MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TIỀN GIANG:

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay dự án đầu tư (Trang 59)

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TIỀN GIANG:

Để đánh giá hiệu quả tín dụng của chi nhánh, ngoài việc đánh giá lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, doanh số cho vay, nguồn vốn huy động, chi nhánh cần phải xem xét đến các chỉ tiêu sau:

Bảng 17: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005

Tổng nguồn vốn triệu đồng 754.753 769.708 875.126 Tổng vốn huy động triệu đồng 626.591 684.690 790.466 Doanh số cho vay triệu đồng 770.271 848.816 886.956 Doanh số thu nợ triệu đồng 700.784 840.784 801.176 Tổng dư nợ triệu đồng 553.575 561.607 647.387 Dư nợ bình quân triệu đồng 519.269 557.591 604.497

Nợ quá hạn triệu đồng 61.846 3.255 21.977 VHĐ/ Tổng NV % 83 89 90 Doanh số CV/Tổng NV % 102 110 101 Tổng dư nợ/VHĐ % 88 82 82 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 11,2 0,6 3,4 Vòng quay vốn tín dụng lần 1,349 1,507 1,325 Nguồn: Phòng Tín dụng 1. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn:

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ vốn huy động /tổng nguồn vốn tăng đều qua 3 năm, năm 2003 là 83%, năm 2004 là 89% và năm 2005 là 90%. Tỉ lệ này qua 3 năm đều cao hơn 80% cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh rất khả quan, chi nhánh có thể chủ động được nguồn vốn cho vay và hạn chế vay vốn từ Ngân hàng Trung Ương. Có được kết quả đó là do ngân hàng tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, tăng cường các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, nâng cao cơ sở vật chất tạo sự thoải mái cho khách hàng… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

2. Doanh số cho vay/Tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay/Tổng nguồn vốn năm 2003 là 102%, năm 2004 tăng hơn năm 2003 với tỉ lệ 110%, năm 2005 tỉ lệ trên có giảm xuống còn 101% nhưng cũng không dưới 100%. Điều đó cho thấy doanh số cho vay luôn ở mức cao so với tổng nguồn vốn chứng tỏ công tác cho vay của chi

nhánh đạt hiệu quả cao, vốn luân chuyển nhiều, nguồn vốn không bị ứ đọng, hiệu quả tín dụng của chi nhánh được nâng cao.

3. Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động:

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỉ lệ này cao, thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để nhưng nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì việc sử dụng vốn của ngân hàng đã không đạt hiệu quả.

Nhìn vào tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động qua 3 năm ta thấy tỉ lệ này luôn thấp hơn 100%, năm 2003 tỉ lệ này là 88%, năm 2004 và năm 2005 là 82%. Điều đó chứng tỏ chi nhánh chưa tận dụng triệt để nguồn vốn huy động để cho vay. Nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn còn thừa và phải gửi vào ngân hàng Trung Ương với lãi suất thấp nên làm hạn chế hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ:

Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, tỉ lệ này không vượt quá 5% là tốt. Tuy nhiên, năm 2003 được xem là năm đầy khó khăn đối với chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng rất cao 11% vượt quá mức cho phép của Ngân hàng Nhà Nước. Nguyên nhân là do sự làm ăn thua lỗ của công ty Thuỷ sản Tiền Giang dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản, toàn bộ dư nợ đều chuyển sang nợ quá hạn và tình hình vốn ngân sách chậm thanh toán cho các công ty xây lắp nên chưa trả nợ kịp thời cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn tăng cao. Nhưng đến năm 2004, 2005, việc trích lập dự phòng rủi ro và chuyển sang hạch toán ngoại bảng khoản nợ xấu của công ty Thuỷ sản Tiền Giang cùng với việc thu hồi kịp thời các khoản nợ đã làm cho tỉ lệ này giảm xuống một cách rõ rệt, hoàn thành chỉ tiêu Trung Ương giao với tỉ lệ năm 2004 là 0,6% và năm 2005 là 3,4%. Điều này cho thấy sự thành công của chi nhánh trong việc xử lý nợ quá hạn và sự quyết tâm nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

5. Vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quay vòng vốn nhanh hay chậm của số vốn đầu tư tín dụng trong thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn thể hiện khối lượng quay vòng vốn là vốn ngắn hạn vì thời gian trả nợ ngắn. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh qua 3 năm không ổn định, năm 2003 vòng quay vốn là 1,349 lần, năm

2004 là 1,507 lần nhưng đến năm 2005 vòng quay vốn giảm xuống chỉ còn 1,325 lần. Có sự thay đổi này là do năm 2003 dư nợ cho vay lớn, thời gian cho vay dài mà gia hạn nợ lại nhiều. Nhưng đến năm 2004 theo sự chỉ định của Trung Ương tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm, tăng cho vay ngắn hạn đồng thời khách hàng trả nợ đúng hạn nên quá trình luân chuyển vốn diễn ra nhanh hơn, vòng quay vốn cũng vì thế mà tăng lên. Ngược lại, năm 2005 số lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngày càng đông nhưng định kỳ hạn nợ cho vay lại kéo dài ra do sản xuất kinh doanh khó khăn và lượng cán bộ tín dụng vẫn còn hạn chế, công việc lại quá tải dẫn đến việc thu hồi nợ đến hạn trở nên chậm trễ làm cho vòng quay vốn tín dụng của năm 2005 giảm đi.

Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy hoạt động của chi nhánh

tiến triển khá tốt. Chi nhánh ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn và tạo được sự uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

CHƯƠNG 4

NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay dự án đầu tư (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w