XI Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 151.095 61.601 116.877 I Lợi nhuận sau thuế463.216168.844 308
3. 2.2 Giải pháp về quy trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân.
3.2.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tín dụng khách hàng Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân
cá nhân
cá nhân
Xác định rõ chức năng quản trị rủi ro của phòng quản lý kinh doanh khách `hàng cá nhân
Như đã trình bày ở các nội dung trước, một phần khá lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất phát từ việc thiếu thông tin hoặc tiếp nhận thông tin không chính xác từ khách hàng, xử lý thông tin thị trường còn sơ sài. Tất cả phần việc trên hiện đều đặt trách nhiệm vào cán bộ tín dụng nên việc xảy ra thiếu sót và xử lý sai lệch là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, hệ thống cung cấp thông tin tín dụng của VIB và của NHNN đang hoạt động hiệu quả chưa cao vì thông tin cung cầp chỉ thuần túy là những con số mà thiếu những nhận định chuyên môn, những dự báo đáng tin cậy.
Hiện nay VIB đã xây dựng được phòng quản lý kinh doanh khách hàng cá nhân trong đó có từng bộ phận quản lý các sản phẩm riêng nhưng bộ phận này không có chức năng phân tích và dự báo rủi ro vì vậy về mặt quản trị rủi ro sự có mặt của phòng chưa phát huy được tác dụng. Trong thời gian tới để quản trị tốt rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân bộ phận này cần có chức năng nhiệm vụ chính là phân tích, dự báo rủi ro đối với từng nhóm sản phẩm để có thể cung cấp những thông tin hữu ích tham chiếu cho cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp.
Bộ phận quản lý sản phẩm nhà đất. Cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường bất động sản, các chính sách liên quan đến thị trường này, phân tích tác động chính sách, dự báo biến động thị trường tốt hay xấu làm cơ sở để có nên mở rộng hay hạn chế cho vay đối với sản phẩm này.
Tương tự bộ phận tín dụng cá nhân kinh doanh cần có những phân tích, dự báo nghành, hàng... để có định hướng đối với hoạt động tín dụng cá nhân kinh doanh.
Phòng quản lý kinh doanh khách hàng cá nhân sẽ nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của từng nhóm sản phẩm để trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.
Đồng thời phải có quy định rõ ràng về sự phối hợp giữa phòng quản lý kinh doanh khách hàng cá nhân với phòng chế độ tín dụng trong công tác quản trị rủi ro. Có những quy định chặt chẽ thì hai phòng này làm việc mới có sự tương tác, phối hợp với nhau để đưa ra những chính sách tín dụng đúng đắn, kịp thời theo kịp những biến động của môi trường kinh doanh. Hiện nay tại VIB có tình trạng các văn bản liên quan đến quản trị rủi ro phòng chế độ tín dụng đưa ra lại không nhận được sự đồng tình của phòng quản lý kinh doanh khách hàng cá nhân dẫn đến sự không đồng nhất trong chính sách và không thống nhất trong công tác triển khai và không phát huy được hiệu quả của nó.
Cơ cấu lại tổ chức, nhân sự và nhiệm vụ của các phòng ban thuộc khối quản lý tín dụng
Khối quản lý tín dụng (CM) đã được thành lập tại VIB. Khối nay có rất nhiều bộ phận, phòng ban với khối lượng nhân sự lớn và tiêu tốn không ít chi phí nhưng hiệu quả quản trị rủi ro vẫn chưa tương xứng với quy mô và định hướng của khối. Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng cũng như tín dụng nói chung VIB cần hoàn thiện lại tổ chức, chức năng nhiệm vụ của khối quản lý tín dụng.
Đối với phòng tái thẩm định là cấp thẩm định cao hơn trong quá trình cấp tín dụng thì cần tăng số lượng nhân sự có kinh nghiệm làm tín dụng trực tiếp. Hiện nay
tại phòng này có nhiều cán bộ tái thẩm định nhưng lại chưa từng làm công tác thẩm định trực tiếp. Có nhiều người mới ra trường đã về phòng làm việc, có những người đã làm ngân hàng nhưng lại ở các phòng ban không hề liên quan đến tín dụng như phòng tài trợ thương mại, dịch vụ khách hàng... chính chất lượng và số lượng cán bộ tái thẩm định đã ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dẫn đến rủi ro tín dụng.
Bộ phận giám sát tín dụng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong bộ máy quản trị rủi ro. Hoạt động của bộ máy này có chức năng kiểm tra chéo vừa có chức năng phân tích và tìm ra các rủi ro tiềm ần. Với quy mô hơn một trăm đơn vị kinh doanh và một đợt giám sát tín dụng làm việc trung bình khoảng một tuần trong khi phòng giám sát tín dụng chỉ có 12 nhân sự thì số lượng các đợt kiểm tra sẽ không nhiều và chất lượng công tác kiểm tra cũng không cao. Hiện nay một năm trung bình phòng giám sát tín dụng làm việc được 2 lần trong một năm tại mỗi đơn vị. Trong khi đó sự biến động về số lượng khách hàng, về môi trường kinh tế, về các yếu tố cá nhân khách hàng liên tục diễn ra, rủi ro theo đó cũng liên tục phát sinh. Như vậy thực tế chất lượng kiểm tra chéo và kiểm tra sau trong quá trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân tại VIB hiện nay chưa cao. Vì vây VIB cần tăng nhân lực có trình độ, kinh nghiệm cho phòng giám sát tín dụng để có thể thực hiện tốt công tác này. Bên cạnh đó cần có quy định bắt buộc đối với các đơn vị kinh doanh trong việc hoàn thiện các sai xót, và các yêu cầu quản trị rủi ro do phòng giám sát tín dụng đưa ra có như vậy công tác giám sát tín dụng mới thực sự phát huy được tác dung thực sự của nó.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát tín dụng và công tác kiểm toán nội bộ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, VIB cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát tín dụng và phòng kiểm toán nội bộ. Và tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải có là: có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu
thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ; và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 03 năm.
- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng giám sát và phòng kiểm toán. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ kiểm toán nội bộ trong quá trình tác nghiệp phải thực hiện vô tư, tránh tình trạng cả nể và chưa thực sự góp ý thẳng.
- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.
- Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.
Phòng bênh hơn chữa bệnh song khi đã phát sinh bệnh thì phải chữa trị kịp thời rất điểm đó chính là quan đểm cần có khi xử lý nợ. Trong những năm qua, VIB đã thu được nhiều thành công trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng nói chung và nợ quá hạn, nợ tồn đọng đối với tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng. VPBank đã tiến hành các biện pháp thu nợ, xử lý nợ kịp thời nên tình trạng nợ quá hạn bị chuyển sang thành nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đặc biệt VIB đã thành lập công ty mua bán nợ và khai thác tài sản. Tuy nhiên để việc xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng triệt để hơn nữa, tránh tình trạng mất vốn cho ngân hàng, cùng với việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, VIB cần phải tiến hành đồng thời các biện pháp như:
− VIB cần tăng cường chất lượng hoạt động của bộ phận thu hồi nợ, có phương pháp và thái độ kiên quyết trong xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Phân định và quy trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận, các cán bộ nghiệp vụ thiếu trách nhiệm
gây tổn thất về vốn và tài sản của ngân hàng. Hiện nay tai VIB có cán bộ từng làm việc không tuân theo quy trình gây rủi ro cho Ngân hàng sau một thời gian chuyển đi công tác tại cơ quan khác lại quan về đảm nhận một vị trí cao tại bộ phẩn liên quan đến quản trị rủi ro! Điều này gây ra tư tưởng coi nhẹ của nhân viên trong công tác phòng ngừa rủi ro.
− VIB phải chủ động xử lý nợ xấu thông qua việc tuân thủ và thực hiện đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro do NHNN quy định.
− Có những giải pháp tổng thể và trọn gói đối với các khách hàng không có khả năng trả nợ bằng cách phát huy vai trò của công ty quản lý nợ và khai thác tai sản trong việc tích cực tìm đối tác mua tài sản giúp khách hàng nhanh chóng có nguồn thu trả nợ cho Ngân hàng.