Tạp chí Kinhtế và Dự báo

Một phần của tài liệu Khối tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến trrình hội nhập và phát triển (Trang 73)

Tạp chí Kinh tế và Dự báo thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Xuất bản số đầu tiên từ tháng 10/1967, đến nay Tạp chí Kinh tế và Dự báo có 41 năm thành lập và phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu tổng hợp của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội, có chức năng nghiên cứu, hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội, tổ chức quản lý nhà nước về những khâu công tác chiến lược, qui hoạch và kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, trong đó trọng tâm quản lý nhà nước mọi hoạt động đầu tư phát triển ngành, vùng lãnh thổ và nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện chức năng trên, tổ chức bộ máy của Bộ gồm các đơn vị nghiên cứu tổng hợp theo ngành như Vụ Công nghiệp, Vụ Thương mại Dịch vụ, Vụ Nông nghiệp, vụ Kinh tế đối ngoại …Từ chức năng nhiệm vụ của Bộ và cơ cấu tổ chức bộ máy như trên đối tượng nghiên cứu, phạm vi nội dung và đối tượng phục vụ của Tạp chí Kinh tế và Dự báo rất đa dạng.

Tạp chí Kinh tế và Dự báo ra đều kỳ hàng tháng, 5 năm gần đây (2003- 2007) mỗi kỳ có dung lượng 64 trang/tháng, từ tháng 1-2008 mỗi tháng hai kỳ mỗi kỳ 48 trang. Riêng những số đặc biệt như số Xuân Bình Tuất (2006) là 75 trang; số kỷ niệm 40 năm ngày ra số đầu (10- 2007) là 124 trang. Tính đến cuối năm 2007, tạp chí Kinh tế và Dự báo đã xuất bản 416 số.

Trong hơn 40 năm hoạt động, tạp chí luôn nắm vững tôn chỉ, mục đích của từng thời kỳ thực tiễn (qua từng thời đoạn hoạt động). Nói chung, mục đích xuyên suốt của tạp chí là nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các chức năng

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

nhiệm vụ của Bộ nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin, cải tiến công tác (kế hoạch hoá và quản lý; hoạch định chiến lược, qui hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển…); hướng nội dung trọng tâm của tạp chí ưu tiên phục vụ đông đảo cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước các cấp, cán bộ khoa học và sinh viên đại học kinh tế .

Trên cơ sở xác định tôn chỉ mục đích, đối tượng nghiên cứu của tạp chí từng thời kỳ và sự hình thành các cơ quan báo chí trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư; mà phạm vi nội dung của tạp chí Kinh tế và Dự báo cũng có những thay đổi nhất định.

Riêng trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, không kể Báo Đầu tư (hình thành 17 năm nay) và tờ Đầu tư chứng khoán, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam (năm 2005) đến các tạp chí mới hình thành như Quản lý Kinh tế(thuộc Viện Quản lý kinh tế TW), tờ Kinh tế xã hội (thuộc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia). Do việc xuất hiện những tạp chí mới trong cùng Bộ, cho nên phạm vi nội dung của Tạp chí Kinh tế và Dự báo cũng phải có sự điều chỉnh thích hợp. Hơn nữa do điều kiện thực tế và nhiệm vụ hoạt động của từng thời đoạn có những thay đổi nhất định cho nên tôn chỉ, mục đích và từ đó nội dung tạp chí có những chuyển đổi nhất định.

Cơ cấu nội dung chủ yếu của Tạp chí Kinh tế và Dự báo trong 2 năm 2006 - 2007 và 6 tháng đầu năm 2008

Tạp chí Kinh tế và Dự báo xác định cơ cấu nội dung theo 2 thể loại chủ yếu; cơ cấu số thường kỳ và cơ cấu số đặc biệt.

Thường kỳ, cơ cấu nội dung tạp chí gồm có những chuyên mục (như số 9 – 2007); Định hướng - triển vọng; Nghiên cứu - trao đổi; Kinh tế ngành - địa

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

phương (vùng lãnh thổ) kinh tế doanh nghiệp; Kinh nghiệm nước ngoài; Khoa học- kiến thức kinh tế; Giới thiệu văn bản pháp qui; chào mừng 62 năm quốc khánh 2/9 và tin tức tổng hợp. Trong vài số tạp chí trong năm có thêm chuyên đề

về lý luận kinh tế như: Phát triển bền vững trong thế kỷ XXI(1-2007); Xây dựng ý tưởng chiến lược phát triển đất nước 2011 - 2020(tháng 7 - 2007)

Cơ cấu nội dung các số đặc biệt (năm mới, tết, các ngày kỷ niệm thường có nội dung chào mừng như chào mừng năm mới, kỷ niệm 40 năm xuất bản Tạp chí Kinh tế và Dự báo …

Cả hai thể loại cơ cấu nội dung tạp chí đƣợc xác định nhƣ sau:

Chuyên mục Số 11- 2006(403) Số bài Số trang % Chuyên mục Số 11- 2007(415) Số bài Số trang % %

Định hướng triển vọng 7 27 36, Định hướng triển vọng 3 8 12,5 Nghiên cứu –trao đổi 3 7 11, Nghiên cứu –trao đổi 3 8 20, Kiên Giang hội nhập và

phát triển

7 16 25, Kỷ niệm 100 năm Lào Cai 6 10 15,5 Kinh tế ngành, địa

phương

1 2 3, Kinh tế ngành, địa phương 2 4 6, Kinh tế doanh nghiệp 1 1 1,5 Kinh tế doanh nghiệp 2 3 5, Khoa học kiến thức 2 6 9 kinh nghiệm nước ngoài 1 3 5, Giới thiệu văn bản

pháp qui

4 7 11, Tư liệu kinh tế 1 2 3, Tin kinh tế 1 1 1,5, Giới thiệu văn bản pháp

qui

3 5 7,5

Văn hoá thương mại 1 1 2, Tin tức 2 4 6,

Thông tin - 1 2,

Mục lục 1 Mục lục 1

Cộng trang 64 100 cộng trang 64 100

Đối với những số gắn với kỷ niệm ngày lễ và sự kiện chính trị đặc biệt như Đại hội Đảng, khai mạc kỳ họp 1 Quốc hội khoá mới…; cơ cấu nội dung tạp chí được điều chỉnh như sau: Chuyên mục Số 6- 2006(398) ) Số bài Số trang % Chuyên mục Số 6- 2007(410) Số bài Số trang % Chỉ thị của Thủ tướng CHính phủ về kế

1 2 3, Kết quả bầu cử quốc hội khoá XII

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

Kỷ niệm ngày báo chí VN

2 2 3, Đinh hướng triển vọng 5 18 28, Đinh hướng triển

vọng

3 5 7, Nghiên cứu trao đổi 3 8 12, Phát triển bền vững

trong thế kỷ XXI

1 3 4,5 Kinh tế ngành, địa phương 2 4 6, Nghiên cứu trao đổi 11 28 41, Nhận xét – bình luận 2 7 11, Khoa học kiến thức

kinh tế

1 3 4,5 Kinh nghiệm nước ngoài 3 10 15,5 Kỷ niệm 30 năm

trường Cao đẳng Đà Nẵng

1 2 3, Giới thiệu văn bản pháp qui

2 4 6,

Kinh tế ngành - địa phương

5 11 16, Kỷ niệm 62 năm ngày báo chí VN

2 4 6,

Kinh tế doanh nghiệp 1 2 3, Tin trong ngành 3 6 8, Kinh nghiệm nước

ngoài

2 4 6,

Tư liệu kinh tế 2 4 6, Mục lục 1

Tin trong ngành 1 1 1,5 64 100

Mục lục 1 1,5

Cộng trang 68 100, Cộng trang

Khảo sát Tạp chí số tháng 6 năm 2008 cho thấy: Một số chuyên mục chủ yếu luôn được chú trọng phản ánh như Định hướng - triển vọng, Nghiên cứu - trao đổi, Kinh tế ngành - địa phương , Kinh nghiệm nước ngoài …Nhưng có một

số chuyên mục được bổ sung trong tháng nên các chuyên mục này không ổn định số trang. Ví dụ: Nghiên cứu - trao đổi (số 6- 2006) có 41% số trang, nhưng số số 6 - 2007 chỉ có 12% và số 6 - 2008 có 20% số trang. Kinh nghiệm nước ngoài (6- 2006) có 6%, nhưng tháng 6-2007 là 15,5% và số 6 - 2008 là 12%. Ngoài những chuyên mục chủ yếu có kỳ lại có đề mục mới như “Phát triển bền

vững trong thế kỷ XXI” hoặc “Nhận xét - Bình luận” mà hai tiểu mục này có thể

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà Đối với chuyên san về kinh tế địa phương (như kinh tế Kiên Giang hay

Kinh tế Lào Cai) được tách riêng cho nên chuyên mục kinh tế ngành- địa phương chỉ còn 3% hoặc 6% số trang trong kỳ (xem bảng1).

Việc phân bố bài theo nội dung vào một vài chuyên mục không rõ cũng đã làm cho cơ cấu nội dung không thống nhất giữa các kỳ trong năm.

Tên chuyên mục nếu quá hẹp sẽ không bao quát được tương đối đầy đủ phạm vi nội dung phản ánh, ví dụ Chuyên mục “Kinh nghiệm nước ngoài” thường không phản ánh riêng kinh nghiệm mà còn rất nhiều khía cạnh khác có liên quan tới quan hệ quốc tế mà không được phản ánh trong chuyên mục này(ví dụ quan hệ đối ngoại (song phương, đa phương) ; hợp tác đầu tư của tổ chức quốc tế; ý kiến đánh giá kinh tế Việt Nam; quan hệ Việt Nam đối với các đối tác nước ngoài …đều phải đề cập trong các chuyên mục khác. Vì vậy, xác định tên chuyên mục hợp lý sẽ có điều kiện xây dựng nội dung tạp chí linh hoạt, thiết thực hơn.

2.4.2Nội dung thể hiện trong các chuyên mục

(1) Nắm sát hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nước nhất là nắm vững tiến trình công tác trọng tâm trong năm của Bộ chủ quản. Tạp chí Kinh tế và Dự

báo đã phản ánh nội dung thông tin về tình hình và nhiệm vụ kế hoạch, quy

hoạch , chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng và toàn nền kinh tế quốc dân. Đó là một nội dung được tạp chí phản ánh kịp thời trong chuyên muc “Định hướng và triển vọng” nhằm cung cấp thông tin hữu ích, tin cậy cho các cấp quản lý vĩ mô. Nội dung thể hiện trong chuyên mục Định hướng và Triển vọng bao gồm những thể loại chủ yếu gắn với hoạt động thực tiễn của Chính

phủ, nhất là của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như những nội dung cơ bản Nghị quyết của Đảng, và các Chương trình hành động của Chính phủ theo chuyên đề và

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

theo thời gian. Những tổng kết về kinh tế xã hội trong 20 năm đổi mới; nhiệm vụ và giải pháp phát triển từng lĩnh vực quản lý trọng yếu như: cải cách hành chính - khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động đối ngoại của Việt Nam (2001 - 2005), Du lịch Việt Nam hội nhập và phát triển; Một số dự báo về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010; Đinh hướng chứng khoán trong những năm tới. v.v…

Đặc biệt trong chuyên mục này tạp chí dành nhiều bài phản ánh kết quả thực tế, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, theo chương trình công tác trong năm nhằm chỉ đạo, hướng dẫn công tác trong hệ thống tổ chức kế hoạch và đầu tư các cấp, với nhiều nội dung thiết thực. Trong đó, thể hiện rõ nhất là thành quả, chính sách và kế hoạch biện pháp đầu tư phát triển(cơ cấu đầu tư, cơ cấu vốn, cơ cấu vùng …), đầu tư ra nước ngoài và thu hút đầu tư FDI, Những định hướng về qui hoạch ngành, vùng cũng được phản ánh trong nhiều kỳ, như qui hoạch phát triển kinh tế biển, qui hoạch vùng ven biển, chiến lược phát triển HTX…

Một số công tác chuyên môn, công tác nghiên cứu của các đơn vị thuộc Bộ cũng được phản ánh qua từng thời kỳ công tác, như Hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Kết quả triển khai công tác thanh tra kế hoạch; công tác giám sát đầu tư xây dựng cơ bản: Một hoạt động khác mà cơ quan bộ đảm trách là tham gia tổ chức các sự kiện hợp tác, các hội nghị quốc tế… cũng cần được đánh giá kết quả và định hướng phát huy kết quả đó.

(2) Nghiên cứu Trao đổi cũng là chuyên mục trọng tâm của tạp chí. Ở đây,

nội dung mang tính nghiên cứu, là diễn đàn của cộng đồng bạn đọc trao đổi dân chủ mọi vấn đề có quan hệ đến chức năng nhiệm vụ của tờ tạp chí. Nguồn thông tin được phản ánh trong chuyên mục này gắn liền với những diễn biến thực tế

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

theo từng thời gian, gắn với chương trình công tác của Chính phủ, của ngành. Ví dụ, trong định hướng, một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của kinh tế xã hội năm 2007 là Tiếp tục triển khai kế hoạch cải cách hành chính (2007) thì trong “Nghiên cứu - trao đổi” có đề cập vấn đề phân cấp, quản lý nhà nước về đầu tư; về đổi mới tư duy hành chính trong cải cách hành chính , cải cách hành chính để hội nhập và phát triển,Nội dung các bài trong chuyên mục này thường được cụ thể hoá, nghiên cứu những khía cạnh, những vấn đề cần trao đổi và đề cập đến một số loại nội dung chủ yếu: Gia nhập WTO, những thách thức và cơ hội được phân tích đối với những lĩnh vực được cụ thể hoá như: ngân hàng, thương mại, nông nghiệp và nông sản; lâm sản; kinh tế thị trường với cam kết WTO; tác động tham gia WTO với lao động và việc làm, ứng dụng khoa học- công nghệ, kiểm soát ngoại tệ hậu WTO…

Về đẩy mạnh đầu tư nước ngoài (FDI)… như nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách; Các nhân tố ảnh hưởng thu hút nguồn vốn ODA, Môi trường đầu tư, kinh doanh, những giải pháp hoàn thiện.

Về các hình thức tổ chức sản xuất các loại hình doanh nghiệp; cụm CN, KCN, Khu kinh tế- qui hoạch, quá trình hình thành và phát triển, liên kết kinh tế “4 nhà” phát triển đồng bộ “tam nông”.v.v..

Lĩnh vực dịch vụ thương mại, tín dụng, ngân hàng, chứng khoán, dịch vụ viễn thông, vận tải… cũng có một số bài phản ánh kết quả hoạt động; chính sách phát triển, biện pháp thực hiện cụ thể theo cách ngành hoạt động dịch vụ này. Một số vấn đề cấp bách như trao đổi cụ thể về nhẽng biện pháp kiềm chế lạm phát (ngăn chặn nâng giá hàng hoá, giảm đầu tư công không hiệu quả, chỉ số hàng tiêu dùng tăng cao…

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà Đánh giá kết quả thực hiện các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu quốc

gia cũng là một nội dung được đề cập ở đây. Ví dụ chương trình 135 thành công và những tồn tại. v.v…

Với những nội dung trên đây, tổng số bài viết về chuyên mục này năm (2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008) có khoảng trên 100 bài, có tháng (9- 2007) gồm 13 bài nghiên cứu về những vấn đề thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, Vấn đề nâng cao hiệu quả quản ký tài chính công; DNNN đầu tư ra nước ngoài, Thị ttrường chứng khoán Việt Nam - giải pháp điều chỉnh, Vấn đề kiềm chế giá…

(3) Kinh tế ngành địa phương: Cùng với các vấn đề có nội dung như trên

nếu bài viết đề cập về một ngành kinh tế kỹ thuật hoặc phản ánh tình hình của một địa phương nào đó thì những bài viết này được được xếp trong chuyên mục này. Trong đó, phản ánh tình hình và định hướng phát triển về hoạt động kinh tế xã hội của từng địa phương cụ thể ví dụ : bài Tiềm năng, thành tựu và định hướng phát triển tỉnh Hưng Yên đến 2010; Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Hà Tây;Hoặc đề cập một lĩnh vực hoạt động của một địa phương như về Phát triển cụm công nghiệp ở Quảng Nam; Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh; Kết quả một năm thực hiện Luật Doanh nghiệp ở tỉnh Phú Thọ ; Vấn đề

“tam nông” ở Đắc Lắc- Thực trạng và giải pháp.

Một nội dung khác phản ánh tổng hợp hoạt động kinh tế xã hội của một địa phương với nhiều bài đề cập các lĩnh vực của địa phương, thể hiện như một “chuyên san” trong một kỳ tạp chí, do lãnh đạo tỉnh và các sở của địa phương cùng giới thiệu, tham gia.

(4) Kinh tế doanh nghiệp chủ yếu phản ánh những thành tựu hoạt động

Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà

không Việt Nam, Dệt may Việt Nam…Trong đó đề cập các vấn đề về chiến lược phát triển, về giải pháp thực hiện kế hoạch, các chương trình hành động …của doanh nghiệp .

Thông thường các bài viết trong chuyên mục này bao quát thành tựu hoạt động của đơn vị, ít đi sâu phân tích những kinh nghiệm công tác, các mô hình và những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh … Cơ cấu nội dung bài viết thường theo một khuôn mẫu nhất định khá hấp dẫn.

Mỗi kỳ thường chỉ có 1- 2 bài và cả năm (như năm 2007) gồn 17 bài, có kỳ không có bài nào.

(5) Khoa học kiến thức kinh tế là một chuyên mục được nhiều bạn đọc

Một phần của tài liệu Khối tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến trrình hội nhập và phát triển (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)