Những nội dung chủ yếu thể hiện trong các chuyên mục

Một phần của tài liệu Khối tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến trrình hội nhập và phát triển (Trang 52)

1. Khái quát chung

2.2.2 Những nội dung chủ yếu thể hiện trong các chuyên mục

Trong 13 chuyên mục được thể hiện trong tạp chí nghiên cứu kinh tế có 3 chuyên mục chủ yếu: Kinh tế vĩ mô ;Tài chính - tiền tệ ; và Quản lý kinh tế. Xét về tính chất và phạm vi nội dung thì các bài trong 3 chuyên mục này thường có liên quan đến nhau. Trong đó, chuyên mục về tài chính - tiền tệ được thể hiện với nhiều nội dung cụ thể :

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

- Tín dụng ngân hàng cho người nghèo, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xu hướng cạnh trang phát triển thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng; hệ thống thông tin tín dụng.

- Quan hệ tiền tệ và giá cả; chế độ tỷ giá hối đoái, thị trường chứng khoán, kiều hối, chế độ bảo hiểm xã hội, cơ chế giá trần, giá sàn …

- Tài chính công, đánh giá ngân sách nhà nước. - Lạm phát , lý luận và thực tiễn

- Một số vấn đề về tài chính, vốn đầu tư gián tiếp… trong hội nhập quốc tế.

Chuyên mục kinh tế vĩ mô và quản lý kinh tế đều phản ánh phạm vi nội dung nền kinh tế chung, phản ánh một số vấn đề kinh tế tổng hợp như: - Hiệu quả đầu tư ở Việt Nam „ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế và tăng trưởngkinh tế bền vững; Chính sách đất đai; Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ; Đình công - vấn đề lý luận và thực tiễn; công tác thuế.

Cùng với 3 chuyên mục trên, chuyên mục “Hợp tác đầu tư- Hội nhập kinh

tế” cũng phản ánh những bài viết có nội dung tương tự. Đó là :

-Chuyển giao công nghệ ; thị trường tài chính Việt Nam, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp (theo ngành); thương mại quốc tế ; chính sách xuất khẩu, tác động của ODA, gia nhập WTO: cơ hội và thách thức cho Việt Nam ; v.v…

Chuyên mục Kinh tế chính trị có vai trò quan trọng phản ánh nội dung cần được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên mức độ đề cập vấn đề này ở đây còn mỏng vỏn vẹn có 5 bài (của 2 năm 2006 và 2007 và 6 tháng đầu năm 2008).Như: Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Xây dựng hệ thống thị trường; Sự bình đẳng giữa các thành phần kinh

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

tế; Từ kế hoạch đến thị trường (2006) và năm 2007 chỉ có bài về “giải phóng lực lượng sản xuất … quá trình đổi mới ở Việt nam “

Chuyên mục “Nông nghiệp - nông thôn “ và “Lao động - việc làm” có nhiều nội dung liên quan nhau với các vấn đề trong chuyên mục “Kinh tế địa phương”.

Các quan hệ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được đề cập với nhiều bài báo trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động nông thôn; các chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách an sinh xã hội trong nông thôn Việt Nam: Hợp tác xã kiểu mới; phát triển thị trường nguyên liệu thuỷ sản; vấn đề đất đai ở nông thôn Việt Nam; phát triển kinh tế trang trại;

Vấn đề Lao động Việc làm có những nội dung chính như : Thị trường lao dộng; Về tham gia BHXH của các doanh nghiệp; Đào tạo và phát triển lao động kỹ thuật; Tiền lương tối thiểu; Việc làm và đời sống người lao động trong doanh nghiệp FDI; Tiền lương và đình công; Thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO…

Chuyên mục Dành cho các nhà kinh doanh chủ yếu phổ cập những kiến thức về cơ chế thị trường, tư vấn và hỗ trợ cho nhà kinh doanh hoạt động vi mô có hiệu quả, lý thuyết và sự vận dụng trong doanh nghiệp. Trong cả hai năm (2006, 2007) và 6 tháng đầu năm 2008 có 15 bài với nội dung sau: Điểm cân bằng thị trường, phát triển thương hiệu sản phẩm; bài toán định giá thương hiệu; Xây dựng văn hoá doanh nghiệp; Phát triển tư vấn quản lý; Chính sách nhân sự cấp cao ở doanh nghiệp; Lý thuyết lợi thế cạnh tranh bền vững, Tập đoàn kinh tế lý luận và thực tiễn …

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

Kinh tế địa phương cũng là chuyên mục có dung lượng trung bình mỗi

năm 6 hoặc 7 bài đề cập vài vấn đề chính của kinh tế vùng, lãnh thổ và gắn với một số địa phương cụ thể, như FDI tại Đà Nẵng; Hiệu quả vốn đầu tư ở Quảng Trị; Chiến lược phát triển kinh tế đồng bằng Sông Cửu Long, Cơ chế đầu tư ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Cổ phần hoá công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long; Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và vấn đề việc làm cho lao động có đất bị thu hồi…

Kinh tế thế giới là một chuyên mụcđề cập những kinh nghiệm mô hình

phát triển của một số nền kinh tế phát triển, chính sách và quan hệ kinh tế giữa các nước có tác động đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam … với một số nội dung số chuyên dưới đây:

- Kinh nghiệm thu hút ODA, thu hút FDI của một số nước châu Á

- Công nghiệp hoá của Nhật Bản, những bài học lịch sử; Sự thần kỳ Đông Á; Hàn Quốc bài học và thiết kế trình tự tự do hoá tài khoản vốn.

- Triển vọng hợp tác tiền tệ khu vực Đông Á; Quan hệ ASEAN- Trung Quốc; Hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA) của Mỹ; đầu tư ra nước ngoài của các nước

- Vấn đề nâng giá đồng Nhân dân tệ; chính sách đồng Đô la mạnh

Lịch sử kinh tế là một chuyên mục riêng có của Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Nội dung chuyên mục tuy không đề cập được toàn diện, có hệ thống các vấn

đề lịch sử qua các thời kỳ lịch sử của nước nhà, nhưng chuyên mục cũng đề cập được một số khía cạnh đáng ghi nhớ, những bài học kinh nghiệm từng thời điểm nhất định. Đó là : - Bước khai phá đổi mới giai đoạn 1991 - 2006; 15 năm “lột xác” của nền kinh tế(1986 - 2001) ; cục diện mới ở Việt nam thời đoạn 1991 - 2006

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

- Đặc trưng kinh tế hàng hoá ở Hà Nội thời Pháp thuộc, Chính phủ Dân chủ cộng hoà và bài toán về môi trường kinh tế xã hội sau Cách mạng Tháng Tám;- Gốm Việt nam trong thương mại thế kỷ XVII…

Chuyên mục Điều tra dù mỗi năm chỉ có 1 bài, song ở đây đã phản ánh

được vấn đề cung cấp những thông tin thực tế quan trọng, làm căn cứ cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách của Nhà nước. Năm 2006, xác định hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp qua số liệu điều tra doanh nghiệp các năm 2000 - 2003; tiếp đến năm 2007 có bài về môi trường sống của người nông dân vùng chuyển đổi đất cho khu công nghiệp.

Chuyên mục Thông tin cũng là chuyên mục phản ánh mấy dạng thông tin gắn liền với việc nghiên cứu sự kiện kinh tế thế giới và trong nước, như: - Kết quả chủ yếu của Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước về „kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”; 25 thương hiệu sáng giá nhất thế giới năm 2007; 50 nước có khả năng cạnh tranh hàng đầu thế giới năm 2006; Những chiến lược cạnh tranh mới của châu Á

- Khủng hoảng thị trường bất động sản Mỹ; Châu Á sau 10 năm khủng hoảng tài chính; Sản xuất, tiêu thụ vàng thế giới (2007 – 2008); Thiếu hụt ngân sách ở Mỹ, Thu nhập dân cư Việt Nam và so sánh với các nước ASEAN…

2.2.3. Đặc trưng thể hiện nội dung các bài viết trong các chuyên mục của tạp chí Nghiên cứu kinh tế

Một phần của tài liệu Khối tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến trrình hội nhập và phát triển (Trang 52)