5. Nhận xét chung về hình thức và nội dung các tạp chí kinhtế
5.1 Về hình thức tạp chí
hiện theo sắc thái riêng, cong một tiêu chí có tính nguyên tắc là phải đảm bảo tính nhất quán về kỹ thuật trình bày trong cùng một bài, giữa các bài và giữa các kỳ của mỗi tờ tạp chí ( ít nhất là trong một năm và khi chưa chuyển sang bộ mới). Tình nhất quán này có yêu cầu tỷ mỉ, từ vị trí đặt tít, trang, phông chữ, tít
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
bài, đề mục, hình thức các bảng, biểu số liệu , tác giả, chú thích… theo tiêu chuẩn kỹ thuật in tạp chí.
Hình thức tạp chí có hai phưong diện cần được xem xét. Đó là hình thức chung, bao quát các yếu tố kỹ thuật được trình bày, thể hiện phần ngoài của mỗi
tờ tạp chí và hình thức bố cục các chuyên mục đã xác định .
Dưới đây là một số nhận xét chủ yếu:
Số kỳ, số trang và khổ in tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố (nguồn bài, khả năng tạo nguồn và lượng dự trữ bài, nhu cầu thực tế của các đối tượng bạn đọc, năng lực tài chính và tổ chức khâu in ấn, phát hành …)
Từ số lớn các tạp chí kinh tế ở nước ta hiện nay, có thể xác định:
Tạp chí nên dùng khổ nhở 19x27cm hoặc 20x30cm số trang 40 - 48 trong đối với tạp chí có nhiều kỳ trong tháng hoặc 60 - 80 trang đối với tạp chí chuyên sâu và xuất bản hằng tháng)
Nhiều tờ tạp chí nước ngoài thường sử dụng khổ nhỏ hơn 15x21cm tương tự như sách với độ dày trên 100 trang. Như tờ Asian Pacific Economic Literature của Ôt-xtrây-lia hoặc khổ lớn hơn 17 x 24cm với độ dày 80 trang như tờ Far Eastern Economic Review của Hồng Kông. Các tạp chí nước ngoài đều theo
khuynh hướng chú trọng nhiều hơn tới nội dung, khả năng sử dụng nhiều thông tin hữu ích hơn.
Việc trình bày bìa và trang ruột đối với tạp chí nươc ta những năm gần đây có hai xu hướng: với yêu cầu hình thức tạp chí trang nhã bìa in 2 hay 4 màu, ruột in một màu, hợp với hướng trình bày của tạp chí kinh tế nước ngoài. Đó là những tờ tạp chí chuyên sâu nghiên cứu khoa học và thực tế về kinh tế, kinh tế vĩ mô như Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (Viện Kinh tế Việt Nam, tạp chí Quản lý
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
kinh tế (Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)… Bìa được in trên giấy láng bóng định lượng từ trên 200 gr/m2 , không dùng ảnh màu.
Một hướng khác cả bìa và ruột đều in nhiều màu; mỗi kỳ đều có ảnh với nội dung khác nhau. đây là những tạp chí chuyên ngành, chủ yếu nhằm mục đích hướng dẫn công tác với đối tượng phổ thông. Gần đây những tạp chí này có hướng in ruột cả trên giấy láng định lượng 50 - 60 gr/m2 với tất cả số thường kỳ trong năm (kể cả đối với tạp chí có nhiều kỳ trong tháng như tạp chí Thương mại ra 4 kỳ /tháng.
ý kiến chung của nhiều nhà làm tạp chí cho đây là thiên về hình thức, chi phí cao, không hợp lý đối với loại ấn phẩm thường không mang tính chất sử dụng lâu dài. nhất là đối với tờ tạp chí ra nhiều kỳ nặng về thông tin báo
Về kỹ thuật trình bày trang ruột, nói chung tính nhất quán về trình bày còn thấp. Những sai sót, lỗi chính tả vẫn còn phổ biến (câu và từ, dấu câu, chữ viết hoa…).
Đặt tít bài quá dài và có trường hợp ngắt dòng không đúng cách. Ở đây cần thể hiện sự khác biệt yêu cầu trình bày giữa tạp chí (kinh tế) với báo hàng ngày, với tờ thông tin (nội san).
Tạp chí Kinh tế thường ít hoặc không sử dụng ảnh minh hoạ trong bài (như tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Quản lý kinh tế… một số tạp chí nước ngoài như tờ Asian Pacific Economic Literature), dùng ảnh không chỉ để cho đẹp “bắt mắt” mà chủ yếu là làm rõ thêm khía cạnh nội dung thông tin nhất định. Tuỳ theo nội dung bài và chuyên mục nhất định mà sử dụng ảnh cho thích hợp.
Vị trí đặt ảnh cũng phải thích ứng với nội dung bài và đặc biệt chú ý tính chính trị thể hiện qua ảnh. Đối với tạp chí kinh tế trong bài còn sử dụng các sơ đồ, biểu đồ và bảng số liệu … cũng có tác dụng lý giải rõ thêm nội dung và tăng
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
sự linh hoạt trong trình bày. Một hình thức khác là việc bố trí độ dài của bài thường không trọn trang (nhiều đoạn thừa phải chuyển tiếp) đây là nhược điểm của biên tập viên và người trình bày.
Hình thức bố cục các chuyên mục. Như đã xem xét cụ thể 4 loại hình tạp chí ở trên, hình thức bố cục các chuyên mục đó rất đa dạng linh hoạt theo tôn chỉ mục đích, phạm vi nội dung, khả năng tiếp nhận nguồn dung lương tthông tin(số trang của mỗi số trong kỳ)...mà bố cục các chuyên mục của mỗi tờ tạp chí kinh tế có sự khác nhau nhất định. Nói chung các tờ tạp chí đã khảo sát cho thấy: hình thức bố cục chuyên mục chính, gắn với nội dung hợp với tôn chỉ mục đích và thường chọn tên chuyên mục có tính tổng hợp (như Kinh tế vĩ mô, Quản lý kinh
tế, Kinh tế vùng, Kinh tế chính trị …) hoặc xác định nội dunng chuyên mục theo
hoạt động chủ yếu của mỗi tạp chí (như Nghiên cứu - trao đổi; Kinh nghiệm thực
tiễn …) hay theo đối tượng phục vụ (như Kinh tế ngành - địa phương, Kinh tế doanh nghiệp…) Việc lựa chọn tên chuyên mục tổ hợp có khả năng bao quát
nhiều loại nội dung với số chuyên mục vừa phải, không quá nhiều tạo cho việc phản ánh nội dung không bị dàn trải, tránh sự trùng lặp về nội dung giữa các chuyên mục, thể hiện tập trung được nội dung của từng kỳ tạp chí. Trừ vài số cá biệt, đặc biệt có sự thay đổi chuyên mục, các tạp chí đều duy trì đều kỳ các chuyên mục đã xác định, bảo đảm sự ổn định về chuyên mục.
Đối với các tạp chí chuyên ngành, có chức năng chủ yếu hướng dẫn công tác , chuyên mục tạp chí được xác định theo từng mặt hoạt động và theo lĩnh vực phục vụ; Trong chuyên mục tổng hợp nếu cần có thêm tiểu mục cụ thể thì trong một số kỳ nhất định có thể nhấn mạnh một tiểu mục nào đó.Ví dụ chuyên mục “Pháp luật” có thể xác định riêng trang “Chính sách thuế trong cuộc sống”(tạp
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà chí Thương mại); hoặc “kinh tế địa phương” có “tiềm năng, cơ hội phát triển địa
phưong” (Tạp chí Kinh tế và Dự báo)
Tên chuyên mục của các tạp chí còn được xác định theo mục đích và tính chất phản ánh nội dung. Ví dụ : “Kinh nghiệm - Thực tiễn” phán ánh cả kinh nghiệm nước ngoài và trong nước hoặc nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp hay sản phẩm có thể phán ánh trong “Sản phẩm mới - Dịch vụ mới” hoặc “Doanh nghiệp- Doanh nhân”…Bên cạnh những chuyên mục chính phản ánh nội dung trọng tam, rất cần có những chuyên mục bổ trợ “thông tin” “tin hoạt động”…Mỗi chuyên mục dù chỉ là 1- 2 trang hoặc đặt ở cuối mỗi tờ tạp chí song đều mục đích gắn với nội dung nhất định. Chuyên mục “Thông tin” “Tin hoạt động” “Năm tháng và sự kiện” của 4 tạp chí khảo sát cho thấy về phạm vi nội dung thông tin ở đây nhưng đều là những thông tin có ý nghĩa nhất định cần được phản ánh trong cơ cấu tạp chí.
Tuy nhiên việc xác định chuyên mục trong tạp chí kinh tế, nhất là tạp chí ngành vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất, cần trao đổi thêm. Việc xác định một số chuyên mục chưa bao quát được nội dung cần phản ánh theo phạm vi nghiên cứu của Tạp chí, như trong “Kinh nghiệm nước ngoài” không đưa vào đây các bài đơn thuần giới thiệu đất nước, quan hệ hợp tác với nước ngoài. Hoặc tên chuyên mục không phân định rõ phạm vi thông tin, thông tin năm tháng và sự kiện, tin trong ngành … có trong cùng một tạp chí thường rất khó sắp đặt theo đúng chuyên mục đó. hay khó xác định giữa các bài thuộc chuyên mục “ nhận xét - bình luận” với “Nghiên cứu - trao đổi”
Tuỳ theo vai trò và phạm vi nội dung của từng chuyên mục trong mỗi tờ tạp chí mà số bài, nội dung thông tin phải được phân bổ tương thích. Thực tế, một số tạp chí chưa quan tâm yêu cầu này. Ví dụ “Vấn đề cần quan tâm” mỗi kỳ
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà chỉ nên có một bài, hay “Giới thiệu văn bản pháp quy” cũng tương tự như vậy,
nhưng có khi lại đề cập 2,3 bài trong cùng một kỳ. Hoặc chuyên mục “phát
minh- sáng tạo” mà nội dung thông tin lại không gắn liền với chuyên mục đó
(như giới thiện máy bay Boeing, Phòng chống bệnh ung thư) và xa lạ với phạm vi nghiên cứu của tờ tạp chí kinh tế.
Có nên xác định và xếp sắp một loạt bài phản ánh Chuyên đề trong mỗi kỳ Tạp chí hay không? Giải đáp vấn đề này thường có ý kiến khác nhau. theo chuyên đề, tạo cho việc phản ánh nội dung thông tin của chuyên đề đó được tập trung, đáp ứng việc nghiên cứu sâu rộng. Nhưng do chuyên đề đó chỉ được đề cập một lần trong năm, sẽ hạn chế truyền tải những nội dung thông tin có tính toàn diện, có hệ thống theo thời gian cho nên có những vấn đề cần phản ánh thường xuyên sẽ ít được xuất hiện sẽ khó bảo dảm yêu cầu thời sự. Giải quyết một cách hài hoà giữa “đi sâu chuyên đề” với “bao quát nhiều thông tin hữu ích” là một nghệ thuật trong bố trí cơ cấu nội dung tạp chí kinh tế.
5.2 Về nội dung thông tin của các tạp chí kinh tế: Báo chí nhất là các tạp chí kinh tế đều có chức năng phản biện, phê phán hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động thực tiễn, đề xuất kiến nghị những biện pháp đổi mới. Nguồn thông tin này rất cần cho các cơ quan nhà nước, các đối tượng sử dụng tạp chí tiếp nhận ý kiến phản biện để cải thiện các khâu công tác liên quan. Những bài viết đánh giá, phân tích tình hình thực tế, tổng kết, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, địa phương…cụ thể, khách quan được sử dụng trên các tạp chí kinh tế cũng được coi là bài học có ý nghĩa thiết thực trong công tác. Tuy nhiên số lượng bài về thể loại này còn quá ít. Nếu có thì nội dung bài viết lại không phù hợp với yêu cầu của tạp chí kinh tế, nội dung phân tích sơ sài, không nêu được những bài học kinh nghiệm hướng phòng ngừa hoặc khắc phục trong thực tế.
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
Nội dung kinh tế, là linh hồn, tư tưởng chủ đạo là yếu tố quyết định tính hấp dẫn. Chất lượng nội dung thông tin luôn gắn liền với quá trình thực hiện đầy đủ tôn chỉ mục đích đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng phục vụ. Mỗi tạp chí kinh tế thường thể hiện nội dung thông tin riêng, phù hợp với tôn chỉ mục đích, phạm vi nghiên cứu của tạp chí mình(cho dù cùng chung một vấn đề nhưng giữa các tạp chí kinh tế khác nhau đều có thể đề cập nhiều khía cạnh khác nhau, hoàn toàn không trùng lặp về chi tiết nội dung.
Nội dung thông tin của các tạp chí kinh tế thường được thể hiện cụ thể có sự khác nhau nhất định về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nội dung được thể hiện … trên cơ sở tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ riêng của từng tạp chí.
Trong hơn 2 năm qua (từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2008) các tạp chí được khảo sát trên đều dựa vào thực tiễn(bối cảnh, cơ hội, thách thức mới, yêu cầu hoạt động mới…) mà xác định nội dung thông tin phù hợp. Có 2 sự kiện lớn chi phối phạm vi nội dung tạp chí :
Tổng kết sau 20 năm đổi mới(1986 – 2006), đổi mới kinh tế đất nước (gồm cả đổi mới hoạt động các lĩnh vực, các ngành…) đồng thời tiếp tục đổi mới để đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững.
Hai là sau 11 năm đàm phán kết thúc, nước ta chính thức tham gia WTO(tháng 10 – 2006), đến nay đã có hơn 1 năm bước đầu thực hiện những cam kết trong quá trình hội nhập toàn cầu.
Với hai sự kiện đó đã đặt ra cho các tạp chí kinh tế nước ta nhất là những tạp chí nghiên cứu khoa học kinh tế và những tạp chí ngành phải đáp ứng nhu cầu mới về nội dung thông tin mà các tạp chí đề cập trong thời kỳ này.
Thông tin về đổi mới kinh tế, các tạp chí chú trọng phản ánh theo bốn dạng
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
nền kinh tế và từng lĩnh vực. Trong đó đề cập đến những đổi mới về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá, đổi mới lĩnh vực ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ , đầu tư phát triển… Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và Tạp chí
Phát triển kinh tế đã dành một chuyên đề đề cập các khía cạnh đổi mới, đổi mới
tư duy đến những hành động triển khai thực hện cơ chế thị trường định hướng XHCN, đổi mới chính sách kinh tế, thực hiện chương trình cải cách hành chính,v.v…
Những tháng đầu năm 2008, các tạp chí kinh tế nhất là tạp chí kinh tế ngành (Thương mại, Kinh tế và Dự báo) tiếp tục phản ánh những thành tựu đổi mới hoạt động của ngành hay các tập đoàn kinh tế; đồng thời chú trọng đề cập đến những biện pháp tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới trong những hoạt động trọng yếu và giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách (gắn với nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội tăng trưởng nhanh và bền vững như các bài về đầu tư phát triển, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và đầu tư trực tiếp nước ngoài; hoàn thiện chính sách tài chính – tiền tệ; giảm nhập siêu, tăng cường quản lý thị trường giá cả…Với những bài viết có nội dung cụ thể gắn liền với cuộc sống trong từng thời gian, các tạp chí kinh tế đã góp phần quan trọng giảm dần tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng và nhập siêu đều giảm so với đầu năm…
Cùng với nội dung thông tin về đổi mới kinh tế đất nước, một nội dung lớn khác là những thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua giới báo chí trong đó khối các tạp chí kinh tế đã đề cập đậm nét và thường xuyên, liên tục phản ánh ở nhiều kỳ tạp chí. Tạp chí Kinh tế phát triển có 3 kỳ dành nhiều trang cho chuyên đề bàn về nhiều vấn đề nảy sinh trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (số tháng 2- 2008) bài viết được lý giải về lý thuyết và thực tiễn phát triển
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
của Việt Nam như “Năng lực động của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” đi sâu phân tích bối cảnh của đất nước ta, đưa ra lý thuyết nguồn lực và năng lực động doanh nghiệp, những yếu tố tạo nên năng lực động doanh nghiệp. Đặc biệt trong chuyên mục Nghiên cứu và phát triển hay Nghiên cứu – trao đổi, những tạp chí kinh tế có nhiều bài nghiên cứu, phản ánh về những vấn đề chủ yếu vừa nhằm hiểu biết và nâng cao nhận thức, vừa gợi ý những giải pháp phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm. Đó là những bài viết đề cập những khía cạnh nội dung liên quan quá trình Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cơ hội và thách thức gia nhập WTO(phân tích tổng hợp) và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hoạt động của ngành (nông nghiệp và xuất khẩu nông sản …), của doanh nghiệp giúp cho các chủ thể tham gia hội nhập nhận thức đúng tác động của thị trường nhất là thị trường thế giới.
- Đánh giá kết quả thực tiễn sau một năm tham gia WTO như bài viết “Thương mại quốc tế của Việt Nam sau một năm trở thành thành viên chính thức
của WTO” hay “Nông nghiệp Việt Nam hậu WTO” ; “Những thách thức cần vượt qua sau một năm Việt Nam chính thức là thành viên WTO” nhằm nhìn lại