XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 151.095 61.601 116.877 I Lợi nhuận sau thuế463.216168.844 308
2.1.2.5.Hoạt động kinh doanh thẻ
2.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Trong những năm qua VIB đã không ngừng đổi mới hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của mình để nâng cao hiệu quả và năng lực kinh doanh cũng như để ngày càng gần đến những chuẩn mực quốc tế. Hiện nay công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của VIB đang thiện theo những nội dụng sau.
Biểu 2.3 Nợ quá hạn khách hàng cá nhân VIB qua các năm
(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn khối khách hàng cá nhân VIB
2.2.2.1 Xây dựng quy trình riêng cho từng sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân Hiện nay VIB đã có quy trình tín dụng cho từng loại sản phẩm khách hàng cá nhân. Các yêu cầu và điều kiện chặt chẽ mà khách hàng phải đáp ứng đồi với từng loại hình tín dụng khách hàng cá nhân. Các dấu hiệu phân loại để xác định và phân loại đúng mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Chẳng hạn Đối với nhóm sản phẩm nhà đất, VIB xây dựng các tiêu chí nhận biết đâu là mục đích mua nhà đất để tiêu dùng? Đâu là mua đầu tư? Đâu là mua kinh doanh... Việc xây dựng quy trình và điều kiện cụ thể giúp Ngân hàng xác định được cụ thể những điều kiện mà khách hàng cần có cũng như những rủi ro khách hàng có thể gặp phải trong quá trình thực hiện phương án từ và đặc biệt là những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.
Bên cạnh đó các điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng cũng ngày càng cao hơn để có thể khai thác thông tin của khách hàng, đánh giá khách hàng một cách chính xác nhất nhằm phát hiện các rủi tiềm ẩn.
2.2.2.2 Duy trì các phiện họp đánh giá rủi ro định kỳ của UBTD
Định kỳ mỗi tháng một lần ủy ban tín dụng VIB họp để đánh giá và xây dựng các chương trinh quản trị rủi ro. Trong các phiên họp này ủy ban tín dụng sẽ đưa ra các đánh giá về mức độ rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng của Ngân hàng ở mức độ nào? Nguyên nhân là do đâu? Các biện pháp cần thực hiện để kiểm soát rủi ro trong giới hạn cho phép.
2.2.2.3 Xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Ngân hàng Quốc tế đã triển khai thành công hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng tự động và đưa vào sử dụng chính thức từ quý 3 năm 2009. Với hệ thống này, việc đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng khách hàng đã dần hoàn chỉnh hơn. Hiện Ngân hàng đã tuân thủ nghiêm ngặt xếp hạng các khách hàng vay vốn thành 9 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C để đưa ra lựa chọn cho vay thích hợp trong đó chỉ cho vay các khách hàng có xếp hạng từ BB trở lên đối với từng sản phẩm đặc thù thì mức điểm đủ điều kiện vay còn cao hơn.
Hiện nay VIB đã thực hiện phân loại nợ theo đúng chuẩn mực quốc tế và quy định tại điều 6 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, theo đó quy định “Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro”
Biểu 2.4 Nợ quá hạn khách hàng cá nhân VIB theo sản phẩm
2.2.2.5 Xây dựng phần mềm báo cáo KM
Phần mêm báo cáo này cung cấp các báo cáo về tình trạng nợ, nợ quá hạn, trích lập dự phòng... cho phép các cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý khoản vay cũng như các cấp lãnh đạo, các phòng ban liên quan có thể theo dõi và cập nhật các thông tin về khoản vay theo từng khách hàng, theo sản phẩm, theo chi nhánh hay thông tin tổng hợp của toàn hệ thống. Đây là một công cụ hiệu quả trong việc đo lường, lượng hóa các rủi ro tín dụng tại VIB nói chung và rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng.
2.2.2.6 Chính sách thiết lập giới hạn tín dụng
VIB tuân thủ nghiêm các giới hạn tín dụng đối với một khách hàng, nhóm khách hàng liên quan và giới hạn với từng ngành hàng. Theo quy định của VIB, trường hợp những khoản vay của nhóm khách hàng liên quan sẽ được chuyển lên phòng tái thẩm định và cao hơn là do hội đồng tín dụng và ủy ban tín dụng phê duyệt nhằm hạn chế rủi ro. Đầu năm VIB xây dựng hạn mức tín dụng cho từng ngành hàng, nhóm sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân, hàng tháng sẽ gửi báo cáo cảnh báo dư nợ nghành hàng đến từng cán bộ kinh doanh và các cấp lãnh đạo để làm định hướng kinh doanh, ủy ban tín dụng cũng thường xuyên có những đánh giá để điều chỉnh hạn mức này cho hợp với tình hinh thực tế và những biến động của điều kiện kinh tế.
2.2.2.7 Thực hiện nghiêm các công tác quản trị rủi ro khác
Trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ dự phòng theo đúng quy định. Bên cạnh đó VIB cũng tích cực trong công tác xử lý nợ. Tháng 12 năm 2010 VIB đã thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (VIB – AMC). Công ty này đi vào hoạt động đã góp phần tích cực trong việc xử lý tài sản của khách hàng đồng thời cũng hỗ trợ tích cưc cho khách hàng trong việc bán các tài sản, hàng hóa khó bán để có nguồn thu thanh toán nợ cho ngân hàng. Công tác bảo đảm tiền vay được trú trọng, các hồ sơ vay phải hoàn thành các thủ tục bảo đảm tiền vay trước khi giải ngân. Bộ phân Giao dịch tín dụng hoàn toàn độc lập với chi nhánh có trách nhiệm trong việc kiểm tra các thủ tục này.