1. Khái quát chung
2.2.3. Đặc trưng thể hiện nội dung các bài viết trong các chuyên mục của tạp chí Nghiên cứu
Trong hầu hết các chuyên mục của tạp chí Nghiên cứu kinh tế, nội dung các bài viết được thể hiện với những đặc trưng chủ yếu dưới đây:
Một, nội dung của tạp chí thể hiện rõ nét nhất là các bài viết về nghiên cứu thực tiễn các hoạt động kinh tế ; với những đối tượng nghiên cứu về nhiều lĩnh
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
vực của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Trong đó có mấy thể loại chủ yếu:
+ Tổng kết thực tiễn: đánh giá tình hình và kiến nghị giải pháp như : Hiệu quả đầu tư ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp; Mấy vấn đề phát triển doanh nghiệp Việt Nam thành công và triển vọng hiện nay; Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 15 năm nhìn lại; Hội nhập kinh tế của Việt Nam
+ Phân tích chính sách với hàng loạt bài viết có cơ cấu : quá trình thay đổi chính sách và việc áp dụng qua các thời kỳ, những bất cập và hệ quả; xu hướng đổi mới. Ví dụ, trong bài Chính sách đất đai từ khi “đổi mới” tư duy và hiện thực; Sự phát triển thị trường chứng khoán - thực trạng và giải pháp; Một số vấn đề về chính sách An sinh xã hội trong nông thôn Việt Nam; Hoạch định chính sách công - nhân tố quyết định phát triển bền vững; Hoàn thiện chính sách tài chính phục vụ CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2006 – 2010…
+ Phân tích các nhân tố tác động tới tổng thể kinh tế hoặc là nghiên cứu mối quan hệ giữa các quá trình kinh tế, là nội dung được thể hiện trong nhiều bài nghiên cứu, nhất là đối với quá trình hội nhập toàn cầu; quá trình đổi mới kinh tế đất nước. Ví dụ các bài ; Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; Mối quan hệ giữa kiều hối và điều hành chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
+ Nghiên cứu và đề xuất ý kiến giải quyết vấn đề kinh tế mới nảy sinh, ví dụ trong các bài viết về : Tự do hoá thương mại và nghèo đói ở Việt Nam; Tài chính công Việt Nam trước ngưỡng cửa gia nhập WTO; Việc làm - thực trạng và những vấn đề bất cập ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; môi trường sống của người dân vùng chuyển đổi đất cho Khu công nghiệp …
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
Hai, nội dung các bài nghiên cứu của tạp chí Nghiên cứu kinh tế còn được
vận dụng lý thuyết hay mô hình kinh tế thị trường vào hoạt động thực tế của Việt Nam, với từng lĩnh vực cụ thể nhất định. Dung lượng của loạt bài có nội dung này thường được xác định một bài trong mỗi kỳ tạp chí và có cơ cấu nội dung như sau: khái niệm và giới thiệu mô hình; phương pháp xác định các yếu tố theo mô hình; việc ứng dụng mô hình đó ở Việt Nam. Ví dụ, trong bài định giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt mô hình chiết khấu cổ tức vào thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đã trình bày mô hình chiết khấu cổ tức theo nội dung trên.
Tương tự với cơ cấu nội dung trên, trong bài các nhân tố quyết định lạm phát của Việt Nam dựa trên cách tiếp cận tiền tệ được thể hiện những nội dung:
khái quát lý thuyết về cách tiếp cận tiền tệ tới lạm phát (theo quan điểm của các nhà kinh tế học tiền tệ ); Thực trạng lạm phát ở Việt Nam, phản ứng chính sách kinh tế vĩ mô giai đoạn 1986- 1990 và giai đoạn 1990 – 1996, giai đoạn 1995 – 2004; Mô hình các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam; Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng tới lạm phát giai đoạn 1986 – 2004; Cuối cùng tác giả nêu lên phương hướng chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam .
Ngoài nội dung trên, nhiều bài nghiên cứu còn vận dụng kinh nghiệm nước ngoài để giải quyết những sự kiện nảy sinh trong thực tế Việt Nam . Ví dụ, các bài học về Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: nội dung và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập; lựa chon chế độ tỷ giá hối đoái; thực tiễn các nước và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
Cơ cấu nội dung của loại bài này thường được xác định: khái quát chính sách cạnh tranh, nội dung các công cụ và biện pháp cạnh tranh và chống độc quyền của các nước; chính sách cạnh tranh của một số quốc gia trên thế giới(Hoa Kỳ, Nhật bản, Hàn Quốc, Malaixia, cuối cùng là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm của nước ngoài còn được thể hiện qua những bài viết nghiên cứu của nhà kinh tế nước ngoài, coi đây là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, hoạch định các chính sách liên quan của Việt Nam. Ví dụ bài viết của tác giả Lục Học Nghệ về “nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc biến đổi và phát triển.
Ba, các bài viết có phân tích số liệu, tư liệu thực tế về một hoạt động, sự
kiện nào đó mà đánh giá tình hình, rút ra kết luận thực trạng; đồng thời trên cơ sở đó dự báo triển vọng tình hình đó trong thời gian tới. Ví dụ bài chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; hiện trang thời kỳ 1990- 2005 và triển vọng đến năm 2015(theo ngành kinh tế, theo loại hình công việc, theo trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật…) hoặc : Đình công: vấn đề lý luận và thực tiễn ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cũng nêu
khái quát về khái niệm, nguyên nhân, tác động; phân tích thực trạng đình công ở các KCX,KCN qua phân tích số liệu thực tế các năm; phân chia theo khu vực, theo ngành, theo doanh nghiệp nước ngoài (điển hình). Qua đó rút ra nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, công đoàn, đơn vị sử dụng lao động, người lao động. Cuối cùng là hậu quả của đình công và những vấn đề cần giải quyết.
Với cách thể hiện nội dung như trên có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, phân tích nhiều vấn đề thực tiễn được đề cập trong tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
Bốn, các bài nghiên cứu theo những nội dung trên đây thường là những đề
tài, những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của các nhà khoa học như Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Học viện Ngân hàng, Viện Khoa học Tài chính… và của cán bộ giảng dạy một số trường đại học kinh tế …) do đó bài viết có nội dung rộng, bao quát nhiều vấn đề, được phân tích trong một thời kỳ nhất định (trung và dài hạn ) và giải quyết bằng nhiều giải pháp phù hợp với thực tiễn. Vì số trang của mỗi bài thường dài (trên dưới 10 trang tạp chí, kể cả những bài trong chuyên mục thông tin) Ngoài ra, hình thức trình bày của mỗi bài còn sử dụng các biểu đồ, bảng số liệu, các mô hình toán kinh tế… đây là điểm nổi bật về nội dung của tạp chí Nghiên cứu kinh tế và khác biệt với nhiều tạp chí khác.
Hai năm 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 là thời điểm nền kinh tế nước ta tổng kết 20 năm đổi mới và cũng là năm đầu tham gia WTO. Đây cũng là thời kỳ mở ra nhiều cơ hội, giúp các cơ quan tạp chí kinh tế, nhất là tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế có điều kiện thuận lợi nghiên cứu sâu rộng nhiều vấn đề mới
mà thực tiễn kinh tế nước ta đặt ra, yêu cầu việc nghiên cứu khoa học cần phát triển cả về lý luận và thực tiễn. Nhìn chung qua nội dung tạp chí Nghiên cứu kinh tế của hai năm rưỡi khảo sát có thể thấy Tạp chí đã đề cập nhiều lĩnh vực cụ
thể trong quá trình đổi mới, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh và đề xuất giải quyết những tồn tại trong thực tiễn; phân tích những cơ hội và thách thức trong quá trình tham gia WTO.
Tuy nhiên (có thể do số kỳ và số trang của Tạp chí có hạn, không có khả năng dung nạp đầy đủ những nội dung cần chuyển tải, ứng với nhiều vấn đề mới đặt ra) nội dung tạp chí Nghiên cứu kinh tế còn tồn tại một số nhược điểm sau:
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
- Việc nghiên cứu khoa học, giải quyết những vấn đề lý luận đối với tư duy, nội dung và con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đáp ứng yêu cầu hoàn thiện lý luận, thiếu hệ thống.
- Các bài nghiên cứu về thực tiễn chủ yếu là đề cập từng nội dung riêng lẻ(trừ một vài kỳ tạp chí có nhiều bài tập trung về một lĩnh vực nghiên cứu như vấn đề “Lao động - việc làm” hay nông nghiệp trong chuyên mục “Nông nghiệp - nông thôn”. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề thực tiễn chưa có hệ thống, hiệu quả sử dụng tạp chí chưa cao.
- Nội dung bài về những vấn đề thực tế bức xúc như vấn đề kiềm chế lạm phát, hiệu quả sử dụng vốn FDI, sử dụng đất… đang còn mỏng, chưa tương xứng với yêu cầu nghiên cứu thực tế.
- Một số bài được trình bày quá dài, nội dung tràn lan, một số bài có thể trình bày gọn, rõ hơn), nhất là chưa xác định cơ cấu nội dung hợp lý, hoặc giải quyết vấn đề thiếu trọng tâm, sử dụng quá nhiều thông tin của một đề án nghiên cứu, một báo cáo tổng kết hoàn chỉnh.
Tóm lại, mặc dù còn một vài nhược điểm nhỏ nhưng tổng quát tạp chí Nghiên cứu kinh tế vẫn là một tờ tạp chí có bề dày thời gian xuất bản, duy trì được bản sắc riêng cả về hình thức và nội dung , thể hiện đúng vai trò của tạp chí tầm quốc gia chuyên nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Các chuyên mục được xác định phù hợp với mục đích, đối tượng nghiên cứu. Nội dung mỗi bài viết (dù ở chuyên mục phụ như Điều tra, Lịch sử kinh tế, Thông tin…) có nội dung nghiên cứu công phu, nguồn thông tin có ích và hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu cho đối tượng sử dụng tạp chí, những nhà khoa học, chuyên gia quản lý kinh tế…Nội dung những bài tạp chí chủ yếu là tổng kết và
Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thanh Hà
phân tích thực tiễn trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, nội dung bài của tạp chí thường phản ánh kết quả ciủa một đề án, chuyên đề nghiên cứu khoa học với cơ cấu nội dung hoàn chính, cho nên bài quá dài (20-25 trang tạp chí). Một số vấn đề thực tế có nội dung vừa cơ bản, vừa có tính thời sự lại chưa đủ lượng nội dung cần thiết.