5. Nhận xét chung về hình thức và nội dung các tạp chí kinhtế
3.2 Giải pháp về tổ chức cán bộ trong toà soạn tạp chí kinhtế
Việc tổ chức lao động báo chí có khoa học cùng với việc nâng cao trình độ của những người làm tạp chí và vai trò của Tổng biên tập, Ban biên tập là yếu tố có tính quyết định đối với sự phát triển toàn diện hoạt động Toà soạn và tờ tạp chí. Công tác tổ chức phân công công việc, vừa chuyên môn hoá, vừa hợp tác trong quá trình lao động báo chí, xây dựng và thực hiện chế độ làm việc hợp lý có tác dụng thúc đẩy hoạt động tạp chí. Vai trò của Tổng biên tập, ban biên tập
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
rất quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành, giải quyết các quan hệ trong nội bộ, nhất là xử lý hài hoà các vấn đề nảy sinh trong kế hoạch nội dung, cơ cấu nội dung tạp chí. Ngoài ra nghiệp vụ kinh doanh báo chí cũng là việc hết sức quan trọng trong điều kiện kinh tế thị trường. lãnh đạo tờ báo trong điều kiện kinh tế thị trường khác với làm báo thời kỳ bao cấp. Trong thời kỳ bao cấp, cần ra một tờ báo thì ngoài quyết định, giấy pháp đã có cả trụ sở, phương tiện làm việc , lương và nhuận bút của tác giả. Tiền giấy, công in và phát hành cũng được cơ quan chủ quản lo. Giờ đây nhiều tạp chí kinh tế tuy đã không còn được bao cấp hoàn toàn nhưng cũng được một số ưu đãi. Sự cạnh tranh về thông tin gay gắt giữa các cơ quan báo chí thời kinh tế thị trường đã làm cho các tạp chí nhất là tạp chí kinh tế luôn quan quan tâm hàng đầu đó là số lượng phát hành. Lượng phát hành phản ánh chất lượng và sức sống của tờ tạp chí . Tạp chí bán được, theo kinh tế chính trị là những tờ thực hiện được giá trị vì có giá trị sử dụng tốt (là những tờ có nhiều bài báo hay và có chất lượng). Ngoài ra cần mở rộng , đa dạng hoá các loại ấn phẩm báo chí. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho phóng viên, biên tập viên đáp ứng với điều kiện làm báo trong thời kỳ mới.
Việc chuẩn bị đội ngũ phóng viên, biên tập viên
Vấn đề vô cùng quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng báo chí viết về kinh tế, quyết định nhất vẫn là đội ngũ người cầm bút: đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ chỉ đạo, duyệt bài. Không phải lĩnh vực độc quyền cho người viết nhưng viết về kinh tế đòi hỏi người viết phải là người có sự hiểu biết sâu về kinh tế, có lập trường, quan điểm đúng, cả đạo đức, phẩm chất chính trị và lối sống, có tâm sáng. lòng trong làm nên ngòi bút sắc. Bao trùm lên là đòi
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
hỏi người cầm bút phải có trí tuệ, có tầm nhìn, có tâm đầy nhiệt huyết. Bên cạnh đó toà soạn cần trang bị cho phóng viên, biên tập viên một số vấn đề như :
- Tăng cường giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, góp phần nâng cao bản lĩnh và trình độ chính trị cho mỗi phóng viên, biên tập viên.
- Tăng cường giáo dục nâng cao hiểu biết cho cán bộ phóng viên, biên tập viên về giá trị văn hoá truyền thống, lòng tự hào đân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của phóng viên trong việc đưa tin, viết bài và tạo điều kiện cho họ được tham gia các khoá đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài nước, các khoá bổ túc nghiệp vụ báo chí và những khoá học nghiệp vụ chuyên ngành dài hạn. Đặc biệt là với sự bùng nổ của mảng thông tin tài chính – kinh tế việc nâng cao hiểu biết cho phóng viên về nâng cao nghiệp vụ để có những bài viết chắt lọc và hay. Các cán bộ, phóng viên có trình độ vi tính, ngoại ngữ cao để có thể bắt nhịp được với xu thế của thời đại.
Đội ngũ biên tập viên có kiến thức kinh tế chuyên sâu rất quan trọng vì nhiệm vụ của họ là góp phần gọt giũa, nâng cao giá trị bài viết. Muốn vậy, biên tập viên trong lĩnh vực kinh tế phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu là có kiến thức về lĩnh vực này. Người biên tập phải có trình độ cao hơn người viết mới có thể nâng tầm bài viết. Song trong bối cảnh hiện nay, khi mà phóng viên kinh tế giỏi, thậm chí chỉ là viết được, trở nên hiếm hoi và “có giá” vì nhu cầu rất lớn của các toà soạn về mảng thông tin này, thì việc tìm được một phóng viên, biên tập viên kinh tế giỏi là rất khó.
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà Để có được những thông tin kinh tế có chất lượng, một trong những điều
kiện tiên quyết đối với mỗi toà soạn theo chúng tôi là phải xây dựng được đội ngũ biên tập viên, ngoài sự mẫn cán, ý thức trách nhiệm cao, cần có kiến thức kinh tế chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn. Trong bối cảnh “lực bất tòng tâm” thì giải pháp tốt nhất đối với mỗi tờ báo là phải tự điều chỉnh lại qui trình toà soạn, làm sao đảm bảo thông tin được kiểm soát tốt nhất đến phút cuối
Chủ động bổ sung lực lượng phóng viên mới.
Chính vì những biến động rất nhanh của đời sống báo chí kinh tế trong thời gian gần đây, việc nhanh chóng bổ sung đội ngũ phóng viên trẻ, có kiến thức kinh tế để đào tạo bổ sung đội ngũ phóng viên trẻ, có kiến thức kinh tế để đào tạo và bổ sung đội ngũ phóng viên là rất cần thiết.
Xây dựng tốt mạng lưới chuyên gia và cộng tác viên
Đây là một kinh nghiệm tưởng cũ nhưng lại rất mới trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế, đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng đánh giá và phân tích tốt. Song đa phần trong số họ có nhược điểm chung là viết dài, ngôn ngữ viết ít tính báo chí, tính thời sự chưa cao… để khắc phục những nhược điểm này, rất cần có những biên tập viên/phóng viên giỏi của toà soạn, có uy tín thường xuyên liên hệ, chủ động đặt bài, đặt đề tài, gây dựng mối quan hệ hợp tác và sau đó biên tập, thậm chí viết lại những bài viết đầy ắp thông tin đó theo ngôn ngữ báo chí.
3.3 Đổi mới đồng bộ nội dung và hình thức tạp chí Kinh tế phù hợp với nhiệm vụ mới.
Về nội dung: cần đổi mới tư duy viết về kinh tế, định hướng rõ chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam từ nay đến năm 2020. Viết về kinh tế với đa
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
dạng về nội dung, những tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, phản ánh sâu rộng tình hình kinh tế xã hội của các địa phương và cả nước.
Trước hết là xác định rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ đó có hướng tuyên truyền trên các tạp chí với các thể loại khác nhau để nhân dân nắm vững. Việc tuyên truyền đòi hỏi phải nhanh, kịp thời và chính xác.
Tuyên truyền, phát hiện những điển hình tiên tiến, nhân tố mới, gương làm kinh tế giỏi để chứng minh, làm phong phú cho sự đúng đắn của đường lối chủ trương, chính sách để mọi người tin và làm theo.
Về cách thể hiện: viết về kinh tế có thể sử dụng hầu hết các thể loại báo
chí (đưa tin, phản ánh, xã luận, bình luận, phỏng vấnv.v…) Hiện nay trên các tạp chí cũng đã xuất hiện nhiều bài phản ánh xen lẫn phóng sự, có phần bình luận, đánh giá của người viết. Như vậy thể loại viết cho tạp chí kinh tế rất phong phú. Nội dung không hạn hẹp, thể loại phong phú, giúp cho các nhà báo viết bài, đưa tin góp phần xây dựng và phát triển kinh tế.
Xưa nay, độc giả ít khi muốn đọc các bài viết về kinh tế vì nó khô khan, công thức, ít truyền cảm tuy nhiên với các cách thể hiện khác nhau để nêu bật được vấn đề, cách phân tích, bình luận về một sự kiện kinh tế sẽ hấp dẫn người đọc hơn. Điều đặc biệt quan trọng là hình thức, ngôn ngữ viết về kinh tế có vị trí quan trọng. Bởi kinh tế là lĩnh vực khó, hình thức chuyển tải của người viết đến bạn đọc phải có sức hấp dẫn.
Đổi mới hình thức trình bày : Trình bày ấn phẩm đa dạng, sinh động cũng
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
hấp dẫn của mình. Tuy nhiên, chuẩn mực về cái đẹp ở mắt mỗi người nhìn là khác nhau. Cần có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố nội dung và hình thức để bắt mắt và cuốn hút độc giả. Về trình bày bìa phải có những nội dung chủ đạo của số báo đó, hoặc nêu bật sự kiện trọng đại được thông tin trong thời gian đó. Về trình bày trang ruột hầu hết các tạp chí còn làm maket theo khuôn mẫu và ít có tính sáng tạo. Chúng tôi thấy để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, các báo cần phải đổi mới theo phương châm: đa dạng, phong phú, sinh động, bắt mắt sao cho người đọc từ chỗ ưa nhìn đến thích đọc mục tiêu vẫn là giữ được nét chân phương, đứng đắn nhưng không khô cứng, đơn điệu. Điều này thể hiện ở một số điểm như:
- Nên dùng nhiều kiểu chữ để tạo nên sự sinh động trong mỗi số tạp chí nhưng tránh dùng những kiểu chữ rắc rối, khó đọc. đa dạng trong cách trình bày tiêu đề, ảnh, nền ruột, sẽ khắc phục được cảm giác nhàm chán của người đọc với những bài viết về cùng một mảng đề tài, một dạng thông tin
- Tăng số lượng ảnh minh hoạ sẽ tăng sức thuyết phục cho bài viết nhưng tuyệt đối tránh những bức ảnh không ăn khớp với nội dung, bài, ảnh không có chú thích phù hợp.
- Tiêu đề nên trình bày ngắn gọn, tạo sự thu hút cho người đọc.
- Tạo vi – nhét cho mỗi chuyên mục
- Mềm mại, hài hoà, trang nhã hoá maket các trang chính trị và quảng cáo.
3.4Tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc đối với báo chí nói chung và các tạp chí kinh tế nói riêng
Các toà soạn cần quán triệt sâu sắc nghị quyết Đại hội X của Đảng và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về tăng cường công tác quản lý báo
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
chí (thể hiện qua chỉ thị 22/CT-TW của Bộ Chính trị khoá VII; Thông báo số 162- TB/TW của Bộ Chính trị khoá IX, thông báo số 68-TB/TW của Bộ CHính trị khoá X; Quyết định số 388/QĐ-CP và Chỉ thị số 37/2006/TC-TTG của Thủ tướng Chính phủ) để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước, giao lưu, hội nhập với bên ngoài. Việc quản lý báo chí phải có sự quy hoạch lại các cơ quan báo chí trong cả nước để tránh sự chồng chéo, trùng lắp về nội dung thông tin.
- Tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về báo chí. Hiện nay Luật báo hí và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động báo chí – truyền thông, dù đã sửa đổi, bổ sung đáng kể nhưng vẫn còn mang tính chung chung của luật khung, nhất là các điều khoản qui định các việc báo chí không được làm. Ví dụ việc thông tin không chính xác về chứng khoán có thể gây tác hại to lớn cho bộ phận này nhưng lại là lợi lớn cho bộ phận khác. Nhưng nếu áp dụng chế tài của qui định pháp luật về báo chí đối với việc thông tin không chính xác thì chỉ là cải chính và có thể là phạt tiền ở mức nào đó. Như vậy mất cân đối giữa khả năng vi phạm và mức độ răn đe. Như vậy rất cần có sự thay đổi, bổ sung Luật báo chí và các luật liên quan đến báo chí để phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác quản lý báo chí và hoạt động báo chí.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời. kiên quyết, nghiêm minh các cơ quan báo chí và nhà báo có sai phạm . Tiếp tục thực hiện việc đăng phát công khai các sai phạm của cơ quan báo chí và hình thức xử lý sai phạm của cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với trường hợp vi phạm kéo dài, lặp đi lặp lại phải đình chỉ hoạt động để kiện toàn, củng cố.
- Đánh giá tình hình hoạt động của các cơ quan báo chí có xu hướng thoát ly sự quản lý của các cơ quan chủ quản và cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
báo chí, không để tư nhân “núp bóng” để chi phối nội dung báo chí; đánh giá về hiệu quả hoạt động hợp tác báo chí với nước ngoài trong việc đào tạo lại và nâng cao nghiệp vụ báo chí cho phóng viên, biên tập viên.
- Cần nghiên cứu thử nghiệm xây dựng một vài mô hình tập đoàn báo chí – truyền thông nhà nước mạnh. Các tập đoàn này mạnh cả về con người, cả về kinh tế, kỹ thuật. Các tập đoàn này sẽ đáp ứng phần cơ bản nhu cầu chính đáng về thông tin của xã hội.
- Xây dựng quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí; tạo lập được đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí vừa có đức, vừa có tài tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với Tổ quốc Việt Nam