XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 151.095 61.601 116.877 I Lợi nhuận sau thuế463.216168.844 308
3. 2.2 Giải pháp về quy trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân.
3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành địa phương và Chính phủ
Thứ nhất Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho hoạt động Ngân hàng.
Một hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và các lĩnh vực có liên quan như các quy định về đất đai, quy định về bảo đảm tiền vay…sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại vốn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hoạt động tín dụng được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo an toàn khách quan cho hoạt động Ngân hàng thì đòi hỏi cần có hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, dễ hiểu. Cần hoàn thiện các quy định về cơ sở pháp lý và vấn đề xử lý tài sản thế chấp:
Quy định về cơ sở pháp lý, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những điều hết sức cần thiết hiện nay đối với các Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Chính phủ cần sớm có
+-các quy định chi tiết về vấn đề đấu giá tài sản, trình tự và thủ tục, thời hạn bán tài sản thế chấp, cụ thể hóa quy trình khởi kiện cũng như việc xét xử và xử lý tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo Ngân hàng có thể thu hồi được nợ nhanh nhất và nhiều nhất các tài sản gán nợ. Ngoài ra Bộ tư pháp cần ban hành văn bản hướng dẫn
các phòng công chứng địa phương và UBND các cấp thực hiện công chứng các hợp đồng mua bán những tài sản Ngân hàng được giao từ các vụ án, qua đó Ngân hàng có thể nhanh chóng bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Bên cạnh đó cũng cần thiết thành lập thêm và đưa vào hoạt động có hiệu quả các Công ty mua bán, khai thác tài sản. Hiện nay số công ty thực hiện chức năng này còn quá ít so với nhu cầu nên các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo.
Thứ hai Chính phủ và các bộ ngành chỉ đạo chính quyền các cấp đẩy nhanh hơn nữa tiến độ hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế và nhân dân; định kỳ hàng quý thông báo khung giá đất theo giá thị trường đối với từng khu vực, địa phương trong toàn quốc để người vay và Ngân hàng có căn cứ định giá tài sản thế chấp trong quan hệ vay vốn với Ngân hàng.
Thứ ba mở rộng nghiệp vụ mua bán nợ và phát triển, xã hội hóa thị trường mua bán nợ.
Mua bán nợ là một biện pháp có thể giải quyết tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp Khách hàng và chủ nợ có thể thu hồi vốn để hoạt động. Trên thế giới hoạt động này đã phát triển rất sôi động, tạo cho Khách hàng và chủ nợ nhiều cơ hội xử lý các khoản nợ, tránh nợ nần dây dưa, kéo dài.
Hiện nay, nghiệp vụ mua bán nợ đã bước đầu hình thành và Bộ Tài chính đã thành lập Công ty mua bán nợ. Tuy nhiên Công ty mua bán nợ của Bộ Tài Chính chưa thực hiện hiệu quả vai trò của mình trong hoạt động mua bán nợ, hầu hết các khoản nợ của Ngân hàng sau khi được bán nợ cho Công ty này đều được uỷ thác lại cho các Công ty mua bán nợ khác. Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành các quy định pháp lý, cần xã hội hóa nghiệp vụ mua bán nợ, có thể cho thí điểm thành lập công ty mua bán nợ dưới hình thức cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn, tạo hành lang cần thiết cho các giao dịch mua bán nợ cũng như các nghiệp vụ tái cơ cấu nợ của các Khách hàng.
KẾT LUẬN
Định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ là một định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Để làm được điều này VIB phải nỗ lực khẳng định vị trí của mình trên thị trường bán lẻ đặc biệt là ở mảng tín dụng khách hàng cá nhân. Với những nỗ lực vươn lên không ngừng, trong những năm qua VIB đã từng bước xác định vị thế của mình trong thị trường này và đã đạt được những thành công đáng kể. Để đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ trong tốp ba ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam trong thời gian tới đòi hỏi VIB phải xác định được tầm quan trọng và có chiến lược quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng khoa học hợp lý để tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ mà bền vững.
Tuy nhiên, do tính chất mới mẻ của loại hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Việt Nam nên giống như nhiều ngân hàng TMCP tại Việt Nam công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại VIB vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong khuôn khổ của chuyên đề này, tác giả đã hệ thống hóa lại hệ thống lý luận về quản trị rủi ro nói chung và đặc thù về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng, đi sâu vào phân tích thực trạng vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đánh giá những thành công đạt được, những hạn chế tồn tại đặc biệt phân tích các nguyên nhân,hạn chế đề ra các giải pháp khắc phục. Chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan để tạo điều kiện cho các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam thực hiện tốt vấn đề quản trị rủi ro.
Trong quá trình làm chuyên đề sẽ còn nhiều nội dung chưa đề cập tới, còn nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách sâu sắc, vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô, các cán bộ công tác tại ngân hàng cũng như những ai quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh hơn.