XÂY DỰNG NHÂN VẬT QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945 tt.PDF (Trang 59)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.XÂY DỰNG NHÂN VẬT QUA TÌNH HUỐNG TRUYỆN

Vấn đề tình huống đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Thế kỷ thứ XIX nhà triết học, mỹ học lỗi lạc ngƣời Đức Hêghen (1770 - 1831), trong công

trình Triết học về Mỹ học đã dành nhiều trang bàn về tình huống trong nghệ thuật.

Các nhà văn Việt Nam quen dùng chữ tình thế hơn là tình huống. Nhà văn

Nguyễn Minh Châu cho rằng:

Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi

khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện , thế là coi như xong một nửa...tình thế truyện không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cơ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân

vật nương dựa vào nhau thwujc hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả...”.

Tình huống chính là tạo hành động cho nhân vật của mình. Các nhà văn coi trọng việc lựa chọn tình huống đặc thù cho các nhân vật. Các tình huống truyện không mở ra cái thế thúc đẩy hành động thông thƣờng cho nhân vật phát triển mà nhằm thúc đẩy một hành động khác - hành động tâm lý.

Theo nhà văn Nguyên Ngọc, khi bàn về nghệ thuật truyện ngắn đã đặc biệt

chú ý đến vấn đề tình huống, ông chia tình huống thành các kiểu sau: Loại tình

huống lớn; Loại tình huống nhỏ. Còn theo Bùi Việt Thắng có các kiểu tình huống

cơ bản sau: Tình huống - kịch; Tình huống tâm trạng; Tình huống - tượng trưng. .. Tóm lại, tình huống là cái “khoảnh khắc cốt yếu”, khi nhân vật đặt trong hoàn cảnh đó, nhất định phải bộc lộ tính cách chủ yếu của mình, tính cách ấy chi phối cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử, đƣờng đi nƣớc bƣớc và cả số phận của cuộc đời mình.

Qua khảo sát từ những truyện ngắn của các tác giả thuộc dòng văn học hiện thực phê pháp nhƣ Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, … chúng tôi nhận thấy truyện ngắn hiện thực có ba dạng tình huống cơ bản: Tình huống kịch,

Tình huống tâm trạng, Tình huống nhận thức. Và ở mỗi nhà văn, việc xây dựng

tình huống truyện cũng đƣợc biểu hiện trên các khía cạnh khác nhau.

Đối với Nguyên Hồng, tính cách nhân vật trong các truyện ngắn của ông thƣờng đƣợc đặt vào tình huống có tính chất bi kịch.Bi kịch càng đƣợc đẩy lên cao thì tính cách nhân vật càng bộc lộ rõ nét nhất. Điều này thể hiện bút pháp riêng độc đáo của Nguyên Hồng so với các nhà văn khác nhƣ Thạch Lam hay Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng.

Vũ Trọng Phụng là nhà văn rất tài tình trong việc xây dựng những tình

huống “bi hài kịch”. Trong Bộ răng vàng, tác giả đã dựng lên tình huống “bi hài”

của hai cậu quý tử trƣớc cái chết của cha. Việc cha chết không phải là một mất mát đau thƣơng đối với hai ngƣời con. Chúng không hề đau khổ, không hề khóc lóc

(mà khóc lóc làm gì khi chúng giấu họ hàng về cái chết kia) mà vồ lấy chùm chìa khóa, tính toán và chia... của. Chia xong, thằng em óc lý tài sáng suốt hơn nhớ rằng ngƣời chết còn bộ răng vàng. Không chút ngần ngại, nó cạy mồm ngƣời chết để lấy “của” làm riêng. Không dừng lại ở đó, tình huống “bi hài kịch” ở gia đình ngƣời chết càng đẩy cao khi ngƣời anh “phát giác” việc làm của thằng em. Lời nói và hành động của nó thể hiện mức độ “anh cả” trong gia đình - Chú thím đã định lừa

tôi như thế, thì bộ răng này, sau khi tôi bán được, mong rằng chú thím đừng nhớ đến chuyện chia ...Việc xây dựng tình huống bi hài kịch không những thể hiện

đƣợc tính cách của các nhân vật mà ẩn đằng sau nó là tiếng cƣời chua chát của tác giả trƣớc đời sống thực tại- nơi mà mọi giá trị luân lý, đạo đức đã bị đảo lộn và tha hóa.

Khác với Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam lại xây dựng những tình huống tâm

trạng. Trong Dƣới bóng Hoàng Lan, tình huống đƣợc tác giả xây dựng là một tình

huống thiên về tình cảm, thiên về cảm xúc một cách nhẹ nhàng, tình huống truyện ở đây chỉ là cái cớ để nhân vật bày tỏ cảm xúc, tâm trạng của mình một cách trực tiếp, đó là một việc rất giản dị: chàng Thanh về quê, gặp lại bà và ngƣời thƣơng – Nga. Sau đó, từ tình huống tình cảm ấy, toàn bộ câu chuyện đƣợc kể lại bằng cảm nhận, cảm xúc của chàng. Lúc chàng mới về đó là cảm giác nhẹ nhàng mà bỡ ngỡ vừa lạ mà vừa quen sau bao tháng năm xa cách, sau đó là sự mừng rỡ khi chàng gặp lại bà của mình “Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy

trúc, ở ngoài vườn vào, Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần”, rồi cảm giác

êm ái thân thƣơng nhƣ ngày thơ bé tràn về với chàng trong căn nhà quen thuộc với bao kỉ niệm mến thƣơng, với bóng cây Hoàng Lan, với hình ảnh ngƣời con gái ngày xƣa hay đi nhặt Hoàng Lan cùng chàng, cuối cùng là cảm giác hạnh phúc trƣớc lòng tin chắc vào tấm lòng đẹp và thanh khiết nhƣ những đoá Hoàng Lan của ngƣời thƣơng.

tính chất bi kịch, qua đó thử thách tính cách nhân vật. Truyện Ngƣời mẹ không

con, nhà văn đã đặt nhân vật mụ Mão vào tình huống éo le, bi đát. Mụ Mão đã

từng bị ngƣời chồng đầu tiên- Ký Phát, ruồng rẫy đuổi ra khỏi nhà. Thế những khi nghe thấy tin Ký Phát chết rồi thì mụ đã bất chấp sự điên cuồng của Mão Chột :

“thoáng một cái mụ đưa mắt qua đám đông, trong đó Ký Phát nằm sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sượng dưới đất, mặt mày đẫm máu. Mụ mão không nén được kêu giời một tiếng rồi lao người vào đám đông”[7, 423].

Mụ không nguôi lo lắng cho mấy đứa con và hai bố mẹ già của Ký Phát. Cuối cùng ngƣời đàn bà nhân hậu và vi tha ấy đã cƣu mang lấy họ mặc dù mụ cũng chẳng giàu có hay sung sƣớng gì:

“Và đây kia, dưới một mái lá lúp xúp ở tận cùng xóm, mụ lại chui ra rúc vào

với hai ông bà già ốm yếu mù dở và bốn đứa con suýt soát bằng nhau, lóc nhóc như bốn con nhái bén…”[7,427].

Đặt nhân vật vào những tình huống bi đát nhƣ vậy, nhà văn thể hiện đức tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của con ngƣời. Nhân vật Chín Huyền trong truyện ngắn cùng tên cũng đƣợc nhà văn đặt trong một tình huống nhƣ vậy. Nhà văn xây dựng tình huống nửa đêm có một cai tổng vừa bắt đƣợc một tên trộm cắp, y xin ngủ nhờ một đêm tại nhà của Chín Huyền. Nhƣng điều oái ăm là tên kẻ cắp đó lại là Sáu “lẹm” - một ngƣời em kết nghĩa với ngƣời chồng đã mất của nàng. Nàng đã bất chấp những hậu họa sẽ đến với mình để cắt dây trói cho Sáu lẹm trốn đi. Hành động của nàng thể hiện nghĩa khí và sự hy sinh vì đồng loại- rất đáng trân trọng.

Trong những truyện ngắn của mình, Nguyên Hồng còn xây dựng những tình huống bất hạnh chồng chất, nhà văn dƣờng nhƣ muốn dồn lên vai nhân vật những khổ ải, cay đắng, những tai họa bất ngờ, liên tiếp để thử thách đức tin và sự thánh thiện trong tâm hồn con ngƣời.

Vợ chồng Nhân và Mũn trong truyện Đây bóng tối đã phải trải qua những

phải làm việc cật lực để nuôi ba đứa con nhỏ. Nhƣng rồi mắt Nhân ngày yếu đi và cuối cùng thì bị mù. Mọi lo toan trong gia đình đều dồn hết lên đôi vai Mũn. trong hoàn cảnh đó Mũn vẫn chăm chỉ làm lụng buôn bán, vẫn chu đáo dịu dàng với chồng con. Cái gia đình bé nhỏ ấy dù nghèo nhƣng lúc nào cũng cƣời nói quây quần bên nhau. Nhƣng rồi trong một lần chen lấn buôn bán ở bến tàu, chỉ vì cứu món hàng bị rơi xuống sông mà Mũn đã phải nhận lấy cái chết tức tƣởi đau đớn. Ngƣời cha mù lòa và ba đứa trẻ phải dắt díu nhau ra phố làm nghề ăn mày, ăn xin.

Những tai ƣơng, những bất hạnh đã dồn những con ngƣời nhƣ Nhân và Mũn rơi vào bƣớc đƣờng cùng, phá tan hạnh phúc yên ấm của một gia đình nhỏ bé.Và chính trong hoàn cảnh đó con ngƣời đã bật lên những phẩm chất cao quý trong tâm hồn con ngƣời. Đó là Mũn với tấm lòng nhân hậu, chịu thƣơng chịu khó, chịu vất vả hy sinh vì chồng vì con. Mũn mang những nét tính cách điển hình của ngƣời phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Thực sự, dù trong bất kì tình huống nào, tình huống éo le bi đát hay tình huống bất hạnh dồn dập, những nhân vật của Nguyên Hồng luôn giữ vững đƣợc những nét đẹp trong tâm hồn, và chúng ta luôn nhận thấy một niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào bản chất lƣơng thiện của con ngƣời.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945 tt.PDF (Trang 59)