Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả ngân hàng phải biết tự chăm lo về nguồn vốn. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu từ 2 nguồn: vốn điều chuyển từ Hội sở chính và vốn huy động tại chỗ của ngân hàng.
Đối với nguồn vốn điều chuyển, do hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động và cho vay nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư cho tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, đôi khi có những biến động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng cân đối vốn của chi nhánh, nếu không có sự hỗ trợ bên ngoài, chi nhánh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, dẫn đến gây mất lòng tin nơi khách hàng và đưa các ngân hàng đến bờ vực thẳm của sự phá sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toàn hệ thống hoặc chi nhánh phải tìm biện pháp vay ngoài với lãi suất cao, điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Với sự có mặt của ngân hàng Trung Ương, trong trường hợp thừa vốn hay thiếu vốn, chi nhánh luôn nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng Trung Ương với vai trò điều hoà vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho toàn hệ thống, giữ vững uy tín trước khách hàng gửi tiền. Chính vì vậy, nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng Trung Ương đến các ngân hàng chi nhánh là rất cần thiết, nó góp phần giúp cho hoạt động của chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển.
Bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, nguồn vốn huy động được xem là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tích
cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nhằm đầu tư có hiệu quả góp phần phát triển mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế.
BẢNG 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NĂM 2003 - 2005
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004 so với 2003 2005 so với 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ tăng, giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng, giảm (%) Vốn huy động 626.591 83 684.690 89 790.466 90 58.099 9,3 105.776 15,4 Vốn điều chuyển 128.162 17 85.018 11 84.660 10 -43.144 -33,7 -358 -0,4 Tổng 754.753 100 769.708 100 875.126 100 14.955 2,0 105.418 13,7
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn
Qua số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh tăng qua các năm. Cụ thể năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2%, số tuyệt đối là 14.955 triệu đồng, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 13,7%, số tuyệt đối là 105.418 triệu đồng. Điều đó cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng tăng trưởng, khách hàng tìm đến chi nhánh ngày càng nhiều, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng vì thế mà tăng cao, đòi hỏi ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Trong tổng nguồn vốn, vốn huy động của chi nhánh chiếm đến trên 80% và tăng đều qua các năm, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 9,3%, số tuyệt đối là 58.099 triệu đồng và năm 2005 tăng so với năm 2004 15,4%, số tuyệt đối là 105.766 triệu đồng đã cho thấy chi nhánh ngày càng chủ động hơn trong nguồn vốn cho vay, lượng vốn ngày càng được đảm bảo hỗ trợ kịp thời vốn cho doanh nghiệp, tạo dựng được vị thế trên địa bàn.
Bên cạnh nguồn vốn huy động, chi nhánh vẫn cần những nguồn vốn điều chuyển từ Trung Ương để đảm bảo cho khả năng chi trả và thanh toán của chi nhánh trong những điều kiện cấp thiết. Qua bảng số liệu trên cho thấy, lượng vốn điều chuyển của chi nhánh qua 3 năm có xu hướng giảm, năm 2004 giảm so với năm 2003 là 43.144 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ là 33,7%, năm 2005 giảm không đáng kể so với năm 2004 là 358 triệu đồng, tương đương là 0,4% cho thấy chi nhánh có thể chủ động được nguồn vốn cho vay, hạn chế vay vốn từ Trung
Ương, góp phần làm tăng lợi nhuận hàng năm của chi nhánh do lãi suất điều chuyển vốn vay từ Trung Ương luôn cao hơn so với lãi suất vốn huy động bình quân của chi nhánh.
Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm rất khả quan.
Điều đó đã nói lên công tác tạo lập nguồn vốn của chi nhánh đủ mạnh và ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn, từng bước tạo uy tín đối với khách hàng.