CTCP chứng khoán Việt Nam là CTCK được đăng ký kinh doanh từ ngày 27/11/2006, vốn điều lệ ban đầu là 9 tỷ đồng. Tháng 03/2009 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 135 tỷ đồng, hợp tác với ngân hàng RHB của Malaysia.
Nhờ có sự hợp tác này, công ty đã có những sự tăng trưởng mạnh mẽ về tài chính, từ đó giúp công ty hoàn thành các mục tiêu kế hoạch và phản ứng linh hoạt trước các biến động của thị trường, duy trì hoạt động kinh doanh trong bối cảnh khó khăn toàn ngành, sau đó tiếp tục có nguồn tài trợ tương lai cho việc phát triển thị phần.
Tuy nhiên, hiện nay VSEC vẫn đang ở trong Top những công ty có vốn điều lệ nhỏ trên thị trường và chưa có sự phát triển thật sự ấn tượng về lộ trình tăng vốn và mở rộng quy mô. So sánh với lịch sử của các CTCK khác có cùng thời gian thành lập, cùng quy mô vốn điều lệ ban đầu nhỏ trên bình diện chung của toàn ngành thì CTCP chứng khoán Việt Nam chưa phát huy được tối đa khả năng huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.2.1. Lộ trình tăng vốn mở rộng hoạt động kinh doanh của CTCK
Đơn vị: Tỷ đồng
CTCP chứng khoán Đông Á CTCP chứng khoán Tân Việt
Thành lập 20/05/2003: 21 Thành lập 28/12/2006: 55 Từ 22/08/2005: 50 Từ 04/09/2008: 128 Từ 24/11/2006: 135 Từ 17/04/2009: 350 Từ 17/08/2007: 500
CTCP chứng khoán Sài Gòn CTCP chứng khoán Thăng Long
Thành lập 30/12/2009: 06 Thành lập 11/05/2000: 09 Từ 28/03/2001: 09 Từ năm 2003: 43
Từ 10/03/2001: 20 Từ 15/06/2006: 80 Từ 26/07/2005: 52 Từ 20/12/2006: 120 Từ 30/09/2006: 500 Từ 01/10/2007: 250 Từ 10/08/2007: 800 Từ 28/12/2007: 300 Từ 16/04/2008: 1366,7 Từ 31/12/2008: 420 Từ 18/05/2010: 3511,1 Từ 03/09/2009: 650 Từ 24/12/2009: 800 Từ 31/11/2010: 1200 (Nguồn: http://www.hnx.vn)
Bảng 2.2.1 cho thấy, những CTCK khi thành lập có quy mô vốn điều lệ nhỏ nhưng sau đó lại có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô hoạt động thông qua chiến lược tăng vốn. Từ đây tham chiếu với CTCP chứng khoán Việt Nam, chúng ta có thể thấy được rằng, dù có ngân hàng đối tác lớn là ngân hàng RHB, và nhiều hình thức huy động khác nhưng công ty chưa phát huy được khả năng tối đa lợi thế vốn tiềm năng của mình. Vốn điều lệ có tăng những chậm hơn so với các CTCK khác cùng quy mô, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Khả năng huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh khả năng huy động vốn
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Vốn chủ sở hữu 125,620,986 128,828,385 139,648,038 145,426,411 Tài sản dài hạn 3,257,390 3,069,378 2,837,635 2,345,493 Nợ dài hạn 164,592 130,721 62,321 53,896 Nguồn vốn dài hạn 125,785,578 128,959,106 139,710,359 145,480,307 Vốn LĐTX 122,528,188 125,889,728 136,872,724 143,134,814 Tỷ suất tự tài trợ 38.565 41.972 49.213 62.002
VSEC có vốn chủ sở hữu chiếm một phần lớn cả về giá trị tuyệt đối và tương đối trong cơ cấu vốn của công ty và có xu hướng tăng lên qua các năm từ khi mới thành lập tới nay. Chỉ tiêu nợ dài hạn giảm đi rõ rệt qua các năm và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn. Dẫn tới tỷ suất tự tài trợ rất cao và có xu hướng tăng lên qua các năm. Qua đó, khẳng định một tiềm lực tài chính rất vững chắc, an toàn của VSEC.
Tuy nhiên, hệ số này quá cao, có thể gây ra sự lãng phí và không tận dụng được tối đa nguồn lực tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường thời gian tới. Cụ thể, trong điều kiện thị trường hiện nay, việc duy trì cơ cấu nguồn vốn như trên thể hiện những ưu điểm rõ rệt. Vốn chủ sở hữu lớn thì tăng chủ lực tài chính, giảm rủi ro lãi suất và áp lực trả nợ cho công ty trong thời gian qua. Trong tương lai gần khi mặt bằng lãi suất đang có xu hướng giảm và cơ chế cho các đơn vị doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ hơn (dù vẫn có hạn mức cho lĩnh vực phi sản xuất gồm chứng khoán) thì công ty vẫn nên sử dụng vay nợ để gia tăng lợi nhuận, nhưng có cơ cấu tỷ trọng vay nợ dài hạn và ngắn hạn, không nên tập trung toàn bộ vào nợ dài hạn.
Vốn lưu động thường xuyên đều dương qua các năm chứng tỏ VSEC luôn kinh doanh trong cơ cấu nguồn vốn an toàn. Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng việc giữ cơ cấu vốn an toàn giúp công ty tránh được những rủi ro về vốn và có sự độc lập cần thiết về vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh.
Qua cả hai chỉ tiêu trên cho thấy, khả năng huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của VSEC khá hợp lý trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên xét trong dài hạn đó là một cơ cấu vốn quá an toàn gây ra sự lãng phí nguồn lực tài chính mà công ty có thể tận dụng được.
Hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VSEC
Đơn vị: nghìn đồng
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011