Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945 tt.PDF (Trang 25)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2.Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy. Quan niệm về con ngƣời giúp ta thâm nhập vào cơ chế tƣ duy của văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hình thức (thể loại, phong cách) văn học. Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trong mỗi tác phẩm biểu hiện.

Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học (1998) thì:

"Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu

tả con người trong nghệ thuật", là sự lí giải, cắt nghĩa, cảm thấy con ngƣời đã

đƣợc hoá thân thành các nguyên tắc, phƣơng tiện, biện pháp hình thức biểu hiện con ngƣời trong văn học tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình tƣợng nhân vật trong đó. Nó mở ra một hƣớng khác, nó hƣớng ngƣời ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể ngay cả khi miêu tả con ngƣời giống hay không giống với đối tƣợng có thật. Nó cũng là sản phẩm của văn hoá, tƣ tƣởng. “Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản

ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với hình thái ý thức xã hội khác”.

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời tất nhiên cũng mang dấu ấn sáng tạo của dấu ấn nghệ sĩ, gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ. Ở mỗi thể loại văn học khác nhau, mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại có những quan niệm con ngƣời khác nhau.

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là một phƣơng diện quan trọng của thi pháp học, nó giúp chúng ta hình dung đầy đủ về tƣ tƣởng nghệ thuật của một nhà văn trong một giai đoạn, thời kỳ nhất định. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung tác phẩm văn học cụ thể, đồng thời cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hoá của văn học. Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật và của văn học nói chung, là sự đổi mới cách tiếp cận, chiếm lĩnh thế giới và con ngƣời.

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với phạm trù phƣơng pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, là thƣớc đo của hình thức văn học và là cơ sở của tƣ duy nghệ thuật, tạo nên cá tính sáng tạo của nhà văn.

Chính những quan niệm nghệ thuật riêng sẽ chi phối quá trình sáng tác và cũng là cơ sở để tạo nên tƣ duy nghệ thuật. Nó là khởi nguyên của hoạt động sáng tạo, là nền tảng của một chỉnh thể nghệ thuật mà thiếu nó thì nhà văn không thể xây dựng đƣợc một tác phẩm hoàn chỉnh.

Lịch sử văn học nhân loại là lịch sử luôn luôn thay đổi về quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. Khi quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thay đổi của toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm chúng ta phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật con ngƣời trong tác phẩm đó, để đi sâu khám phá tác phẩm, khám phá phong cách của nhà văn.Đọc một tác phẩm văn học, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn ngƣời đọc chính là số phận, tình cảm, cảm xúc suy tƣ của những con ngƣời mà nhà văn thể hiện. Vì vậy khám phá những quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, chúng ta sẽ càng đi sâu vào thực chất sáng tạo và đánh giá đúng những thành tựu của mỗi nhà văn, mỗi tác gia văn học.

Mỗi nhà văn khi sáng tác đều thể hiện quan điểm, cách nhìn về nghệ thuật, về con ngƣời và cuộc đời. Thông qua tác phẩm, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ

thuật về con ngƣời. Nguyễn Công Hoan, qua tác phẩm thể hiện một cái nhìn rạch ròi nhƣng đơn giản về cuộc đời; con ngƣời đƣợc xây dựng ở hai mặt đối lập: giàu

và nghèo (Hai cái bụng; Đồng hào có ma; Kép Tư Bền); Nam Cao luôn yêu

thƣơng, trân trọng con ngƣời; có quan niệm nghệ thuật về con ngƣời toàn diện,

phong phú đậm chất nhân văn (Chí Phèo, Đời thừa, Trăng sáng,…).Nguyên

Hồng, trong việc xây dựng quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. có những nét gần gũi với quan niệm của Nam Cao.Ông yêu thƣơng và cảm thông với những nỗi bất hạnh của con ngƣời và có một niềm tin thiết tha vào bản chất tốt đẹp của con ngƣời.

Nguyên Hồng có một tình yêu chân thành đối với con ngƣời. Tình cảm đó là cho ông luôn sẵn sàng để cảm thông, để thâm nhập vào những niềm vui, những nỗi buồn, những công việc hằng ngày và cả những ƣớc mơ, nguyện vọng của con ngƣời.

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyên Hồng đƣợc bắt nguồn từ chính cuộc sống riêng của nhà văn- một cuộc sống cơ cực, bần hàn và gắn bó sâu sắc với tầng lớp dân nghèo thành thị, những con ngƣời dƣới đáy xã hội.

Thời thơ ấu của Nguyên Hồng khiến nhiều ngƣời liên tƣởng đến Macxim Gorki, tuy biết rằng hai nhà văn có những điểm khác nhau về tầm cỡ hay sự nghiệp sáng tác. Cả hai ông đều từng một thời lăn lộn cùng với những tâng lớp ngƣời ở dƣới đáy xã hội, cùng viết văn với một trái tim tha thiết niềm tin yêu đối với con ngƣời, và cũng sớm giác ngộ lý tƣởng cộng sản, trở thành một nhà văn hiện thƣc xã hội chủ nghĩa.

Tuy không phải đi nhặt rác, đi ở, phụ bếp trên tàu thủy nhƣ Macxim Gorki nhƣng cậu bé Nguyên Hồng cũng đã trái qua những ngày thơ ấu thiếu thốn đến cùng cực: không chỉ thiếu ăn thiếu mặc mà còn thiếu cả tình thƣơng và sự chăm sóc của ngƣời thân.Tuổi thơ của Nguyên Hồng gắn liền với những ngày tháng lang thang kiếm ăn nơi đầu đƣờng xó chợ và chung đụng với những đứa trẻ con nhà

nghèo, đó là những đứa trẻ đi ở, bán nƣớc, ăn mày, ăn cắp...Cậu bé Hồng trong những trang nhật kí đầu đời của mình đã từng cay đắng thốt lên:

" Ngày 1.12.1931. Cậu ơi! Cậu sống khôn chết thiêng, Cậu có biết cho con

không? mà con cầu xin lẽ nào Cậu lại không nhận lời con? Cậu phù hộ cho con lấy được một hào thôi!con đói lắm Cậu ạ!trời lại mưa rét quá!"

Ngƣời cha lâm bệnh nặng mất sớm, mẹ lai đi bƣớc nữa và phải làm ăn xa khiến cho Nguyên Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh, khinh miệt của gia đình bên nội. Trƣớc sự hắt hủi, xa lánh, kì thị của mọi ngƣời , mẹ con Nguyên Hồng phải dắt díu nhau ra thành phố Hải Phòng để kiếm sống. Ông đã phải lang thang, chầu chực ở Bến Sáu Kho, Xi Măng rồi Cốt Phát để xin việc làm. Trong những ngày gian nan, khốn khó ấy, Nguyên Hồng đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì ông đang sống giữa những con ngƣời đáng mến và đáng quý trọng. Họ là những ngƣời “không đƣợc một chút sung sƣớng hạnh phúc nào về vật chất nhƣng biết hi vọng vào một cuộc sống mới sẽ đến. Và chính họ đã thôi thúc ông viết, viết cả buổi trƣa, cả buổi tối, viết giữa đêm khuya, viết vào những lúc rảnh rỗi sau những buổi dạy học kiếm sống. Từ đó, ông thực sự nhập cuộc hẳn vào cuộc sống lam lũ của hạng ngƣời dƣới đáy của xã hội thành thị.Ông lặn lội ra nhà ga bến tàu, cổng chợ để gợi chuyện với những ngƣời phu xe đói rách, những bà mẹ lam lũ, những ngƣời nhà quê tha hƣơng cầu thực, những kẻ thất nghiệp, ăn mày ,ăn xin…Những con ngƣời đó đã tạo nên bức tranh cuộc sống đầy ngổn ngang và chân thực trong những sáng tác của Nguyên Hồng.

Nguyên Hồng hƣớng ngòi bút của mình về phía những ngƣời lao động nghèo với một tấm lòng ƣu ái thƣơng yêu và một đức tin mãnh liệt:

"Tôi sẽ viết về những cảnh đói khổ, những sự áp bức, về những nỗi trái

ngược bất công. Tôi sẽ đứng về phía những con người lầm than bị đày đọa, bị lăng nhục. Tôi sẽ vạch trần ra những vết thương xã hội , những việc làm bạo ngược lộng hành của xã hội thời bấy giờ . Tôi sẽ gánh lấy mọi trách nhiệm, chống đối

cũng như bào chữa bảo vệ .Tôi sẽ chỉ có tiến bước, chỉ có đi thẳng. Tôi sẽ chỉ biết

có ánh sang và chính tôi là ánh sáng”.(Bƣớc đƣờng viết văn)

Nhƣ vậy chính cuộc sống thiếu tình thƣơng cùng với những trải nghiệm của bản thân, sự gần gũi gắn bó với những ngƣời lao động nghèo khổ đã khiến cho Nguyên Hồng dễ cảm thông, chia sẻ với nỗi đau, nỗi bất hạnh của con ngƣời. Đó cũng chính là cội nguồn cho quan niệm nghệ thuật đúng đắn, tiến bộ của ông về con ngƣời... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên Hồng quan niệm Con ngƣời là con ngƣời, là những con ngƣời bình

thƣởng trong dòng chảy của đời sống thực tại.Đó là con ngƣời cá nhân với đời sống tâm lí đa dạng, phức tạp thƣờng gặp trong cuộc sống, con ngƣời với cả hai mặt sáng tối: vừa tốt -vừa xấu, vừa cao thƣợng-vừa thấp hèn, vừa nhân ái-vừa ích kỉ....đúng nhƣ nó vốn có trong cuộc đời thực hằng ngày.

Trong những sáng tác đầu tiên, Nguyên Hồng thƣờng viết nhiều về nhân vật trong giới giang hồ, những tay anh chị có tính cách dữ dội, phi thƣờng nhƣ những anh hùng hảo hán trong truyện kiếm hiệp Trung Quốc. Nhƣng từ năm 1940, ông đã gần nhƣ từ bỏ hẳn thế giới nhân vật giang hồ lƣu manh với những Năm Sài Gòn, Bảy Hựu, Hai răng vàng, nhà sƣ nữ chùa Âm hồn..., những hình ảnh đƣợc "lãng mạn hóa", "phi thƣờng hóa", để hƣớng hẳn ngòi bút vào những ngƣời lao động

nghèo khổ, bình dị, quen thuộc trong cuộc sống lam lũ hằng ngày. Các truyện Bố

con lão Đen, Ngƣời mẹ không con,Ngƣời con gái, Giọt máu....đã tái hiện chân thực cuộc sống cần lao của những con ngƣời dƣới đáy với những cảnh mắc nhiếc, cãi vã, đánh nhau nhƣ cơm bữa trong các gia đình.

Con ngƣời trong tác phẩm của Nguyên Hồng cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh.Những ngƣời phụ nữ vốn hiền lành nhƣng vì cuộc sống quá cực nhọc, vất vả khi phải đầu tắt mặt tối kiếm miếng ăn nuôi đàn con thơ dại nên họ

cũng dần trở nên chua ngoa và tàn nhẫn. Đã hơn một lần Lệ Hà (Ngƣời con gái)

gườm gườm nhìn qua mình ra thằng bé em còn nằm ngủ thiếp đây kia".Còn Hƣng

trong truyện Miếng bánh, chỉ vì sống trong cảnh nghèo đói mà đã có lúc đánh mất

nhân cách và lòng tự trọng để giấu giếm vợ con mua bánh ăn nhƣ một kẻ ăn trộm.. Sau đó anh đã vô cùng đau đớn tủi hổ vì hành động đáng khinh của mình.Con ngƣời dù bị chi phối bởi hoàn cảnh nhƣng trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn luôn đấu tranh để vƣợt lên hoàn cảnh.

Nguyên Hồng cũng quan niệm mỗi cuộc đời mỗi con ngƣời đều nhƣ một "kiếp lầm than".Với niềm cảm thƣơng sâu sắc đối với thân phận con ngƣời,nhà văn đã nhận thức sâu sắc và thấm thía tình cảnh lầm than chung của cả xã hội. Trong truyện ngắn giọt máu, chúng ta có thể cảm nhận đƣợc nỗi cơ cực lầm than bao trùm "ngùn ngụt" không chỉ của riêng nhân vật Tôi mà cho cả một xã hội:

"Tôi lại nghĩ đến một sự đe dọa ở cả trên đầu tôi. Sự đe dọa tối tăm và dằng

dặc của một đời sống đầy những đói rét, cùng cực, lầm than, đè nén"

Nếu nhƣ các nhà văn khác hƣớng tới những ngƣời nghèo mà viết với một tấm lòng cảm thông thì Nguyên Hồng “từ trong lao khổ” để viết về họ nhƣ viết về chính cuộc sống của bản thân mình. Những con ngƣời lao động nghèo khổ đó, dù trong đói khổ vẫn luôn chan chứa tình yêu thƣơng, tình ngƣời và khát vọng vƣợt thoát ra khỏi cuộc sống tăm tối, lầm than, luôn luôn khát khao và vững tin về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cái nhìn đầy thƣơng cảm của nhà văn đối với con ngƣời đã giúp Nguyên Hồng phát hiện ra bản chất của con ngƣời trong thời đại mới-đó là con ngƣời hăng say lao động, tìm thấy niềm vui và ánh sáng tƣơng lai trong chính cuộc sống lao động, từ đó thể hiện một niềm tin thiết tha của Nguyên Hồng vào bản chất tốt đẹp của con ngƣời

Chương 2

CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYÊN HỒNG TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945.

“Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đƣờng đƣợc gán cho những đặc điểm giống với con ngƣời.

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ƣớc lệ, không thể bị đồng nhất với con ngƣời có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật… Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời; nó có thể đƣợc xây dựng chỉ dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có đƣợc trong hệ thống một tác phẩm cụ thể.

Nhân vật văn học là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hƣớng, trƣờng phái hoặc dòng phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tƣợng văn học nhƣ : văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ vứt đi”(ở Mĩ thế kỉ XX) …

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con ngƣời hoặc các loài cây, các sinh thể hoang đƣờng nhƣng mang những đặc điểm giống với con ngƣời. Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con ngƣời. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ƣớc lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống nhƣ con ngƣời thật ngoài đời vì chúng có những đặc trƣng nghệ thuật và đƣợc thể hiện trong tác phẩm bằng các phƣơng tiện văn học thông

qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhƣng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học.

Nhƣ vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tƣợng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gƣơng phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất với con ngƣời có thật trong cuộc đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiện miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn.

Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con ngƣời.

Trong tác phẩm văn học, hệ thống nhân vật là yếu tố quan trọng trong việc bộc lộ tài năng phong cách của nhà văn, là sự thể hiện tập trung và trực tiếp cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật trung tâm thể hiện tập trung và sâu sắc tƣ

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng trước Cách mạng Tháng Tám 1945 tt.PDF (Trang 25)