TUẦN 7 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết :

Một phần của tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 cả năm_CKTKN_Bộ 1 (Trang 30)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TUẦN 7 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết :

Môn : Khoa học

Bài : PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I. MỤC TIÊU :

- Giúp HS nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì . - Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì .

- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì . Xây dựng thái độ đúng đối với người béo phì .

*GDKNS : KN giao tiếp hiệu quả ; KN ra quyết định; KN kiên định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình trang 28 , 29 SGK . - Phiếu học tập .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Khởi động : (1’) Hát .

2. Bài cũ : (3’) Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

3. Bài mới : (27’) Phòng bệnh béo phì . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bệnh

béo phì

MT : HS nhận dạng dấu hiệu béo

phì ở trẻ em và nêu được tác hại của bệnh béo phì .

PP : Trực quan , giảng giải , đàm

thoại .

ĐD DH : - Hình trang 28 , 29 SGK

.

- Phiếu học tập .

Hoạt động lớp , nhóm .

- Làm việc với phiếu theo nhóm : PHIẾU HỌC TẬP

1. Theo bạn , dấu hiệu nào dưới đây không phải là béo phì đối với trẻ em :

a) Có những lớp mỡ quanh đùi , cánh tay trên , vú và cằm .

b) Mặt với hai má phúng phính . c) Cân nặng trên 20% hay trên số cân trung bình so với chiều cao và tuổi của bé

d) Bị hụt hơi khi gắng sức . 2. Hãy chọn ý đúng nhất :

@ Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống thể

*GDKNS : KN giao tiếp hiệu quả.

hiện :

a) Khó chịu về mùa hè .

b) Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân .

c) Hay nhức đầu , buồn tê ở hai chân .

d) Tất cả những ý trên .

@ Người bị bép phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt biểu hiện :

a) Chậm chạp . b) Ngại vận động .

c) Chóng mệt mỏi khi lao động . d) Tất cả những ý trên .

@ Người bị béo phì có nguy cơ bị : a) Bệnh tim mạch .

b) Huyết áp cao . c) Bệnh tiểu đường . d) Bị sỏi mật .

e ) Tất cả các bệnh trên .

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . - Các nhóm khác bổ sung .

- Chốt đáp án : câu 1 b , câu 2 d,d,e . - Kết luận :

@ Một em bé có thể được xem là béo phì khi :

+ Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20% .

+ Có những lớp mỡ quanh đùi , cánh tay trên , vú và cằm .

+ Bị hụt hơi khi gắng sức .

@ Tác hại của bệnh béo phì là người bị béo phì :

+ Thường mất sự thoải mái trong cuộc sống .

+ Thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt .

+ Có nguy cơ bị bệnh tim mạch , huyết áp cao , tiểu đường , sỏi mật …

Hoạt động 2 : Thảo luận về

nguyên nhân và cách phòng bệnh tim mạch .

MT : HS nêu được nguyên nhân và

cách phòng bệnh béo phì .

PP : Trực quan , giảng giải , đàm

thoại . ĐD DH : SGK . Hoạt động lớp . - Phát biểu . *GDKNS : KN ra quyết định; KN kiên định.

- Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận : + Nguyên nhân gây nên béo phì là gì ?

+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì ?

+ Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ béo phì ?

- Giảng thêm :

phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống , chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều , ít vận động .

+ Khi đã bị béo phì thì cần :

@ Giảm ăn vặt , giảm lượng cơm , tăng thức ăn ít năng lượng , ăn đủ đạm , vi-ta-min và chất khoáng .

@ Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí .

@ Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động , luyện tập TDTT .

Hoạt động 3 : Đóng vai .

MT : HS nêu nguyên nhân và cách

phòng bệnh béo phì do ăn thừa chất dinh dưỡng .

PP : Trực quan , giảng giải , đàm

thoại .

ĐD DH : sgk .

Hoạt động lớp , nhóm .

- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống .

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .

- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất .

- Các bạn khác góp ý kiến . - Các nhóm bắt đầu trình diễn . - Cả lớp theo dõi , cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng .

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : Mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra một tình huống dựa trên gợi ý của GV :

+ Tình huống 1 : Em của Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì . Sau khi học xong bài này , nếu là Lan , bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình ?

+ Tình huống 2 : Nga cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều . Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn vặt , ăn và uống đồ ngọt của mình . Nếu là Nga , bạn sẽ làm gì , nếu hằng ngày trong giờ chơi , các bạn của Nga mời Nga ăn bánh ngọt hoặc uống nước ngọt ? 4. Củng cố : (3’)

- Nêu ghi nhớ SGK . 5. Dặn dò : (1’)

- Xem trước bài Phòng một số bệnh

TUẦN : 7 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 14 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 14 Môn : Khoa học

Bài : PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU :

- Giúp HS nắm cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa .

- Kể được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này . Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa .

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện .

*GDKNS : KN tự nhận thức ; KN giao tiếp hiệu quả . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình trang 30 , 31 SGK .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Khởi động : (1’) Hát .

2. Bài cũ : (3’) Phòng bệnh béo phì . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

3. Bài mới : (27’) Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .

b) Các hoạt động :

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số

bệnh lây qua đường tiêu hóa .

MT : HS kể được tên một số bệnh

lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này .

PP : Trực quan , giảng giải , đàm

thoại . ĐD DH : - Hình trang 30 , 31 SGK . Hoạt động lớp . - Lo lắng , khó chịu , mệt , đau … - Tả , lị … - Tự trả lời . *GDKNS : KN tự nhận . - Đặt vấn đề : + Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc triêu chảy ? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào ?

+ Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác mà em biết . - Giảng về triệu chứng của một số bệnh :

+ Tiêu chảy : Đi ngoài phân lỏng , nhiều nước từ 3 hay nhiều lần hơn nữa trong 1 ngày , cơ thể bị mất nhiều nước và muối

+ Tả : Gây ra ỉa chảy nặng , nôn mửa , mất nước và trụy tim mạch . Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời , bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm .

+ Lị : Triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới , mót rặn nhiều , đi ngoài nhiều lần , phân lẫn máu và mũi nhầy .

- Hỏi : Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào ?

- Kết luận : Các bệnh như tiêu chảy , tả lị đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách . Chúng đều bị lây qua đường ăn uống . Mầm bệnh chứa nhiều trong phân , chất nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân nên rất dễ phát tán , lây lan gây ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của . Vì vậy , cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh .

Hoạt động 2 : Thảo luận về nguyên

nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa .

MT : HS nêu được nguyên nhân và

cách đề phòng một số bệnh lây qua

đường tiêu hóa .

PP : Trực quan , giảng giải , đàm

thoại .

Một phần của tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 cả năm_CKTKN_Bộ 1 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w