Tạp chí Thương mại thuộc cơ quan của Bộ Thương mại (trước đây) và từ cuối năm 2007 là của Bộ Công thương. Trong cơ quan Bộ Công thương, Tạp chí Thương mại là một trong nhiều đơn vị truyền thông đại chúng.
Tạp chí Thương mại, xuất bản từ năm 1990, đến nay được 18 năm. Những năm đầu ra hằng tháng sau dần tăng kỳ, mỗi tháng ra 2 sốvà từ năm 2005 đến tháng 8 năm 2008 tạp chí Thương mại ra 4kỳ/tháng. Nhưng từ tháng 1 năm 2008 số trang mỗi số ấn định 48 trang. Riêng các số đặc biệt vào dịp năm mới và Tết đều được ghép 2 số /kỳ hoặc 3số/kỳ (năm 2006 ghép số 1+2, năm 2007, số Xuân Đinh Hợi ghép 3 số /kỳ với 112 trang ruột không kể những trang phụ bản quảng cáo) . Các số thường kỳ cũng như các số đặc biệt, tạp chí đều in trên giấy láng ngoại và phụ bản được in 4 màu , các bài trang ruột in 2 màu.
Tạp chí Thương mại là một cơ quan tạp chí có qui mô Toà soạn thuộc loại lớn; ngoài trụ sở toà soạn tại Hà Nội, có trụ sở Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và có đại diện tại Đồng bằng Sông Cửu Long (Cần Thơ), Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột), Tây bắc (Việt Trì), miền Trung (Đà Nẵng), Đông Bắc (Bắc Giang).
Là cơ quan truyền thông của một ngành kinh tế tổng hợp với nhiều tiểu ngành hoạt động dịch vụ về thương mại, tạp chí Thương mại là đơn vị tạp chí có nhiều lợi thế, nhất là về phạm vi nghiên cứu rộng, đối tượng phục vụ bao quát
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
nhiều tầng lớp, từ hàng vạn doanh nghiệp – doanh nhân đến đông đảo những cán bộ, viên chức tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ thương mại và các hoạt động liên quan thể hiện qua các loại thị trường (sản phẩm, ngành hàng, thị trường vùng) …qua các khâu quản lý kinh doanh (thu mua, phân phối, chế biến, tổ chức tiếp thị kinh doanh …) giá cả, xuất nhập khẩu, tín dụng.
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của hoạt động dịch vụ thương mại của ngành, tạp chí Thương mại đã xác định cho mình tôn chỉ mục đích: tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại trong các cấp, các ngành hàng và doanh nghiệp; tuyên truyền cổ động, phổ biến các điển hình tiên tiến, các kinh nghiệm hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân tại các địa phương trong cả nước nhằm phát huy sức cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp trong công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.
Nắm vững tôn chỉ mục đích đã xác định, tạp chí Thương mại không ngừng đổi mới nội dung và hình thức; trước hết là đảm bảo cơ cấu nội dung hợp lý và phân phối các bài phù hợp với cơ cấu đó.
2.3.1 Cơ cấu các chuyên mục
Nói chung các kỳ tạp chí, cơ cấu nội dung các chuyên mục được xác định thống nhất gồm 9-10 chuyên mục: Vấn đề cần quan tâm (hay vấn đề chung),
Nghiên cứu- Trao đổi; Pháp luật- an ninh thương mại; Quốc tế; Thị trường; Doanh nghiệp - doanh nhân; Văn hoá thương mại; Thông tin.
Ngoài những chuyên mục thường kỳ như trên, trong một số kỳ cá biệt, tạp chí có thêm chuyên mục: - Kỷ niệm những ngày lễ, Tết và Hướng tới những Đại
hội (Đại hội thương mại toàn quốc); Thành tựu và triển vọng; hay là chuyên san
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
và phát triển thương mại Trà Vinh…) Hoạt động của doanh nghiệp (Mai Linh…) thành phố Thái Nguyên 45 năm phát triển v.v…
Trong chuyên mục “thị trường” có kỳ phản ánh riêng về “thị trường bất động sản”
Một trường hợp khác là bổ sung chuyên mục “ Thường thức Thương mại”.Sản
phẩm mới – dịch vụ mới (giới thiệu mặt hàng của doanh nghiệp…)
Tóm tắt cơ cấu chuyên mục của số thƣờng kỳ (tuần) trong 2 năm 2006,2007
Số 13(423) 2006 Số bài Số trang % Số 13 (471) 2007 Số bài Số trang % Vấn đề đáng quan tâm 2 3 7, Chuyện Quản lý 1 1 2, Nghiên cứu–trao đổi
3 8 20, Diễn đàn đầu tư VN
1 1 2,
Pháp luật – an ninh thương mại
2 4 10, Nghiên cứu – trao đổi
3 7 17, Festival biển (ảnh) - 8 20, Pháp luật – an
ninh thương mại
3 6 15,
Quốc tế 2 3 7, Quốc tế 4 5 12,
Thị trường 3 5 12 Thị trường 8 11 27, Hướng tới kỷ niệm
60 năm TMVN 2 3 7, Doanh nghiệp – doanh nhân 3 3 7, Doanh nghiệp – doanh nhân
3 3 7, Văn hoá thương mại
1 1 2
Văn hoá thương mại
1 1 2, Thông tin - 3 7,
Thông tin - 1 2,
Mục lục 1 Mục lục 1
Cộng trang 18 40 100 cộng trang 24 40 100
Các chuyên mục chủ yếu của mỗi kỳ tạp chí được xác định theo tính tổng hợp (không phân loại chi tiết) ví dụ: “Quốc tế” có thể bao quát nhiều nội dung chi tiết khác nhau. Hoặc “Doanh nghiệp - doanh nhân” cũng mang tính chất chung có thể giới thiệu những kinh nghiệm hoạt động; thành tựu của doanh
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
nghiệp, hoặc khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp; các loại hình doanh nghiệp khác nhau…
Cũng tương tự như vậy, các chuyên mục “Pháp luật”, “thị trường”… cũng có thể phản ánh nhiều nội dung hợp với chuyên mục đó.
- Tuy nhiên, có một số chuyên mục chính được duy trì thường xuyên trong mỗi kỳ (tuần) nhưng số bài, số trang của chuyên mục đó thường rất khác nhau, nhất là các chuyên mục “Thị trường” “Doanh nghiệp - doanh nhân” gắn với yêu cầu quảng bá hình ảnh, hoạt động của từng đơn vị doanh nghiệp cho nên ở đây mỗi kỳ có khi lên tới 8 - 10 bài mỗi bài trên dưới 1 trang; những trang giới thiệu “Sản phẩm mới” được xen thêm trong bài viết.ngoài “Pháp luật” lại còn thêm “Chính sách thuế với cuộc sống”
- Chuyên san có thể dành một số trang để quảng bá cho một sự kiện của
địa phương hay doanh nghiệp nhất định hoặc hệ thống hoá thông tin, tư liệu của Đại hội Đảng; kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Namv.v…
Trong cơ cấu của các tháng trong năm, tạp chí Thương mại rất quan tâm
đến sự kiện các ngày kỷ niệm quốc gia. Từ số đầu năm, số Tết đến các số ra đúng dịp kỷ niệm 30-4 và 1-5, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 hoặc các ngày kỷ niệm năm chẵn.
Tổng phân loại các bài viết theo chuyên mục có thể xác định khoảng 50% thuộc nội dung nghiên cứu - trao đổi, hướng dẫn và thực hiện chính sách thương mại bài viết ngắn 2 - 3 trang; Phần còn lại có tới trên 50% bài viết có nội dung phổ cập những thông tin về hoạt động doanh nghiệp, tuyên truyền cổ động các điển hình kinh doanh- diễn đàn của đông đảo các doanh nhân của cả nước độ dài bài viết ngắn 1/2 đến 1 trang. Đây có thể là sự khác biệt về nội dung của tạp chí
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
Thương mại với 2 loại tạp chí: Kinh tế phát triển và Nghiên cứu kinh tế như đã
khảo sát ở phần trên.
Với sự khác biệt này, tạp chí Thương mại được coi là loại tạp chí chuyên ngành có nội dung phù hợp với đối tượng bạn đọc, thu hút được đông đảo người đọc nhất. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác quan niệm cơ cấu nội dung như trên dễ lệch sang „thông tin báo”, các dạng bài về tin tức, giới thiệu doanh nghiệp, quảng bá tiếp thị sản phẩm … làm mất đi phần nội dung có tính chất “tạp chí” nghiên cứu…
2.3.2 Nội dung thể hiện trong các chuyên mục của tạp chí Thương mại
(1) Chuyên mục mở đầu của tạp chí thương mại với 1 hoặc 2 trang đầu tiên phản ánh ba dạng nội dung khác nhau nhưng đều nhấn mạnh đến vấn đề trọng điểm của từng kỳ tạp chí.
Trước hết vào kỳ tạp chí nhân kỷ niệm ngày lễ lớn (năm mới, thành lập Đảng…) thì có xã luận (dưới 1 dạng chữ) khái quát thành tựu các hoạt động thương mại, thách thức và định hướng hoạt động trong tương lai gần .
Trong các số thường kỳ, mục này thường là “Vấn đề đáng quan tâm” với nhiều nội dung khác nhau. Đó là nhấn mạnh nội dung của một cơ chế kinh doanh mới được qui định áp dụng trong thực tế (ví dụ, cơ chế kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 55/2007/NĐ- CP hay là phát biểu ý kiến của Ban biên tập phê phán vụ kiện về Việt Nam bán phá giá(suy gnhĩ từ một vụ kiện phi lý) ; về việc Ngân hàng cho vay thế chấp dự trữ lương thực “Nắm đằng chuôi” hoặc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thanh tra việc thực hiện các dự án trọng điểm sử dụng vốn từ Ngân sách (Lấy lại niềm tin)
Trong năm 2007, các vấn đề đáng quan tâm như trên tiếp tục được đề cập. Nhưng các số thường kỳ lại được nêu trong mục mới là “Chuyện quản lý” . Ví
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
dụ, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần thực hiện khuyến cáo, các biện pháp phòng ngừa việc bên mua (Mỹ, EU) áp dụng điều tra bán phá giá, (kinh nghiệm làm tốt trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phê phán thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp, đề cao giá trị cá nhân trong cạnh tranh để thu hẹp khoảng cách tụt hậu của quốc gia. Các bài viết trong chuyên mục này có khả năng phản ánh rất nhiều nội dung phong phú gắn liền với đời sống thực tế (hàng tuần) có tính thời sự cao và mở ra hướng khai thác nội dung thiết thực. Có thể coi đây là cách làm hay, một kinh nghiệm đáng học tập đối với các tạp chí ngành.
(2) Nghiên cứu - trao đổi là một chuyên mục chủ yếu của tạp chí thương mại. Trong mỗi kỳ (hàng tuần ) chuyên mục thường sử dụng 3,4 bài với 4 -8 trang, chiếm 10 – 20% tổng số trang của mỗi kỳ tạp chí. Do tính chất đa dạng về hoạt động, nhiều loại hình doanh nghiệp với nhiều loại mặt hàng phong phú …
Vì vậy, các bài viết có nội dung khác nhau, gắn với thực tiễn, tạo được nguồn bài đáp ứng đủ trong các kỳ tạp chí trong năm ( cả năm 2007, loại bài này có gần 90 bài /48 kỳ tạp chí và trong 6tháng đầu năm 2008 là 40 bài). Nội dung các bài viết trong chuyên mục này gồm nhiều thể loại khác nhau, trong đó chủ yếu đề cập những vấn đề thực tiễn của ngành. Đó là :
- Hàng loạt các bài viết về quản lý nhà nước đối với thị trường, ngành hàng xuất nhập khẩu: kết quả đạt được và những thách thức, giải pháp . Ví dụ một số bài : chiến lược phát triển thương mại điện tử thời hội nhập (gắn với thời kỳ đổi mới và hội nhập). Hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu dược phẩm. Thay đổi nguồn thu thuế xuất khẩu khi thực hiện cam kết WTO;
Cùng với những nội dung quản lý Nhà nước theo ngành hàng (xuất khẩu đồ gỗ, thị trường chứng khoán …) có những bài về kinh tế thương mại vùng:
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
phát triển hệ thống siêu thị ở Hà Nội; cơ sở sản xuất của làng nghề Đông Nam Bộ, Liên kết hợp tác giữa miền Trung và Tây Nguyên
Những vấn đề cấp bách mới phát sinh có tác động mạnh đối với thực tiễn hoạt động thương mại được coi là một nội dung mà tạp chí Thương mại coi trọng, phản ánh trong chuyên mục này. Đó là, Tìm giải pháp đẩy lùi lạm phát; chống lạm phát bằng công cụ tài chính, tiền tệ; Bất cập trong kiềm chế lạm phát năm 2007; Hay một vấn đề khác “nóng bỏng” cũng được phản ánh là ngân hàng và chứng khoán; Vì sao thị trường chứng khoán diễn biến bất thường ? Nhập siêu tăng tốc - cần có cách nhìn xác thực;…
Giới thiệu , hướng dẫn việc thực hiện các công cụ dịch vụ mới cũng là một nội dung được tạp chí đề cập trong chuyên mục này: những bài viết về các hình thức mới về dịch vụ tư vấn, về marketing, logistics, nguyên tắc quan hệ công chúng (PR).. trong thương mại hoặc xu hướng tiêu dùng mới ở Việt Nam; liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân; công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp bán hàng hiện đại; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Mô hình toán học quản lý các dự án đầu tư tài chính …
- Một số vấn đề khác đột biến nảy sinh trong kỳ cần được giải quyết kịp thời cũng được đặt ra. Ví dụ: CPI tháng 10 tăng cao; Nhập siêu tăng tốc; Gửi tiền tiết kiệm khi giá cả leo thang; Cần tính đúng, tính đủ giá trị đất trong cổ phấn hoá DNNN; đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt mayvào thị trường Hoa Kỳ.
- Chuyên trang cũng là một chuyên mục được phản ánh trong 16 kỳ/tổng số 48
kỳ trong 1 năm (2007) .
Nội dung của chuyên trang hầu hết là giới thiệu, quảng bá thành tựu hoạt động thương mại của một số địa phương ( nhân kỷ niệm năm chẵn) như Thành phố Việt Trì 45 năm xây dựng và phát triển, thành phố Thái Nguyên 45 năm xây
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
dựng và phát triển. Hoặc quảng bá một số lĩnh vực hoạt động nổi bật của địa phương như Trà Vinh: đẩy mạnh xúc tiến thương mại - thu hút đầu tư, hội nhập WTO; Hậu Giang - - phát triển ổn định và bền vững; Bạc liêu- Tăng tốc đẩy mạnh đầu tư
Pháp luật - An ninh thương mại cũng là một chuyên mục được sử dụng 3-
5 bài trong mỗi kỳ với 3,4 trang/kỳ. Nội dung của chuyên mục nàycũng hết sức đa dạng, phạm vi nội dung thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong khuôn khổ chuyên mục này, thường có 1 trang “chính sách thuế với cuộc sống” nêu lên một số hướng dẫn, sửa đổi, ban hành một số luật thuế liên quan thương mại (ví dụ hướng dẫn quản lý phí cấp mã số, mã vạch …) hoặc trả lời của tạp chí của Cục thuế về chính sách thuế. Giải thích và làm rõ hơn những văn bản pháp luật có liên quan hoạt động thương mại ví dụ, quản lý “Nhãn hiệu hàng hoá” và “Nhãn hàng hoá”; Địa vị pháp luật của người nươc ngoài trong kinh doanh, thương mại tại Việt Nam.
Những vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục kinh doanh, phê phán những tệ nạn gian lận thương mại, các hoạt động tổ chức thanh tra, đôi khi còn nêu lên cá nhân đơn vị vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, kinh doanh của mình. Đây là một loạt bài ngắn nhưng nguồn thông tin thiết thực, được đông đảo người đọc quan tâm.
Quốc tế là một chuyên mục phản ánh nhiều vấn đề có quan hệ song phương,
đa phương những thông tin về hoạt động thương mại, thị trường các nước, những kinh nghiệm nước ngoài cần tham khảo, ứng dụng trong thực tế. Trong mỗi kỳ tạp chí có 3,4 bài về chuyên mục này và tính chung cả năm chuyên mục quốc tế có trên 120 bài hướng vào những nội dung chủ yếu dưới đây
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
- Thị trường các nước- tiềm năng và những giải pháp tăng sự cạnh tranh; các quan hệ đối tác giữa Việt nam với các nước…Ví dụ, bài Ấn Độ đối tác chiến lược của Việt nam; Thị trường Cam - pu - chia : tiềm năng nhưng phải tăng sự cạnh tranh; để khai thác tốt thị trường Philippines, Tiêu thụ thuỷ sản của thị trường EU.
- Những thông tin cần biết về từng thị trường, từng quốc gia trên thế giới. Ví dụ: Những thông tin cần biết về thị trường Ả Rập - Xê Út, Vương quốc Bỉ ; thị trường quan trọng ở trung tâm châu Âu; ODA của Mỹ; vài nét về du lịch Mỹ…
- Những tác động của sự phát triển các quan hệ hợp tác song phương cũng là nội dung quan trọng được phản ánh trong chuyên mục này. Ví dụ: triển vọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế thương maịi với Belarus và Mondova; triển vọng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam; Bước phát triển mới trong quan hệ Việt - Pháp …
- Những điều cần biết trong giao dịch thương mại quốc tế, những rào cản kỹ thuật của nước đối tác thường áp dụng, ví dụ: Biến động trong chính sách và