PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay dự án đầu tư (Trang 71)

III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG:

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN:

I. KẾT LUẬN:

Là một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Tiền Giang, có vai trò chủ đạo huy động vốn để cho vay, đầu tư cho các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Trong 3 năm qua, mặc dù nền kinh tế tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn nhưng chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sự tăng trưởng cao của hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua kết quả của việc tăng nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ trong 3 năm cho thấy chi nhánh có những bước tiến rất khả quan về tín dụng. Tuy nhiên, trong 3 năm qua, chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề xử lý nợ quá hạn từ việc làm ăn thua lỗ của công ty Thuỷ sản Tiền Giang. Mặc dù chi nhánh đã linh hoạt trong việc xử lý nợ quá hạn bằng cách trích lập dự phòng rủi ro và chuyển hạch toán ngoại bảng nhưng cũng đã cho thấy những sơ sót trong việc kiểm soát các khoản nợ vay của ngân hàng. Do đó, chi nhánh cần có những chính sách phù hợp để quản lý tín dụng đồng thời tránh được những rủi ro tiềm ẩn phát sinh trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng mở rộng và nâng cao các loại hình dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, Homebanking… nhưng mảng dịch vụ này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mặc dù việc thu hút vốn từ các hình thức dịch vụ này có chi phí rẻ hơn và ít rủi ro hơn nhiều.

Tóm lại, qua phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Tiền Giang đã cho tôi nhiều kiến thức bổ ích về hoạt động tín dụng của ngân hàng, giúp tôi thấy được vai trò quan trọng của tín dụng đối với nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, thông qua việc phân tích còn giúp cho tôi thấy được những khó khăn trong hoạt động tín dụng và những vận hội trong nền kinh tế thời mở cửa. Thông qua đề tài này, tôi mong rằng những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng được đề xuất có thể đóng góp cho các nhà quản trị của chi nhánh

trong quá trình điều hành đạt được kết quả tốt hơn, góp phần vào sự phát triển chung của ngành và không ngừng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.

II. KIẾN NGHỊ:

Bên cạnh những thuận lợi trong công tác tín dụng, ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng gặp không ít khó khăn trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay cũng như thu hồi nợ vay của khách hàng. Với mong muốn có một môi trường thuận lợi để nâng cao hiệu quả tín dụng cho ngân hàng, tôi xin đề xuất một vài kiến nghị:

- Ngân hàng nhà nước kết hợp với các Ban ngành có biện pháp hỗ trợ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu trong thời gian sớm nhất để vòng quay vốn tín dụng luân chuyển nhiều và mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nếu việc thu hồi bị đình trệ, vốn tín dụng trở nên lãng phí, hiệu quả tín dụng sẽ giảm đi.

- Đối với các khoản nợ vay được Toà án tuyên án, đề nghị cơ quan thi hành án nhanh chóng thi hành để tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh, tái tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.

- Đề nghị Uỷ Ban nhân dân Tỉnh, Sở Tài nguyên, Sở Xây dựng xây dựng kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà xưởng với thời gian ngắn nhất để ngân hàng có điều kiện hỗ trợ tín dụng cho người dân có đủ vốn thực hiện các cơ hội kinh doanh của mình.

- Hồ sơ vay vốn rườm rà làm tốn nhiều thời gian và công sức của dân, đề nghị NHĐT&PTVN nên có chính sách đổi mới thủ tục vay vốn sao cho đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và từng nhóm khách hàng, bỏ bớt những dữ liệu trùng lắp trong hợp đồng.

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng cần có chính sách hỗ trợ vốn cho chi nhánh khi có nhu cầu đột xuất để chi nhánh có thể cấp tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn thực hiện các cơ hội kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay dự án đầu tư (Trang 71)