III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 8 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết :
Môn : Khoa học
Bài : BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS nắm được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh .
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh . Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu , không bình thường .
- Có ý thức phòng tránh bệnh tật , không dấu bệnh .
*GDKNS : KN tìm kiếm sự gip đỡ khi có dấu hiệu bị bệnh . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trang 32 , 33 SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : (27’) Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Quan sát hình trong
SGK và kể chuyện .
MT : Giúp HS nêu được những
biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm
thoại .
ĐD DH : - Hình trang 32 , 33
SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Từng em thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thực hành SGK . - Lần lượt từng em sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành câu chuyện và kể lại với các bạn trong nhóm .
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp , mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện .
- Các nhóm khác bổ sung .
*GDKNS : KN tìm kiếm sự giúp đỡ
khi có dấu hiệu bị bệnh .
- Lưu ý : Yêu cầu HS quan tâm đến việc mô tả khi Hùng bị bệnh thì Hùng cảm thấy thế nào ?
- Đặt câu hỏi để HS liên hệ : + Kể tên một số bệnh em đã mắc phải .
+ Khi bị bệnh đó , em cảm thấy thế nào ?
+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường , em phải làm gì ? Tại sao ?
- Kết luận : ( Như đoạn đầu mục Bạn cần biết SGK ) .
Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai
Mẹ ơi , con … sốt ! .
MT : Giúp HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu , không bình thường .
PP : Trực quan , thực hành , đàm
thoại .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất .
- Các bạn khác góp ý kiến . - Các nhóm lên đóng vai .
- Cả lớp theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng .
tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh
- Nêu ví dụ gợi ý :
+ Tình huống 1 : Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường . Nếu là Lan , em sẽ làm gì ?
+ Tình huống 2 : Đi học về , Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu , nuốt nước bọt thấy đau họng , ăn cơm không thấy ngon . Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì . Nếu là Hùng , em sẽ làm gì ?
- Kết luận : ( Như đoạn sau của mục Bạn cần biết SGK ) .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK .
5. Dặn dò : (1’)
- Xem trước bài An uống khi bị bệnh .
TUẦN : 8 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 16 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 16 Môn : Khoa học
Bài : ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS nắm chế độ ăn uống khi bị một số bệnh .
- Nói được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh . Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy . Pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối . Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống .
- Có ý thức ăn uống hợp vệ sinh khi bị bệnh .
*GDKNS : KN tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường;
KN ứng xử phù hợp khi bị bệnh .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trang 34 , 35 SGK .
- Chuẩn bị theo nhóm : 1 gói ô-rê-dôn , 1 cốc có vạch chia , 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo , 1 ít muối , 1 bình nước , 1 cái bát ăn cơm .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ? - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : (27’) An uống khi bị bệnh . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Thảo luận về chế độ
ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường .
MT : Giúp HS nói được chế độ ăn
uống khi bị một số bệnh thông thường .
*GDKNS : KN tự nhận thức về
chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm
thoại .
ĐD DH : - SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận .
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày .
- Các nhóm khác bổ sung .
- Phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận :
+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường .
+ Đối với người bệnh nặng , nên cho ăn món ăn đặc hay loãng ? Tại sao ? + Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít , nên cho ăn thế nào ?
- Kết luận : ( Như mục Bạn cần biết SGK)
Hoạt động 2 : Thực hành pha dung
dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối .
MT : Giúp HS nêu được chế độ ăn
uống của người bị tiêu chảy , biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối .
PP : Trực quan , thực hành , đàm
thoại .
ĐD DH : - Hình trang 34 , 35
SGK .
- Chuẩn bị theo nhóm : 1 gói ô-rê- dôn , 1 cốc có vạch chia , 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo , 1 ít muối , 1 bình nước , 1 cái bát ăn cơm .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4 , 5 SGK .
- 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh , 1 em đọc câu trả lời của bác sĩ .
- Vài em nhắc lại lời khuyên của bác sĩ .
- Các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối :
+ Đọc hướng dẫn ghi trên gói để pha dung dịch ô-rê-dôn .
*GDKNS : KN ứng xử ph hợp khi
bị bệnh .
- Đặt câu hỏi : Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào ?
- Đi tới các nhóm theo dõi và giúp đỡ .
- Nhận xét chung về hoạt động thực hành của HS .
+ Quan sát chỉ dẫn ở hình 7 và làm theo ( Không yêu cầu nấu cháo ) . - Các nhóm thực hiện .
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên làm trước lớp .
- Lớp theo dõi , nhận xét .
Hoạt động 3 : Đóng vai .
MT : Giúp HS vận dụng những
điều đã học vào cuộc sống .
PP : Trực quan , thực hành , đàm
thoại .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất .
- Các bạn khác góp ý kiến .
Yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống .
- Gợi ý : Ngày chủ nhật , bố mẹ Lan đi về quê . Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi . Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ một ít muối . Nhờ thế đã cứu sống được em bé .