Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay dự án đầu tư (Trang 40)

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY CỦA CHI NHÁNH: 1 Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn:

2.Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:

BẢNG 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2003 - 2005 KINH TẾ NĂM 2003 - 2005 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004 so với 2003 2005 so với 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ tăng, giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng, giảm (%) I. DNNN 393.359 51 319.200 38 322.380 36 -74.159 -18,9 3.180 1,0 II. DNNQD 376.912 49 529.616 62 564.576 64 152.704 40,5 34.960 6,6 1. Cty cổ phần 0 0 55.288 7 65.148 7 55.288 - 9.860 17,8 2. Cty TNHH 73.368 10 106.511 13 110.876 13 33.143 45,2 4.365 4,1 3. Cty tư nhân 99.971 13 101.139 12 106.252 12 1.168 1,2 5.113 5,1 4. Khác 203.573 26 266.678 31 282.300 32 63.105 31,0 15.622 5,9

Tổng 770.271 100 848.816 100 886.956 100 78.545 10,2 38.140 4,5

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước TNHH: Trách nhiệm hữu hạn DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hình 6: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Trong thời gian qua doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước liên tục giảm thay vào đó là việc tăng doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều đó đã được thể hiện trên bảng số liệu như sau: doanh số cho vay ở doanh nghiệp nhà nước năm 2004 giảm 74.159 triệu đồng (tương đương với 18,9%) so với năm 2003 và năm 2005 có tăng hơn năm 2004 nhưng rất thấp, không đáng kể. Ngược lại, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao qua các năm: năm 2003 đạt 376.912 triệu đồng thì năm 2004 đạt 529.616 triệu đồng, năm 2005 đạt 564.576 triệu đồng. Điều này cho

thấy được xu hướng phát triển của chi nhánh trong những năm gần đây chú trọng mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể. Theo bảng số liệu trên ta thấy, cho vay hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng rất lớn (hơn 25% doanh số cho vay). Đó là do đặc thù của tỉnh Tiền Giang là tỉnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp chậm phát triển, chỉ có một khu công nghiệp mới đi vào hoạt động nên lượng khách hàng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là những hộ kinh doanh nhỏ lẻ vay để mở rộng sản xuất kinh doanh và cán bộ công nhân viên vay cho mục đích tiêu dùng. Tuy nhiên, đến năm 2004 và năm 2005, sự xuất hiện của công ty cổ phần với doanh số tăng mạnh, điển hình năm 2003 chưa có công ty cổ phần nào đến vay vốn tại chi nhánh thì đến năm 2004, doanh số cho vay của công ty cổ phần đã là 55.288 triệu đồng và tiếp tục tăng lên 65.148 triệu đồng năm 2005. Các thành phần kinh tế khác như: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân cũng tăng đều qua các năm. Bởi vì tiềm năng của các thành phần kinh tế này là rất lớn, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ngày càng nhiều. Gần đây, các công ty, xí nghiệp của các thành phần kinh tế này mới thành lập nên nhu cầu vay vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh là rất cao. Đồng thời, chi nhánh cũng có những chiến lược để thu hút các doanh nghiệp và từng bước mở rộng thị phần. Chi nhánh thường xuyên quan hệ với Sở công nghiệp và phòng kinh tế huyện mở nhiều đợt tiếp cận với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các tiểu thủ công nghiệp để nắm bắt nhu cầu vay vốn và có kế hoạch cho vay phục vụ kịp thời cơ hội của doanh nghiệp nên số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng.

Mặt khác, các doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, cổ phần hoá nên hạn chế đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp này cũng rất cao do các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu vay vốn dưới hình thức tín chấp, tài sản đảm bảo nợ vay thường thấp hơn so với dư nợ. Vì vậy nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì nợ có khả năng thu hồi nhưng nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nợ ngân hàng sẽ gặp rủi ro và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa, kết quả này cũng phù hợp theo định hướng của ngân hàng Trung Ương là tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ nhỏ nhất là 60%.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay dự án đầu tư (Trang 40)