6. Cấu trúc luận
2.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao trƣớc
trƣớc Cách mạng
Đọc truyện ngắn Nam Cao cảm nhận đầu tiên của độc giả có lẽ là sự ám ảnh đến khắc khoải. Trong sáng tác của ông, tâm hồn con người là sân khấu bi kịch và bi hài kịch của những xung đột tư tưởng, ý tưởng. Tác giả thiên về nghiên cứu, phân tích và khám phá bằng nghệ thuật tâm lý của nhân vật hơn là việc phân tích và miêu tả những biến cố, xung đột đích thực của chính bản thân đời sống xã hội. Đối với nhà văn "sự phân tích tâm lý hầu như là điều kiện cơ bản nhất của việc thể hiện con người theo phương pháp hiện thực có chiều sâu"[33, tr.198].
Ông lấy thế giới nội tâm nhân vật làm đối tượng chính của sự miêu tả. Ông hướng ngòi bút vào việc khám phá con người trong con người, miêu tả và phân tích mọi chiều sâu, mọi chuyển biến trong thế giới tâm hồn của nhân vật (điều này giải thích cho việc miêu tả ngoại hình chỉ có ý nghĩa khi nó nhằm thể hiện và làm nổi rõ bộ mặt tinh thần của nhân vật và những cảnh vật thiên nhiên cũng chỉ có lý do tồn tại khi nó gắn liền với tâm trạng của con người). Việc phân tích tâm lý nhân vật không tách rời việc phân tích cuộc sống xã hội nói chung, thể hiện những mâu thuẫn, xung đột xã hội. Có thể nói cảm hứng phân tích phê phán thấm nhuần trong toàn bộ sáng tác của Nam Cao.
Thế nên, có thể nói nhà văn nhìn đời, nhìn con người vừa bằng đôi mắt hiện thức sắc sảo, nghiêm ngặt, vừa bằng đôi mắt của tình thương và lòng vị tha. Để chuyển tải nội dung của cái nhìn ấy, tác giả chú trọng xây dựng những
Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...
50
cốt truyện tâm lý (với sự giằng co, dặt vặt, thao thức đến khắc khoải của nhân vật).
Trong sáng tác của mình Nam Cao không mấy vướng bận về cốt truyện. Thậm chí có những tác phẩm rất khó khăn để nắm bắt để quy nó vào cái khung cốt truyện. Theo lời kể của nhà văn Vũ Bằng, sinh thời Nam Cao đã nuôi cái ý thích là "viết chuyện không có chuyện" và điều này bạn đọc đã thấy được phần nào trong những sáng tác của ông.