũ Phạm Hổ (quê ở xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây), trước Cách mạng Tháng Tám là Tri châu rồi Tri phủ Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; nay mặc dù sức đã yếu nhưng vẫn ra sức giúp việc cho kháng chiến và đã giúp cho Uỷ ban Kháng chiến nhiều sáng kiến tốt… [14; tr.155-156].

Năm 1948, sau khi phá tan được chiến dịch mùa đông năm 1947 của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã chuyển sang giai đoạn mới. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra “Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc” nhằm động viên toàn dân, toàn quân nâng cao nhiệt tình cách mạng và trí sáng tạo, thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, để “làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công”. Nội dung thi đua gồm cả ba mặt: Phương pháp, tinh thần và kết quả. Theo đó, “bất cứ người nào cũng phải làm việc và phấn đấu tích cực, hăng hái, không sợ gian lao, khổ sở, không sợ hy sinh, ra sức vượt mọi khó khăn, trở lực”. “Mọi hoạt động phải nhằm đạt kết quả thực tế… Cả lượng và phẩm đều khá mới thật là giỏi” [24; tr.198-200], nhằm hướng mọi năng lực, cố gắng của nhân dân ở tiền phương cũng như ở hậu phương vào mục đích chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới.

Chuẩn bị cho công việc trọng đại này, ngày 6/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 195/SL thành lập Ban vận động thi đua ái quốc từ Trung ương tới địa phương và Sắc lệnh số 196/SL bổ nhiệm người đứng đầu và thành viên của Ban Thi đua Trung ương. Từ đây, phong trào Thi đua ái quốc, do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, phát động, tổ chức thực hiện và sự phát triển của phong trào đã gắn liền với lịch sử và mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Để cổ xúy cho phong trào, ngày 1/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi thi đua yêu nước” tại ATK Trại Thiếu Nhi - Nà Lọm, Định Hóa, trong đó, Người khẳng định:

“Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và chí quật cường chẳng kém ai. Nay muốn tự cấp, tự túc, đi kịp người ta, thì chúng ta phải đi mau. Vì vậy, sĩ, nông, công, thương, binh, gái trai già trẻ, toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc Thi đua yêu nước, tức là tăng gia sản xuất. Như thế thì: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Kiến quốc nhất định thành công” [76; tr.419].

Ngày 25/5/1948, dự họp với Ban vận động Thi đua ái quốc, Người phát biểu về mục đích thi đua, cách thi đua, kế hoạch thi đua và hệ thống tổ chức thi đua. Theo Người, thi đua ái quốc là một phong trào rộng lớn, nó đã tạo lên một động lực mạnh mẽ, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân, thúc đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân ta mau chóng đến thắng lợi hoàn toàn.

Ngày 11/6/1948, chính thức phát động cuộc vận động “Thi đua ái quốc”, nêu rõ đặc điểm của thi đua ái quốc là nhằm đưa tất cả tinh thần và lực lượng của quân dân Việt Nam thực hiện ba mục đích: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Đồng thời, Người nêu rõ: “Mỗi người dân Việt Nam bất kỳ già trẻ gái trai; bất kỳ giàu nghèo lớn nhỏ, đều cần phải trở lên một chiến sỹ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến… Với

tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi” [76; tr.444-446].

Như vậy, từ cuộc vận động “Tăng gia sản xuất” và “Luyện quân lập công” trong những ngày đầu tiến hành cuộc kháng chiến, chúng ta đã tiến đến

Một phần của tài liệu Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954 (Trang 54)