NHÂN VẬT VỊ THA, GIÀU ĐỨC HY SINH

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945 tt.PDF (Trang 47)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.NHÂN VẬT VỊ THA, GIÀU ĐỨC HY SINH

Kiểu nhân vật vị tha, giảu đức hy sinh đƣợc bắt nguồn từ chính cảm quan tôn giáo trong sáng tác của Nguyên Hồng.Cảm quan tôn giáo đƣợc xác định nhƣ là ý thức nghệ thuật đạt đến độ chín muồi và thể hiện ra một cách tự nhiên thông qua sự cảm nhận, sự cắt nghĩa hiện thực, qua cái nhìn đầy nghệ thuật của tác giả đối với cuộc sống.

Nguyên Hồng sinh trƣởng trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Nam Định. Tuổi thơ Nguyên Hồng sống trong không khí thành kính Chúa toát ra từ những tiếng lào thào cầu kinh ở nhà của bà nội cũng nhƣ tiếng chuông nhà thờ ngân nga mời gọi con chiên hàng ngày. Từ nhỏ, Nguyên Hồng thƣờng theo bà nội đi lễ nhà thờ, đƣợc dạy dỗ khuôn theo giáo lý của Thiên Chúa: “Lọt lòng mẹ, tôi đã

được ôm đến Nhà thờ chịu phép rửa tội và nhận lấy tên Thánh là Giu minh ghê. Rồi năm tôi lên 9 lên 10, bà nội tôi đã khảo tôi đủ các kinh để đi xưng tội lần đầu với một cha người Tây. Cả đêm ấy tới sáng sau, tôi chỉ được súc miệng chứ không được uống nước, rồi cùng bà tôi đến Nhà thờ đi lễ chịu mình Thánh Chúa lần đầu”

(Một tuổi thơ văn).

Tôn giáo đích thực bao giờ cũng hƣớng con ngƣời đến cái thiện. Thiên chúa giáo cũng vậy. Hình tƣợng Chúa Giêsu chịu nạn đóng đinh thân mình lên cây thánh giá để chuộc tội cho chúng sinh là một biểu tƣợng vĩ đại và cảm động của tinh thần bác ái Thiên Chúa giáo. Mẹ ông, ngƣời đàn bà tần tảo, sống không có hạnh phúc bên một ngƣời chồng già nghiện ngập, đã phải lấy đức tin Thiên Chúa giáo làm chỗ dựa tinh thần để vật lộn với đời vì miếng cơm, manh áo. Mặt khác, bản thân Nguyên Hồng đã trải qua những ngày thơ ấu đói khát, quẫn bách; tƣơng lai, tiền đồ không có gì sáng sủa. Trong hoàn cảnh nhƣ thế, muốn vƣợt lên số phận, nhà văn trong chừng mực nhất định, cũng đã tìm đến tƣ tƣởng bác ái của Thiên Chúa giáo và lấy nó làm chỗ dựa để chống chọi với đời, để tồn tại và hy vọng. Trong sự tiếp thu tôn giáo, Nguyên Hồng không bị cuốn đi bởi sự mê muội hay lòng tin mù quáng mà luôn có sự chắt lọc, một sự chắt lọc tự nhiên lấy cái phần nhân văn, cao cả của nó.Đó là tinh thần tôn giáo hiểu theo nghĩa nhƣ là đức tin tuyệt đối và sự hy sinh cao cả. Ông đã đến với tinh thần ấy một cách hồn nhiên, vì trong trái tim ông luôn dành cho con ngƣời những rung cảm mạnh mẽ và lúc nào ông cũng tin ở con ngƣời.

Hình ảnh chúa Giê su chịu nạn thay cho chúng sinh đã có ảnh hƣởng sâu sắc đến định hƣớng sáng tác của Nguyên Hồng.Dƣờng nhƣ ông muốn chất lên vai những nhân vật của mình thật nhiều đau thƣơng để vạch trần nỗi khốn khổ của con ngƣời trong xã hội cũ, và cũng là để thử thách sức bền của đức tin, để vĩnh cửu hóa sự thánh thiện trong tâm hồn con ngƣời. Nhân vật của Nguyên Hồng có đặc điểm chung là nhân ái, đầy trách nhiệm, nhiều khi mang tinh thần nghĩa khí và giàu hy sinh.

Tám Bính(Bỉ vỏ) là nhân vật tiêu biểu cho ảnh hƣởng tôn giáo trong sáng tác

của Nguyên Hồng. Cuộc đời Tám Bính đã trải qua bao nhiêu cảnh đau đớn tủi nhục, tối tăm. Những bi kịch cứ liên tiếp giáng xuống cuộc đời Bính nhƣ một sức

mạnh tàn nhẫn mà cô không thể nào tránh đƣợc.Hình ảnh Đức Chúa Giê su chính là nguồn an ủi duy nhất cho cuộc đời đầy rẫy những bất hạnh của Tám Bính.Trải qua bao kiếp nạn nhƣng tâm hồn Bính vẫn giữ đƣợc những nét trong sạch, lƣơng thiện.Sống bên Năm Sài Gòn, một trùm lƣu manh đất Cảng nhƣng cô vẫn tiếc nuối những ngày xƣa, khi còn là cô gái quê ngây thơ, giờ đây Bính chỉ mong đƣợc sống một cuộc đời lƣơng thiện:

" Một tia hy vọng bỗng thoáng chiếu vào tâm trí Bính như làn chớp vụt xé vùng trời mờ tối.Bằng sự lần hồi buôn bán, tần tảo ở các chợ xa, rồi đây Bính sẽ nuôi được đứa con sắp đẻ, sẽ nuôi Năm để Năm khỏi làm điều gian ác, dần dà Bính sẽ trở về quê chuộc đứa con đầu lòng kia và giúp đỡ cha mẹ gây dựng cho hai em...".(Bỉ vỏ)

Sau Tám Bính, kiểu nhân vật này còn xuất hiện trong một số truyện ngắn

khác của Nguyên Hồng nhƣ:Đây-bóng tối, Nhà sƣ nữ chùa Âm hồn, Bảy Hựu,

Chín Huyền...Trong đó, có những ngƣời phụ nữ chịu đựng hy sinh nhƣ một bổn phận đối với chồng con. Trong hoàn cảnh khó khăn vất vả lam lũ kiếm ăn mà Mũn (Đây- bóng tối) vẫn rất vui vẻ ân cần chăm sóc cho chồng con rất chu đáo, không một lời than thở hay oán trách. Mũn lại càng thƣơng chồng hơn khi Nhân bị mù, nàng cố gắng làm mọi thứ để Nhân vui, không cảm thấy mặc cảm về bệnh tật của mình:

"Từ ngày Nhân bị mù, gia đình không kém vẻ hòa thuận ấm cũng mà còn vui

vẻ êm đềm hơn.Mũn hằng ngày vẫn đi hai chiều bánh và nhận làm cho nhiều hàng cơm có tiếng.Và, muốn là cho chồng yên lòng, quên đi sự buồn bã, Mũn cho thằng bé lớn nhất đi học cho tới khi xem cùng viết thông quốc ngữ.Rồi Mũn sai nó đi các nhà mua bánh quen mượn truyện và báo chí về đọc cho chồng nghe. Nàng không ăn cơm ở chợ nữa, dù xa dù gần, nắng hay mưa, cứ đến tầm thợ thuyền về là nàng đã có mặt ở nhà, ăn uống với chồng con"[19,121].

hiểm nhảy xuống sông cố vớt mâm bánh để đổi lấy cái chết thảm khốc. Nhân vật Mũn mang hình ảnh của ngƣời phụ nữ ngoan đạo, yêu chồng thƣơng con, chịu thƣơng chịu khó và giàu đức hy sinh.

Cô gái trong truyện Nhà sƣ nữ chùa Âm hồn đã vƣợt qua tất cả rào cản của

gia đình, bỏ giàu sang phú quý để đi theo mối tình duy nhất nhƣng ngƣời chồng của cô không may mắc bệnh hủi.Và để che mắt thế gian, cô đã xuống tóc đi tu sống một cuộc đời khổ hạnh âm thâm, lén lút chăm sóc ngƣời chồng bệnh tật của mình.Lòng thƣơng yêu và sự hy sinh của nhà sƣ nữ đƣợc thể hiện sâu sắc có ngƣời phát hiện ra sự thật,và cô đã quyết định chọn lấy cái chết để đƣợc ở bên cạnh ngƣời chồng của mình:

“Vào một đêm tối nhà sư nữ đã đổ dầu vào đống củi , ngồi lên trên, ngồi

châm lửa. Tới khi bốc cháy sang rực cả một góc trời dân làn mới đổ đến cứu chữa, nhưng họ chỉ dập lửa bén sang gian thờ chính mà không dám động tới vị sư nữ ngồi nhập định trong khói lửa và trong một mùi khét lẹt. Người chồng hủi cùn hủi cụt kia chắc chết, nhà sư nữ cụt tay muốn giữ kín bí mật thiêng liêng của đời mình đã cùng cái xác thịt gớm ghiếc kia tự thiêu đi”[7, 114].

Chúng ta dễ dàng nhận ra kiểu nhân vật giàu đức hy sinh chủ yếu là những ngƣời phụ nữ. Họ chấp nhận chịu mọi nỗi đau thƣơng, bất hạnh, chịu hy sinh bản thân vì chồng, vì con, và coi đó nhƣ một bổn phận, một lý tƣởng đạo đức cao cả.Ảnh hƣởng của cảm quan tôn giáo nhƣ một thứ ánh sang ngầm, chi phối sự cảm nhận hiện thực của tác giả.Và nếu không có thứ ánh sáng ấy, giá trị văn chƣơng Nguyên Hồng sẽ không đạt đến chiều sâu và độ bền chặt của đức tin ở sự thánh thiện của con ngƣời.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945 tt.PDF (Trang 47)