Người kể chuyện trong sứ mệnh tạo ra mạch tự sự độc đáo hấp dẫn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 37)

6. Cấu trúc luận

1.2.1.Người kể chuyện trong sứ mệnh tạo ra mạch tự sự độc đáo hấp dẫn

dẫn

Vai trò tổ chức, kết cấu tác phẩm và vai trò dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của người kể chuyện theo chúng tôi cũng chính là sự mệnh tạo ra một mạch tự sự độc đáo, hấp dẫn của người kể chuyện. Người kể chuyện ấy vừa tổ chức một câu chuyện kể vừa phải làm sao để tạo nên sự hấp dẫn thu hút cho truyện, cuốn độc giả vào một mạch tự sự- vòng xoáy của những gì đang diễn ra trong truyện kể.

Văn Nam Cao có một khả năng truyền cảm kỳ lạ mà bất cứ độc giả nào cũng sẽ nhận thấy. Những điều ông thể hiện trong tác phẩm là những gì rất bình thường, có những việc hết sức vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày, nhưng bạn đọc vẫn thấy hấp dẫn không nhàm chán và luôn bị ám ảnh. Bạn văn cùng thời ông là Nguyễn Công Hoan lại rất quan tâm đến những hiện tượng che đậy giả dối về cuộc sống thực, khi nào nhà văn cũng muốn bóc trần nó, bóc trần "cả một thế giới làm trò, cái gì cũng giả dối, lừa bịp, đáng khôi hài..."[15, tr.295]. Vì thế nhà văn coi cuộc đời là "một sân khấu hài kịch", tác phẩm của ông có chất kịch rất đậm nét đặc trưng cho khuynh hướng "kịch hóa" ở giai đoạn 1930 - 1945. Truyện nhà văn Thạch Lam tiêu biểu cho khuynh hướng "trữ tình hóa". Tự sự kiểu Thạch Lam như một phương thức gợi ra chủ đề, tự sự ở Nguyễn Công Hoan là một phương thức phơi bày trạng thái trào phúng của thế giới, một phương thức để con người tự bộc lộ nhân tính, còn tự sự ở Nam Cao là một phương thức để thể hiện những thảm trạng của cuộc đời mà ở đó con người phải vật lộn đấu tranh, phải cố giữ lấy những

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

36

phẩm chất người giữa cuộc đời, con người phải nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống, phải không ngừng vươn lên đấu tranh giữa tốt - xấu, thiện - ác...để cuộc sống hoàn thiện, trước hết là ý thức được bản thân, trách nhiệm với bản thân và hướng tới mọi người. Tất cả những gì Nam Cao muốn gửi gắm đều vì con người, cuộc sống con người, nên mọi thói hư tật xấu, đói nghèo ốm đau và những thứ tưởng như không có gì để nói vẫn có thể đưa vào thành truyện.

Người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao hết sức khéo léo để dẫn dắt bạn đọc vào truyện, cuốn hút bạn đọc vào những biến thái tâm lý sâu thẳm trong mỗi nhân vật và khơi dậy việc tự nhận thức ở người đọc.

Ngay từ phần đầu truyện, người kể truyện đã đưa bạn đọc dẫn nhập vào mạch truyện, tiếp cận hệ thống tính cách nhân vật thông qua việc triển khai trình bày hấp dẫn về cốt truyện, điểm nhìn trần thuật. Với các cách kể truyện khác nhau, cách xuất hiện khác nhau của người kể chuyện, ta sẽ có các dạng cốt truyện khác nhau, trong truyện ngắn Nam Cao có cốt truyện tâm lý, cốt truyện "chuyện lồng chuyện". Tác phẩm có một hay nhiều người kể chuyện về một hay nhiều câu chuyện.

Người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao đưa bạn đọc cảm nhận được câu chuyện ở khoảng thời gian - không gian nào, thậm chí tiếp cận được với những bình luận đánh giá hay cảm xúc của tác giả- người kể chuyện.

Một truyện kể thông thường có mở đầu - phát triển - đỉnh điểm - kết thúc. Truyện ngắn Nam Cao cũng không thể thiếu những phần đó nhưng không phải có sự tách bạch riêng rẽ giữa các phần vì văn Nam Cao luôn chứa đựng "mạch ngầm" tạo thành kết cấu không thể phá vỡ. Nếu là một cốt truyện tâm lý như Đời thừa chẳng hạn thì mạch tâm lý sẽ chảy suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Có lúc, tâm lí thăng trầm, đấu tranh hay giằng xé thì nó vẫn là một mạch, người đọc sẽ theo dõi và tiếp cận nhân vật cũng như thế giới nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

37

truyện thông qua mạch đó, mọi hành động nhân vật cũng theo mạch đó. Thường thì Nam Cao có cách vào chuyện rất thoáng, ngắn gọn và kiệm lời. Chỉ với một vài câu, nhà văn đã phác họa nên nhân vật, sự kiện và không gian thời gian và sau đó sẽ lần lượt sẽ bóc tách trong "sự tình hậu cảnh"- những tấn kịch của từng con người, của gia đình, xã hội dần hiện ra.

Ví dụ, trong truyện Nghèo, người kể chuyện khéo léo dẫn dắt độc giả tiếp cận ngay một cuộc đối thoại của nhân vật mà biết được sự kiện gì xảy ra.

- " Bu ơi con đói...

Lần này có lẽ là lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn, chị đĩ Chuột đang quấy một nồi gì trong bếp, cáu tiết quay ra mắng át đi:

- Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa chè chín thì ăn chè mà"…

Nhân vật, thời gian không đáng kể, chỉ có sự kiện "thằng bé đói" và cơm không có lại có "chè" để ăn. Một điều khác thường! Và người đọc phải tự hỏi xem "chè" là cái gì để đánh tan cơn đói giày vò mẹ con nhà đĩ Chuột.

Có những truyện nhân vật chưa có hình dáng mặt mũi, chưa có khung thời gian, không gian mà chỉ có hành động:

" Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi..."

(Chí Phèo)

Ở những loại truyện này, hành động bộc lộ tính cách và vị thế xã hội có tính nhất quán.

Tuy vậy, có những truyện tính cách và hành động có vẻ không phù hợp với nhau nhưng mục đích lại hoàn toàn khác nhau:

" Những quân ăn cướp, bao giờ muốn ăn cướp một nhà nào, bao giờ cũng phải thăm đất trước. Hắn cũng vậy, hắn sắp làm một cái việc tương tự như ăn cướp. Vậy phải đi xem kỹ tình hình đã" (Một truyện Xúvơnia).

" Hắn" ở đây không phải là kẻ cướp mà chỉ là một kẻ si tình. Mọi kẻ si tình đều ngốc nghếch, nhưng cái ngốc nghếch của anh ta thì khó lòng tưởng

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

38

tượng được. Chuyện có thế nên người kể phải biện luận phân tích, phải dựa vào "lẽ thường" để lý luận tất cả. "Lẽ thường" ấy là chuyện nghèo, chuyện đói được dùng làm cái "luận cứ" dẫn giải cho một số cốt truyện tương tự như:

Làm tổ, Đôi móng giò, Đón khách, Truyện tình.

Tác giả xác định mình là người vừa chứng kiến lại vừa tham gia vào câu chuyện nên khoảng cách giữa người kể và nhân vật không phải là lớn. Khoảng cách đó định vị điểm nhìn người kể.

Một nhà văn có phong cách đều chỉ cho bạn đọc cách đọc truyện ngay từ đầu. Khi đọc đoạn mở đầu, người đọc phải tự hỏi: " Hắn" là ai?, "hắn" chửi ai?, sao lại "vừa đi vừa chửi"?. Những câu hỏi đó là cái hướng cho người kể và người đọc. Người đọc sẽ gặp những điều không đoán trước được, bị hụt hẫng và cuối cùng được thỏa mãn: "À ra thế!". Cũng có lúc một nguyên nhân trực tiếp được đưa ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Đầu đuôi tại con mèo, nhưng cũng tại trời bức nữa, bức không chịu được".

(Con mèo)

Nói “vậy mà không phải vậy". Không phải do con mèo hay trời nóng bức, cũng không phải vì anh Cu nóng nảy và chị Cu "lỉa rỉa đay nghiến anh" mà xảy ra cảnh xô xát của hai vợ chồng anh mà cái chính là vì cái nghèo, cái cực của gia đình anh: kẻ ăn thì người phải nhịn. Người ăn để cho hả giận, còn người nhịn thì càng căm tức. Chuyện ẩu đả của anh chị xảy ra, nhưng kết cục rất có hậu: nửa đêm mưa gió, trời hết bức, anh vào làm lành với chị. Tuy miếng ăn xúc phạm đến nhân cách con người nhưng sự ràng buộc của một gia đình nghèo nên mọi chuyện bi hài đâu lại vào đó! Những truyện tương tự cũng được kể theo cách này như Đui mù, Nhỏ nhen, nhưng người kể chuyện dẫn nhập theo từng kiểu khác nhau. Người kể chuyện sẽ đưa ra một tiêu điểm

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

39

(focus), từ đó bạn đọc lần theo các lẽ thường để đọc, mỗi truyện có một mở đầu riêng vì cấu trúc đa dạng của truyện quyết định.

Bằng cách viết như vừa kể và suy ngẫm nên ngòi bút Nam Cao là ngòi bút đầy tinh lực, câu chữ nhuần nhuyễn, bạn đọc vừa được thưởng thức và ngưỡng mộ bởi những trang viết của ông. Người kể chuyện đưa bạn đọc tới tận cùng mọi ngóc ngách tâm lý tâm trạng của nhân vật, như được sống cùng nhân vật và để trải nghiệm được mọi thứ.

Trong truyện ngắn Nam Cao, mọi kết thúc truyện đều không phải là giải quyết được tất cả các vấn đề, tình trạng cuối cùng của xung đột được thể hiện, nhưng còn quá nhiều điều dang dở. Có kết thúc tuy đánh dấu sự xóa bỏ tính cách và số phận nhân vật nhưng mâu thuẫn vẫn có thể tiếp tục căng thẳng hoặc chưa bị xóa bỏ (ví dụ kết thúc truyện Chí Phèo).

Có thể thấy truyện ngắn Nam Cao với sự linh hoạt độc đáo của người kể chuyện luôn có một sức hút lớn hấp dẫn với mọi thế hệ bạn đọc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 37)