Tình hình nợ quá hạn theo mức độ:

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay dự án đầu tư (Trang 57)

VI. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA CHI NHÁNH:

3. Tình hình nợ quá hạn theo mức độ:

BẢNG 16: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO MỨC ĐỘ NĂM 2003 - 2005

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004 so với 2003 2005 so với 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ tăng, giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng, giảm (%) Thông thường 35.579 57 1.189 37 9.701 44 -34.390 -96,7 8.512 715,9 Khó đòi 26.132 42 1.835 56 3.485 16 -24.297 -93,0 1.650 89,9 Nợ chờ xử lý 135 1 231 7 8.791 40 96 71,1 8.560 3705,6 Tổng 61.846 100 3.255 100 21.977 100 -58.591 -94,7 18.722 575,2 Nguồn: Phòng Tín dụng Hình 16: Đồ thị tình hình nợ quá hạn theo mức độ

Theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ như sau:

- Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm có:

Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Nhóm 2: (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Theo quy định của chi nhánh, nợ thông thường là các khoản nợ thuộc nhóm 2, nợ khó đòi là các khoản nợ thuộc nhóm 3 và 4, nợ chờ xử lý là các khoản nợ thuộc nhóm 5, các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 đều là các khoản nợ xấu.

Trong thực tiễn quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng và có đủ tất cả các chủ thể tham gia. Quan hệ tín dụng thực chất là quan hệ vay - trả, nhưng thường người ta chỉ đề cập đến “vay” mà đôi khi thường bỏ quên mặt thứ hai của nó, đó là “trả” nợ quá hạn. Nhiều khi việc trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện, dần dần món vay từ bình thường (nợ đủ tiêu chuẩn) chuyển biến theo các cung bậc: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Từ đó, nợ xấu được hình thành và đè lên gánh nặng ngân hàng.

Qua số liệu nêu cụ thể ở bảng 16 cho thấy, nợ thông thường của chi nhánh năm 2003 là rất cao, khoảng 35.579 triệu đồng. Nguyên nhân là do công tác kiểm tra, kiểm soát và thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng vẫn còn chậm, lượng xây dựng cơ bản chưa được thanh toán kịp thời vào cuối năm 2003 dẫn đến nợ quá hạn thông thường cao. Bên cạnh đó, nợ khó đòi cũng tăng cao do công ty Thuỷ sản Tiền Giang làm ăn thua lỗ và dẫn đến phá sản vào cuối năm 2003, tuy nhiên vì khoản nợ này không vượt quá thời hạn trả nợ là 180 ngày nên vẫn được xem là khoản nợ khó đòi, vì vậy năm 2003 nợ chờ xử lý rất ít. Năm 2004 được xem là

năm kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, các khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng, các công ty xây lắp cũng được ngân sách tỉnh thanh toán đúng hạn nên có thể trả nợ vay cho ngân hàng. Bên cạnh đó việc trích lập dự phòng rủi ro và chuyển sang hạch toán ngoại bảng khoản nợ xấu của công ty Thuỷ sản cũng góp phần làm giảm đáng kể khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Kết quả là nợ thông thường của chi nhánh năm 2004 chỉ còn 1.189 triệu đồng, nợ khó đòi chỉ còn 1.835 triệu đồng và nợ chờ xử lý không đáng kể. Đây là kết quả rất đáng mừng thể hiện sự nỗ lực kiên quyết của tập thể chi nhánh trong việc xử lý nợ quá hạn, góp phần làm lành mạnh hoá tài chính của ngân hàng. Đến năm 2005, nợ quá hạn lại tăng lên 21.977 triệu đồng, trong đó nợ chờ xử lý chiếm 40% nợ quá hạn. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp ngành giao thông như: đơn vị công ty công trình giao thông 586, công ty công trình giao thông 514, xí nghiệp xây dựng công trình giao thông 4 thi công các công trình ngân sách Trung Ương chậm được thanh toán làm cho nợ quá hạn gia tăng kéo dài dẫn đến nợ chờ xử lý tăng đột ngột.

Nhìn chung, nợ quá hạn của chi nhánh 3 năm qua tuy tăng nhưng không

đáng lo do chi nhánh đã có những chính sách kịp thời để xử lý nợ quá hạn, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong công tác tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay dự án đầu tư (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w