B. PHẦN NỘI DUNG
3.3.2. Giọng điệu trần thuật sôi nổi, thiết tha
Giọng điệu nghệ thuật với tƣ cách là một phạm trù thẩm mỹ, một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc cấu thành phong cách nhà văn là vấn đề đã đƣợc nhận ra từ lâu kể cả trong văn học Phƣơng Tây và văn học phƣơng Đông.Giọng điệu là một phƣơng tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học. Đây là thứ hình thức nghệ thuật mang tính quan niệm, nó là thƣớc đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của một nhà văn, nhà thơ.
đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…”. “Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm.Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả”[2, 258]. Ngƣời đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tƣ tƣởng thái
độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng nhƣ sở trƣờng ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn.
Giọng điệu vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hƣởng nào đó, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng ấy mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn.
Trong các tác phẩm nghệ thuật ƣu tú, giọng điệu bao giờ cũng mang tính chất lƣợng, nó là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn. Giọng điệu văn chƣơng là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ. Nhƣng thực tế là bên cạnh giọng điệu cá nhân còn có giọng điệu thời đại. Giọng điệu cá nhân chịu sự quy định, ảnh hƣởng của giọng điệu thời đại mặt khác giọng điệu cá nhân góp phần làm phong phú thậm chí làm thay đổi cấu trúc giọng điệu thời đại.
Giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo đƣợc một giọng điệu độc đáo. Giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần tăng giảm hiệu suất cảm xúc của tác phẩm văn chƣơng.
Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã có sự xuất hiện giọng diệu đả kích, châm biếm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, giọng điềm đạm, man mác ẩn chứa những xót xa thƣơng cảm trong truyện ngắn Thạch Lam, giọng điệu dí dỏm, hóm hỉnh của Bùi Hiển, giọng mỉa mai, giễu cợt tinh tế của Tô Hoài,
giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng của Thanh Tịnh, giọng khách quan lạnh lùng nhƣng tràn đầy xót thƣơng của Nam Cao. Và Nguyên Hồng cũng tạo cho mình một cá tính riêng với giọng điệu sôi nổi thiết tha.
3.3.2.1. Giọng điệu thƣơng cảm thống thiết
Nguyên Hồng có một tình yêu thật sự sâu xa và chân thành với con ngƣời. Nó làm cho ông luôn sẵn sàng thông cảm, thâm nhập đƣợc vào những niềm vui, nỗi buồn, những công việc hằng ngày và những ƣớc mơ khát vọng ở ngƣời khác. Nguyên Hồng viết văn là vì lòng thƣơng cảm với những kiếp ngƣời cùng khổ, viết về họ nhƣ viết về chính cuộc sống của mình với tất cả niềm cảm thông và thƣơng yêu, trân trọng. Khi viết về cuộc sống của những ngƣời dân nghèo, Nguyên Hồng thƣờng sử dụng giọng điệu thƣơng cảm thống thiết.
Viết về nỗi đau khổ của Nhân và Mũn khi rơi vào nỗi tuyệt vọng cùng cực, giọng văn Nguyên Hồng thể hiện sự đau đớn , xót xa:
"Tôi mù rồi! Tôi mù rồi!Mình ơi! Rồi không thể nén được sự chua xót, Nhân
ôm ngực, ngã vật xuống giường. Nhân thiếp đi trong tiếng vợ con khóc như ri. Sao lại có thể như thế được? Sao lại có thể khốn nạn đau đớn cho hai con người ấy như thế được? sao hai người ấy đã cùng khổ mà lại còn phải chịu nhiều cay đắng đến vậy? Sao lại chỉ trút lên đầu những kẻ hiền lành chịu khó như vợ chồng Nhân những đọa đày khổ ải? Mà sao cái hạnh phúc bé nhỏ gây dựng trên từng vũng mồ hôi, vũng nước mắt, vũng máu của vợ chồng Nhân lại chóng bị phá tan đi ?"
[29,121].
Viết về những ngƣời đàn bà đang phải chịu khổ ải trong nhà lao, Nguyên Hồng thể hiện sự thƣơng xót, ngậm ngùi :
" Bốn người đàn bà rách rưới, nối tiếp nhau thẳng một hàng, trườn người
ra, đẩy những bao gai cuộn tròn để dồn nước rãnh vào cống cái. Thỉnh thoảng gió lật tung váy, bày ra những bắp đùi trắng từ bụng chân trở lên vấy bùn rác. Các chị vẫn chũi mũi làm, làm như máy, có khi húc đầu vào người chổng mông đùn bao
ở đằng trước"[7,300].
Tƣ cuộc đời lam lũ vất vả của ngƣời mẹ mình, Nguyên Hồng đã cảm thông, thƣơng yêu những bà mẹ, những ngƣời phụ nữ bất hạnh khác trong xã hôi.Ông viết về họ với một giọng điệu xót thƣơng nhức nhối:
“ Không!Tôi không dám làm thơ mê say với những con người này đâu.
Những nguồn cơn kia đều đẫm nước mắt của mẹ tôi, sao tôi lại phạm tội ru những người đàn bà xấu số khốn nạn chúng tôi vào đó. Những quang gánh, thúng, sọt nặng trĩu những ngô khoai, rau muống, bèo cám, kĩu kịt trên những sống vai gầy rạc của cái kiếp người sống tần tảo, lần hồi, nếu có thành điệu thơ thì phải là những tiếng kêu rên thống thiết của sự đau đớn chua xót, kêu đòi sự thay đổi cho cuộc đời được no ấm, yên vui…”[7, 651].
Nhà văn đau đớn trƣớc thân phận những em bé nghèo, nhỏ nhoi, hiền nhƣ chiếc lá non, hoàn toàn không có khả năng tự vệ trƣớc giông bão của cuộc đời Trong truyện giọt máu, Nguyên Hồng bộc lộ nỗi nghẹn ngào trƣớc hình ảnh của lầm lũi đáng thƣơng của Thạo bé với giọng điệu thƣơng cảm:
“ Cả buổi chiều hôm ấy, chẳng áo nón gì. Thạo bé cứ luẩn quẩn hết gốc ngô
này sang gốc ngô khác vuốt, chắp chắp nối nối và khóc.Nó khóc chỉ có tiếng nức nở chứ không thấy nước mắt. Nước mắt của nó bị nhòa hắn dưới những trận mưa đổ rào rào xuống người nó run cầm cập và xám ngắt” [7,549].
Viết về những con ngƣời nhỏ bé, nghèo khổ, bất hạnh trong xã hôi, giọng điệu xót xa thƣơng cảm của nhà văn càng làm tô đậm thêm cái hiện thực ngổnngang bề bộn trong xã hội và thể hiện tấm lòng yêu thƣơng sâu sắc của nhà văn đối với con ngƣời và cuộc đời
3.3.2.2. Giọng điệu lạc quan sôi nổi.
Văn Nguyên Hồng có giọng điệu lạc quan sôi nổi khi thể hiện cảm xúc yêu thƣơng ở cƣờng độ cao.Nguyên Hồng có một trái tim yêu thƣơng nồng nhiệt, tràn đầy lạc quan với cuộc sống và niềm tin vào bản chất lƣơng thiện của con ngƣời.
Với Nguyên Hồng, con ngƣời khi rơi vào hoàn cảnh bi thảm nhất thì khát vọng sống dƣờng nhƣ càng mạnh mẽ hơn. Với một tâm hồn lạc quan và nồng nhiệt nhƣ vây, Nguyên Hồng đã tạo ra trong tác phẩm của mình một giọng điệu nhất quán.- giọng điệu lạc quan sôi nổi. Dƣờng nhƣ cái sức sống trong tâm hồn nhà văn đã in dấu lên mỗi câu chữ, mỗi trang viết của nhà văn:
“Một sự huyên náo không bao giờ tắt. Tiếng guốc khua vang trên bờ hè,
những lớp sóng cười nói trào lên cuồn cuộn, rồi tràn lan, rồi tung cao…Bánh xe bò chuyển rầm rầm, lăn loang loáng những vòng lửa trong nắng xuân chói lòa …Những xẻng cuốc và ván gỗ đẩy trong hòm xe bắn ra những trận như mưa rào rào…Và những tà áo, những nón lá, những chóp mũ trắng thở ra những làn bụi li ti. Một sức sống mãnh liệt quá, đè lên, vượt qua và cuốn theo tất cả những sự ủy mị, những cái tối tăm, những cái gì có vẻ chậm chạp…” [19,166].
Nhân vật những ngƣời dân nghèo của Nguyên Hồng dù sống trong đói nghèo vẫn luôn mang trong mình một đức tin mãnh liệt: tin ở cuộc sống, tin ở tƣơng lai, tin ở chính mình. Niềm tin của mụ Mão vào tƣơng lai đƣợc Nguyên Hồng biểu hiện với một giọng điệu sôi nổi:
“Tiền nghìn bạc vạn mụ không dám mơ tưởng, chứ cái cảnh gây dựng êm
đẹp kia, mụ chắc chắn có thể nên lắm. Vì những người khổ mãi, dẫu khốn khổ đến đâu nhưng được cái hạnh phúc ấy thì những người như mụ chịu tất cả”[19-254].
Phố chợ trong Hàng cơm đêm luôn ồn ào, huyên náo bới những tiếng
chuyện trò, cƣời nói của tiếng chào mới mặc cả, tiếng chuyện trò cƣời nói của phu phen thợ thuyền:
“ Quần áo rách rưới và lấm láp của họ thở ra mùi khét lẹt của dầu mỡ, cát
bụi và bùn lầy mà họ đã đầm đìa ở những xưởng máy, những kho hàng, những hầm tàu, những lán gỗ, tiếng đùa nghịch chòng ghẹo nhau của những chị phu hồ phu than ríu rít như bầy chim sẻ.”
lạc quan, hào hứng. Chứng kiến ngƣời mẹ Trung Quốc dũng cảm xông lên giữa đoàn ngƣời biểu tình đang bị đàn áp, ngƣời kể chuyện không nén đƣợc nỗi xúc động, tự hào, cất cao lời ca ngợi bà mẹ cần lao có tinh thần quốc tế cao cả:
“ Người mẹ cần lao tha hương nào vậy?Người không phân biệt tiếng nói,
quê hương và đất nước đã giơ cao nắm tay cùng với nhân dân lao động Việt Nam quyết mãi mãi giữ chặt lấy nắm tay ấy và đấu tranh cho đến ngày toàn thắng…”
(Ngƣời đàn bà Tàu)
Cất lên từ trái tim chan chứa yêu thƣơng và tấm lòng rộng mở niềm tin yêu vào cuộc đời, Nguyên Hồng không chỉ xót thƣơng cho những kiếp ngƣời lƣơng thiện bị vùi dập mà còn thể hiện niềm say mê tin tƣởng vào con ngƣời và cuộc sống:
“ Tin tưởng, tin tưởng và tin tưởng. Sao không tin tưởng được một khi tim
mình còn đập, còn nghe thấy ánh nắng của bầu trời mùa hè reo với lá cây ngoài
kia và chim trời hót rộn…”. (Cuộc sống)
3.2.2.3. Giọng điệu trữ tình sâu lắng
Giọng điệu trữ tình sâu lắng cũng là nét nổi bật trong truyện ngắn Nguyên Hồng. Không ồn ào, phô diễn trên bề mặt, giọng văn của ông dung dị mà sâu lắng, tỏa ra hai nẻo: vừa xôn xao buồn, bâng khuâng xao xuyến nhẹ nhàng lắng đọng, vừa trăn trở suy tƣ và đầy tâm trạng.
Nhớ lại những hồi ức của thời thơ ấu, về ngƣời mẹ hiền từ nhân hậu của mình, Nguyên Hồng sử dụng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng:
“ Trong hồn tôi mãi mãi rõ ràng thắm nét hình ảnh những con mắt của mẹ tôi
sáng lên nhìn người thổi kèn và hai gò má mẹ tôi ửng hồng khi cặp mắt long lanh của người đàn ông nọ chiếu tới. Và cho tới ngày trọn đời, tôi không thể nào quên được cái cảm giác là lạ do một bàn tay nhỏ nhắn, run run bỗng từ đầu tuột xuống vai tôi, và một màng lạnh lạnh mong manh vương qua một cặp mắt lờ đờ nhìn vào
Giọng văn của Nguyên Hồng không những tinh tế mà còn có khả năng làm thức dậy mọi giác quan của ngƣời đọc. Đây là cái cảm giác của một cậu bé cô đơn, tủi nhục sau bao ngày tháng đằng đẵng xa cách bỗng lại đƣợc lăn vào lòng mẹ: “ Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi
thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt… Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới
thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng…”. (Những ngày thơ ấu)
Trong tập tiểu thuyết- tự truyện rất xúc động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe đƣợc những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận đƣợc những cảm giác tinh tế tự bên trong, miêu tả một thiên nhiên đầy thanh sắc và tất cả đều đƣợc thể hiện qua màu sắc chủ quan của cái Tôi- trữ tình hồn nhiên, trong sáng.
Nguyên Hồng viết “ Những ngày thơ ấu” lúc hai mƣơi tuổi. Ông bắt đầu cuộc đời
sáng tác của mình bằng một cái nhìn độc đáo, tƣơi mới trẻ trung, bằng một đôi mắt xanh non, dễ ngạc nhiên trƣớc cuộc sống. Đó là cái tuổi mà tâm hồn dễ xúc động, các kỉ niệm để lại những ấn tƣợng sâu sắc, mênh mang nhƣ cái ánh trăng bàng bạc của đêm thu đầy trăng, xao xuyền nhƣ hƣơng hoa cau, hoa lý ngát thơm cả một góc vƣờn đang vỡ lở ra trong tiếng khóc nức nở của hai mẹ con ngƣời đàn bà tội nghiệp đáng thƣơng:
“ánh trăng sáng vằng vạc đã gội tràn trề xuống hai gương mặt đầm đìa nước mắt
áp vào nhau và hai mái tóc ngắn dài trộn lẫn với nhau.Hương hoa cau và hoa lý sáng và ấm đã xao xuyến lên bởi những tiếng khóc dồn dập vỡ lở ở một góc vườn,
rì rì tiếng dế…” ( Mợ Du).
Văn Nguyên Hồng giàu cảm xúc, tựa nhƣ một lời thủ thỉ, tâm tình của nhà văn trƣớc những số phận, những cảnh đời éo le, bất hạnh:
“ Xa xôi lắm, hơn bốn năm rồi!Tôi thôi nghề gõ đầu trẻ này được hơn bốn năm.Sự
trong đời đã làm mờ đi bao nhiêu kỉ niệm ba năm tôi kiếm sống một cách lẩn lút như kẻ gian ác!Mỗi khi tôi nhìn về quãng dĩ vãng tối tăm kia , mắt tôi vẫn lạnh rợi như nhìn một cảnh gì hoang vắng qua làn mưa bụi mau hạt về một chiều đông mịt mờ…” [7,204].
Giọng văn của Nguyên Hồng vừa trữ tình nhẹ nhàng, vừa đầy tâm
trạng suy tƣ đƣợc gọi ra bằng hàng loạt câu văn buông lơi, mềm mại “ánh nắng
vàng ngời như lửa đốt của buổi sáng mùa hè lúc đó gió còn mát dịu, thổi chờn vờn những lá cây, lá cỏ lấp lánh sương”. Câu văn mang chất thơ, nhƣ khúc nhạc lòng
buông ra mênh mang, mênh mang! Trong truyện ngắn của Nguyên Hồng, chúng ta bắt gặp hàng loạt hàng loạt câu hỏi buông ra nhƣ tiếng kêu thống thiết trƣớc cuộc đời cơ cực:
“ Sao lại có những người độc ác đến như thế?Sao những người hiền lành như mẹ
Vân lại bị đày đọa, chịu nhiều cơ cực như thế?Và biết ngày nào các em Vân mới nên người để giả nghĩa mẹ, và, bà mẹ kia được hưởng những sự êm ái vui tươi của hạnh phúc?”[7,225].
Nét nổi bật ở chất giọng trữ tình trong văn Nguyên Hồng là những câu văn kết thúc tác phẩm, song lại mở ra một chân trời cảm xúc, suy tƣ nơi độc giả: “Rắc một cái, cánh buồm xoay hẳn chiều, bánh lái chệch hẳn về một bên, mũi
thuyền quay lại từ từ…”.(Sông máu)
“Nhân vội chay lại đỡ thằng bé mua dao kia dậy: Nhân muốn nói với nó một câu gì
nhưng cổ họng đã nghẹn ứ mất rồi…”.(Hai nhà nghề)
“Tâm trí Hưng nức nở.Hưng bước chân lên, lảo đảo, miếng bánh nhai càng như
mảnh thủy tinh tẩm mật cá, Hưng cố nuốt, cố nuốt…(Miếng bánh).
Những câu văn ngắn, buông lơi nhƣ tiếng thở nhẹ khơi gợi dòng suy nghĩ bâng quơ cho ngƣời đọc.
Giọng điệu trữ tình sâu lắng trong một số truyện ngắn của Nguyễn Hồng dễ khiến ngƣời ta liên tƣởng đến giọng văn tâm tình nhẹ nhàng trong văn
xuôi của Thạch Lam:
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi
buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mắt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài
đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…”.(Hai đứa trẻ)
Trong các tác phẩm của Nguyên Hồng thời kỳ đầu, Nguyên Hồng