Thường xuyên mở các lớp đào tạo nội bộ và tham gia các khóa học nghiệp vụ tại các Tổ chức danh tiếng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 65)

XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 151.095 61.601 116.877 I Lợi nhuận sau thuế463.216168.844 308

3. 2.2 Giải pháp về quy trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân.

3.2.4.1 Thường xuyên mở các lớp đào tạo nội bộ và tham gia các khóa học nghiệp vụ tại các Tổ chức danh tiếng.

nghiệp vụ tại các Tổ chức danh tiếng.

Một thực trạng tại VIB hiện nay là vừa thừa vừa thiếu xảy ra ở rất nhiều phòng ban, bộ phận. VIB đã thành lập hẳn một trung tâm đào tạo thế nhưng từ khi thành lập đến nay trung tâm này chỉ mới thực hiện đươc các chương trình đào tạo

về chuyển đổi môi hình mà gần như không có các khóa đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các ký năng cần thiết cho quá trình tác nhiệp tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Trong thời gian tới VIB cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Bên cạnh việc đào tạo nội bộ cũng cần có những chính sách khuyến khích nhân viên tự tham gia các khóa đào tạo bên ngoài.. Nếu có các chính sách hỗ trợ nay sẽ là động lực khuyến khích nhân viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của mình khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao thì khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng được nâng cao.

Chỉ đào tạo và khuyến khích tự đào tạo của nhân viên thôi là chưa đủ mà VIB cũng cần xây dụng một cơ chế kiểm tra năng lực trình độ nhân viên thường xuyên, điều này là cần thiết để tìm ra những hạn chế, yếu kém về kiến thức kỹ năng của nhân viên đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo. 3.2.4.1 Chính sách tiền lương và Chính sách nhân sự.

Xây dựng xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng phụ trách nên dễ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lượng cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại các chi nhánh, phòng giao dịch của VIB luôn thiếu, trong khi đó các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn đã dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” nhất là trong tình hình khan hiếm nhân lực có kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng như hiện nay. Đứng trước tình hình như vậy, việc xây dựng chính sách đãi ngộ để thu hút và giữ chân nhân sự là vấn đề bức thiết và cấp bách.

Việc xây dựng một chính sách đãi ngộ tốt là điều không mới và được thực hiện rất hiệu quả tại các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam nhưng để làm được điều này đối với VIB vẫn là một bài toán lớn. Vào nửa cuối năm 2009 VIB chứng kiến sự ra đi của hàng loạt nhân sự cao cấp và có chất lượng trong bộ máy quản trị rủi ro cũng như hàng ngày vẫn có những cán bộ có kinh nghiệm bị các ngân hàng khác thu hút về. Vậy vấn đề là ở đâu? Trước hết nằm ở chính sách tiền lương và phúc lợi của VIB. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lợi lợi nhuận lớn nhất cho VIB, cũng là hoạt động mang lại thu nhập để nuôi sống theo nó hàng loạt các bộ phận hỗ trợ khác. Công tác tín dụng cũng là công tác khó khăn nhất, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi nhiều trách nhiệm nhất... thế nhưng lương của các cán bộ tín dụng tại VIB rất thấp! Hiện nay mức lương của cán bộ tín dụng tại VIB chỉ ở mức trung bình thấp so với thị trường trong khi đó họ phải làm một khối lượng công việc khổng lồ. Chính điều này là một nguyên nhân dẫn đến tình trang rủi ro đạo đức từ phía cán bộ tín dụng và tình trạng chảy máu chất xám. Việc cần thiết phải làm hiện nay đối với VIB là phải xây dựng một chính sách tiền lương và phúc lợi tốt cho nhân viên nói chung và đặc biệt là các cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng. Đồng thời cũng phải có sự khác biệt rõ ràng về mức lương giữa bộ phận trực tiếp làm tín dụng và bộ phận hỗ trợ khác, có như vậy mới tạo động lực khuyến khích cán bộ làm việc hiệu quả, hạn chế rủi ro đạo đức và chính nguồn thu nhập cao cũng sẽ là điều kiện cần để các cán bộ có thể tự mình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng bằng việc tự mình tham ra các kháo đào tạo nâng cao kiến thức. “Có thực mới vực được đạo” nếu VIB làm tốt được chính sách về lương thưởng và phúc lợi sẽ là một yếu tố quan trọng không những góp phần quản trị tốt rủi ro tín dụng mà còn nâng cao được hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh về nhân lực so với các ngân hàng khác.

Bên cạnh chính sách tiền lương, cần xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước thời hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn; đối với cán

bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động tín dụng, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể. Thu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w