Nội dung thông tin trong các tạp chí kinhtế

Một phần của tài liệu Khối tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến trrình hội nhập và phát triển (Trang 32)

Kinh tế là một lĩnh vực bao quát một phạm vi rất rộng có nhiều hệ thống nhỏ theo cấp bậc, đan xen lẫn nhau. Đó là “Tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái xã hội- kinh tế nhất định, là tổng thể những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất nhất định và những yếu tố phương tiện có liên quan tới lợi ích vật chất của con người” (1).

Nếu xét về phương diện khoa học kinh tế thì “kinh tế học là khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất, về các qui luật chi phối quá trình sản xuất và trao đổi của cải vật chất trong xã hội con người ở các giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau của nó” (2).

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng một lần nữa khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ phải trải qua nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính quá độ. Trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế của thời kỳ quá độ, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh những đặc trưng rất cơ bản: “Đảng và Nhà nước

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

ta thực hiện chủ trương nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều

hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa: đó là nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa”.

______________________________________________

(1) Từ điển tiếng Việt 2000, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng

(2) Sách đã dẫn

“Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp cả mặt sở hữu, quản lý và phân phối”.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Chế độ sở hữu công cộng (Công hữu) về tư liệu sản xuất từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Xây dựng chế độ đó là một quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao…Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, tạo ra công bằng xã hội.

Như vậy, đối tượng nghiên cứu hay là nội dung thông tin của các tạp chí kinh tế, cả về phương diện lý luận cũng như về thực tiễn có phạm vi hết sức rộng

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

và bao quát nhiều mặt của lĩnh vực kinh tế. Đó là sự vận động của các qui luật kinh tế đó trong thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng lãnh thổ, cùng những hoạt động của các thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo quan hệ sản xuất của từng thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu giữa các thành phần kinh tế với nhau giữa trong và ngoài nước. Nghiên cứu và thể hiện những vấn đề này theo các ngành kinh tế quốc dân với phạm vi rộng cả nước hay trên địa bàn vùng lãnh thổ nhất định, rõ ràng nội dung thông tin của các tạp chí kinh tế có phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu của tạp chí kinh tế có thể vừa bao quát các vấn đề tổng thể, vừa cần thiết phải đi sâu vào từng khía cạnh các vấn đề kinh tế cụ thể đặc thù.

Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, nghiên cứu sự phát triển quan hệ sản xuất nước ta không chỉ xem xét chung sự vận động của các qui luật chung mà còn phải nghiên cứu từng yếu tố hình thành quan hệ đó. Gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất, việc nghiên cứu các yếu tố của lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất theo ngành kinh tế quốc dân hay theo địa phương vùng, lãnh thổ và của các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế …cũng là đối tượng nghiên cứu rộng lớn của tạp chí kinh tế. Trong việc xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sự quản lý của Nhà nước có vai trò rất quan trọng, vì vậy đây cũng là một mảng nội dung của các tạp chí kinh tế cần đề cập. Đồng thời, sự phát triển kinh tế – xã hội luôn chịu sự tác động của

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

môi trường, các điều kiện tự nhiên, xã hội trong nước và trên thế giới. Do đó khi nghiên cứu các hoạt động thường phải xét giữa mối quan hệ giữa tổng thể kinh tế với các tác động của môi trường bên trong và nên ngoài. Tuy nhiên đối tượng của nghiên cứu của mỗi trường hợp cụ thể của mỗi đơn vị tạp chí kinh tế lại cần và có thể chỉ giới hạn trong phạm vi nội dung nhất định, vì những lý do dưới

đây;

Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu có phạm vi trách nhiệm, quyền hạn nghiên cứu, giải quyết một mặt hoạt động nào đó trong lĩnh vực kinh tế. Mỗi đơn vị tạp chí thuộc từng cơ quan đó lại chỉ có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn về những nội dung thông tin kinh tế gắn với chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản tạp chí. ở đây đối với cả các tạp chí lý luận kinh tế hoặc các tạp chí ngành đều không có khả năng đề cập nhiều nội dung và cũng không thể hiện nội dung thông tin kinh tế một cách dàn trải, chồng chéo, không có trọng tâm, trọng điểm xa rời đối tượng phục vụ.

Giới hạn trong phạm vi nội dung nhất định còn thể hiện trách nhiệm đảm bảo tôn chỉ mục đích, tính cách riêng của mỗi đơn vị kinh tế nhất định có như vậy mới có điều kiện khắc phục những trùng lặp nội dung, nhiễu loạ thông tin và giảm hiệu quả truyền tải thông tin, xác lập đúng phạm vi nội dung thông tin còn thể hiện sự thực hiện phân công lao động hợp lý theo qui hoạch phát triển các hệ thống tạp chí kinh tế ở nước ta.

Việc nắm vững hợp lý nội dung thông tin của mỗi tạp chí kinh tế theo tôn chỉ mục đích nhất định còn là cơ sở tổ chức lực lượng, xác định hoạt động của mỗi đơn vị tạp chí phù hợp với khả năng thực tế của mình trong quá trình phát triển.

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

Việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thông tin văn hoá . Báo chí nói chung và các tạp chí Kinh tế nói riêng cần thực hiện đầy đủ chức năng của mình, phát triển đúng hướng, mạnh mẽ, vững chắc, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinh hoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG KHỐI CÁC TẠP CHÍ KINH TẾ NƢỚC TA HIỆN NAY 1. Khái quát chung

Trong hơn 20 năm (1986- 2007) gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế đất nước, hệ thống báo chí nước ta có những chuyển biến rất cơ bản, vừa mở rộng nhiều loại hình báo, tạp chí, vừa có những thay đổi cả về hình thức và nội dung.

Xét về nội dung, các tạp chí kinh tế có hai vấn đề lớn có liên quan chặt chẽ với nhau cần được xem xét. Đó là cơ cấu nội dung và nội dung thể hiện các chuyên mục cùng các bài viết gắn với từng chuyên mục trong mỗi kỳ tạp chí nhất định.

Về cơ cấu nội dung mỗi tờ báo hay tạp chí thường được xác định cơ cấu nội dung riêng. Cơ cấu nội dung của mỗi tờ báo hay tạp chí là hệ thống những chuyên mục được xác định theo mục đích tạp chí, phạm vi nội dung và thể loại truyền tải thông tin phù

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà hợp với đối tượng nghiên cứu của từng tạp chí và đối tượng bạn đọc. Các chuyên mục

được xác định hợp lý không chỉ làm nổi bật những trọng tâm, trọng điểm của nội dung từng tạp chí phản ánh mà còn làm tăng thêm sự hấp dẫn, thu hút người đọc quan tâm đến những thông tin hữu ích của từng tạp chí.

Qua khảo sát thực tế mỗi loại hình tạp chí kinh tế đều xác định tên những chuyên mục khác nhau. Trong đó có thể đề cập loại hình chủ yếu được phân theo tính chất và phạm vi nội dung mà tạp chí thể hiện: (1) Tạp chí về khoa học kinh tế thuộc các trường đại học kinh tế ; (2) Tạp chí về kinh tế chung thuộc các Viện kinh tế, Viện quản lý kinh tế; (3) Tạp chí về lĩnh vực kinh tế tổng hợp thuộc các Bộ tổng hợp như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường...; (4) Tạp chí về các lĩnh vực kinh tế ngành (ngành chung, kinh tế xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại). Ngoài ra các ngành kinh tế kỹ thuật còn gồm có các tạp chí phản ánh cả về nội dung kinh tế và kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, như xây dựng công nghiệp; nông nghiệp trong đó trồng trọt, thuỷ sản, lâm nghiệp; dịch vụ: vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, thuế.

Dưới đây là kết quả khảo sát 4 loại hình của 4 tạp chí tiêu biểu trong hai năm (2006- 2007) và 6 tháng đầu năm 2008 - thời gian có những sự kiện diễn biến tổng kết 20 năm đổi mới đất nước và Việt Nam tham gia WTO

Về nội dung mỗi tạp chí được thể hiện chủ yếu theo tôn chỉ, mục đích của từng

tạp chí đó; đặc biệt gắn với đặc điểm tình hình kinh tế trong nước, trong ngành trong từng thời kỳ nhất định. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới, đồng thời bước vào giai đoạn cuối đàm phán tham gia WTO, hoạt động kinh tế của các ngành và các vùng, các lĩnh vực đều có nhiều chuyển biến tích cực theo định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước.

Gắn liền với thực tiễn đó, nếu xem xét nội dung mà các tạp chí thể hiện từ năm 2006 - 2007 và nửa đầu năm 2008 thì các tạp chí kinh tế đều phản ánh nội dung cụ thể,

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

những khía cạnh khác nhau phù hợp với những chuyển biến thực tế của giai đoạn này. Đó là những đánh giá tổng hợp về những thành tựu, kinh nghiệm của 20 năm đổi mới đối với các lĩnh vực hoạt động (các ngành kinh tế, các hình thức tổ chức kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm …)

Những chủ trương và giải pháp mới phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội X(Sau Đại hội Đảng và các Hội nghị Trung ương 2,3,4,5 …) nhất là sự hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng XHCN(cả về lý luận và thực tiễn ) phương hướng và giải pháp thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Một sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là những tác động tích cực, những thách thức khi tham gia (trước và sau WTO)

2.1 Tạp chí Phát triển kinh tế

Tạp chí khoa học kinh tế thuộc trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh . Tạp chí phát hành hằng tháng. Năm 2006 có 12 kỳ và mỗi kỳ 64 trang; năm 2007, Tạp chí vẫn ra hằng tháng nhưng số trang giảm hơn còn 48 trang.

Do đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tạp chí là khoa học kinh tế, phục vụ cho các nhà khoa học (các giáo viên trong các khoa, trường giảng dạy về kinh tế; cán bộ nghiên cứu ở các viện, các cơ quan tổng hợp thuộc các cấp trung ương, địa phương…)Tạp chí cũng phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, trao đổi khoa học kinh tế của các sinh viên trong các trường đại học (kể cả những khoa có liên quan đến các môn học kinh tế, khối kinh tế); là nơi công bố những công trình nghiên cứu khoa học(đề tài khoa học của giảng viên, luận văn nghiên cứu sinh)

2.1.1 Cơ cấu nội dung Tạp chí Phát triển kinh tế

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

Số tháng 1 năm 2006 vào dịp xuân Bính Tuất có thêm chuyên mục “Hương sắc mùa Xuân‟ với 4 bài, 15 trang đề cập về mùa xuân và Tết cổ truyền chiếm 23,5% trong tổng số trang của kỳ Tạp chí (64 trang)

Số tháng 2- nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập đảng và chuẩn bị khai mạc Đại Hội lần thứ X của Đảng, Tạp chí có chuyên mục “Góp ý cho Đại hội X của Đảng” với 3 tác giả, 3 bài, 6 trang chiếm gần 10% tổng số trang

Số tháng 6 nhân kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6) Tạp chí cũng dành 7 trang /3 bài về cách viết một bài báo khoa học, về nghề báo, chiếm 11% tổng số trang. Các kỳ khác trong năm cơ cấu chung của mỗi tờ tạp chí đều được xác định thống nhất với các chuyên mục như sau: (ví dụ Tạp chí kinh tế phát triển số 187 tháng 5- 2006

Số bài Số trang % trang Giải pháp tăng trưởng tín dụng ổn định và

bền vững (tên chuyên đề từng kỳ)

5 19 29,7

Nghiên cứu và phát triển 11 30 46,8

Giáo dục ( hoặc văn hoá ) 2 5 7,8

Pháp luật và quản lý 1 3 4,7

Câu chuyện doanh nhân 1 1 1,6

Sáng tạo và phát triển 2 2 3,1

Năm tháng và sự kiện 2 3 4,7

Mục lục 1 1,6

Cộng 24 64 100

Trong năm 2006, với 64 trang mỗi kỳ Tạp chí Kinh tế phát triển được phân bố thành 7 chuyên mục; tập trung số bài, số trang cho hai chuyên mục đầu. Trước hết, tạp

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

chí dành 29,7% số trang cho phần chuyên đề. Nội dung của chuyên đề này có sự khác nhau giữa các kỳ trong năm. Sau đó chuyên mục Nghiên cứu phát triển thường được dành 50% tổng số trang. Còn lại 5 chuyên mục sau chỉ chiếm khoảng trên 20% tổng số trang của mỗi kỳ. Ở đây, mỗi chuyên mục có một bài viết ngắn, hoặc là những tin vắn

về các tin hoạt động kinh tế (công nghiệp, xuất khẩu, vận tải, du lịch… trong tháng) và hoạt động của vài công ty; những sự kiện kinh tế(xuất khẩu, ngân sách, tín dụng …) cộng dồn trong tháng trong năm và một trang tổng hợp về giá cả thị trường.

Trong năm 2007, tạp chí Phát triển kinh tế tiếp tục phát hành tháng nhưng số

trang giảm còn 48 trang, chiếm 75% so với mỗi kỳ của năm 2006. Từ đó cấu trúc nội dung cũng thay đổi nhất định.

Riêng số Xuân Đinh Hợi (2007) tạp chí Phát triển kinh tế số 1- 2007 giữ 64 trang dành nội dung phục vụ yêu cầu kỳ đầu năm với 3 chuyên mục:

Tổng kết và dự báo với 8 bài 21 trang, 32,8% trong tổng số trang phản ánh tổng hợp nền kinh tế, kinh tế Việt Nam và thế giới, công nghiệp Việt Nam, vấn đề thông tin thị trường chứng khoán và đánh giá; dự báo triển vọng của đồng đô la Mỹ.

Nghiên cứu và phát triển với 8 bài, 29 trang chiếm gần 1/2 số trang(45%) với nội dung tương tự và hầu hết là nghiên cứu, trao đổi các vấn đề như những năm trước.

Gắn với xuân Đinh Hợi chuyên mục Văn hoá thời hội nhập với 8 bài , 18 trang chiếm 28% trong tổng số trang, gồm các bài về kinh tế hàng hoá thời Lý - Trần; văn hoá “bảng hiệu” về niềm tin thuộc tâm linh; tính hài hước của bài báo và các bài về con lợn.

Từ số tháng 2- 2007, Tạp chí phát triển kinh tế có 48 trang mỗi kỳ. Mặc dù số

Một phần của tài liệu Khối tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến trrình hội nhập và phát triển (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)