Giọng điệu tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trƣớc Cách mạng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 82)

6. Cấu trúc luận

3.1. Giọng điệu tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trƣớc Cách mạng

mạng

Ta thường nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhưng ngôn từ "không chỉ bao gồm từ, mỹ từ. Trong tác phẩm văn học, câu văn phải có hồn (...) câu văn có hồn là câu văn quan trọng nhưng bài văn không có giọng đọc nên vẫn nhạt nhẽo vô vị. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng” [12, tr.61].

Như vậy, giọng điệu có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó là "thái độ, tình cảm, lập trường đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được mô tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, ca ngợi hay châm biếm (...). Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc" [10, tr. 91].

Có thể nói giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra con người, thì trong văn học cũng vậy. Giọng điệu giúp nhận ra tác giả. Có điều giọng điệu ở đây không đơn giản là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một điệu mang nội dung tình cảm, thái độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống. Nói như M.Khrapchenco đó là hệ số tình cảm của lời văn được biểu hiện trước hết ở giọng điệu cơ bản. Theo B.Brecht có thể hiểu giọng điệu trong kịch như một tư thế biểu cảm. Ông đã nói về cái cử chỉ biểu cảm như cúi đầu, ngẩng đầu, khoát tay, ngoảnh mặt… đều có ý nghĩa biểu cảm. Do đó, giọng điệu trong văn học không chỉ biểu hiện

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

81

bằng cách xưng hô, từng từ vựng, mà còn bằng cả hệ thống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm.

Giọng điệu có cấu trúc của nó. Sự thống nhất là giọng điệu cơ bản và ngữ điệu tạo thành giọng điệu.

Nền tảng của giọng điệu là ảm hứng chủ đạo của nhà văn. V.Biêlinxki từng nói: "Cảm hứng là một sức mạnh hùng hậu. Trong cảm hứng nhà thơ là người yêu say tư tưởng, như yêu cái đẹp, yêu một sinh thể, đắm đuối và trong đó và anh ta ngắm nó không phải bằng lý trí, lý tình, không phải bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn, mà là bằng tất cả sự tràn đầy và toàn vẹn của tâm hồn mình, và do đó tư tưởng xuất hiện trong tác phẩm không phải là những suy nghĩ trừu tượng, không phải là hình thức chết cứng, mà nó là một sáng tạo sống động" [40, tr.133].

Vị thế của nhà văn cũng tạo ra giọng điệu. Nhà văn tự coi mình là ai thì sẽ có giọng điệu thích hợp với vị thế đó. Nếu nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, bất mãn với thực tại thì anh ta sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo, lúc đó anh ta sẽ sử dụng biện pháp mỉa mai, châm biếm, giễu nhại. Yếu tố hình thái, biểu hiện sự đánh giá của tác giả đối với phát ngôn của mình, cũng là yếu tố quan trọng của hình tượng tác giả. Truyện đau thương đòi hỏi giọng buồn, ngậm ngùi, truyện hài hước thì giọng đùa vui, giễu cợt…Bên trong cảm hứng là thái độ của nghệ sĩ đối với đối tượng miêu tả và đối với người đối thoại ở trong hay ngoài tác phẩm là chất giọng bắt nguồn từ bản chất đạo đức của tác giả.

Các nhà nghiên cứu đã nói đến giọng điệu của L.Tônxtôi trong Chiến

tranh và hoà bình, một giọng điệu mềm mại tỉnh táo, đôn hậu của một người

vững tin vào đạo đức và chân lý. Giọng điệu của ông vang lên khắp nơi trong tác phẩm của ông, ta nhận ra giọng của ông trong cậu Nicôlenca, trong Anđrây, trong Lêvin, trong Nêkhiuđốp. Khác với giọng điệu của L.Tônxtôi,

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

82

một giọng điệu tự tin, độc thoại trong tiểu thuyết của Đốtxtôiépxki thể hiện một giọng điệu đầy biến động, bất an, gấp gáp, truyền đạt một cảm nhận về kịch tính của cuộc đời. Có người nhận xét là nhà văn trần thuật trong một giọng điệu hoàn toàn xa lạ với ông và cái giọng thật của ông luôn tìm cách xâm nhập vào giọng xa lạ ấy với tinh thần đối thoại. Đó là nét chân dung nghệ thuật về nhà văn trong văn của ông.

M. Bakhtin, qua nhiều công trình nghiên cứu về thi pháp văn xuôi tự sự đưa ra khái niệm đa âm (đa thanh) như một sự cách tân giọng trong văn học tự sự. Ông cho rằng, giọng điệu bao giờ cũng thể hiện thái độ, lập trường, tư tưởng của chủ đề đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng tìm được cho mình một giọng điệu riêng biệt, độc đáo bởi giọng điệu là một trong những yếu tố tạo nên phong cách và dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ.

Tác phẩm văn học, xét đến cùng là một phát ngôn của con người về đời sống, vì vậy giọng điệu cơ bản của một tác phẩm là sự bộc lộ các sắc điệu, tình cảm của chủ thể phát ngôn nên không phải lúc nào trong tác phẩm cũng có một giọng điệu thuần nhất, mà nó có thể bao gồm nhiều giọng điệu khác, tuỳ thuộc vào mục đích phát ngôn của nhà văn.

Từ đó ta có các giọng điệu trong văn bản: là giọng điệu của người kể chuyện, nhân vật trong truyện kể. Ta lại có giọng điệu ngoài văn bản với tư cách như là giọng điệu của tác giả. Hai kiểu giọng điệu ấy có thể tồn tại trong thế đối lập nhau, nhưng cũng có thể song hành cùng nhau. Sự đan xen, lồng ghép giữa hai kiểu giọng điệu này cũng sẽ tạo nên tính chất đơn thanh hay đa thanh, độc thoại hay đối thoại của tác phẩm, nó sẽ được kết nối với bạn đọc khi bạn đọc tiếp nhận tác phẩm.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

83

Khảo sát những truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng, chúng tôi thấy có sự kết hợp của nhiều giọng điệu đa dạng, tạo nên tính phức điệu trong giọng điệu tự sự Nam Cao.

3.1.1. Tính phức điệu hoá

Đọc truyện ngắn Nam Cao ta thường gặp một giọng điệu đa âm mà ở đó khi thì là ngôn ngữ nhân vật, khi thì là ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện, có khi là lời đan xen của tác giả tạo nên những trang sinh động và hấp dẫn. Hơn nữa tuỳ từng truyện có từng nhân vật mà ông điều chỉnh giọng kể cho phù hợp. Có truyện Nam Cao gọi nhân vật như hắn, thị, y, Lý Cường, Bá Kiến (Chí Phèo) dường như để giọng điệu trở nên khách quan của người chứng kiến, hoặc gọi là Điền, Hộ (Trăng sáng) giọng kể vừa khách quan nhưng lại thấp thoáng lối tự truyện của tác giả. Khi thì là anh Cu, chị Cu, chị Cu Thiêm (Thôi đi về), lão Hạc (Lão Hạc) mang giọng kể giữ khoảng cách nhân vật - người kể nhưng không phải là khoảng cách lớn, vừa xót xa, nể trọng.

Có điều Nam Cao kể bằng suy nghĩ nội tâm của chính mình hoà với ý thức của nhân vật và luôn thay đổi điểm nhìn trong giọng kể. Ông nhập vai vào nhân vật rất nhanh và đổi vai cũng rất nhanh. Chẳng hạn, trong truyện

Chí Phèo, Nam Cao vừa đứng ở vai người kể, vừa nhập vai vào người nghe

(dân làng Vũ Đại, Chí Phèo, Thị Nở) làm cho truyện sinh động.

Nhập vai mà không đổi giọng kể (giọng kể không phải giọng văn) là nét chủ đạo trong giọng kể Nam Cao:

" Có giời biết đấy: quả thật Sinh không ác. Nhưng mà Sinh nhẹ dạ. Ấy là tật chung của những người trẻ tuổi. Vả lại Sinh vẫn tương không đời nào có những người ngớ ngẩn như thế được. Vẫn biết ông đồ tính thật thà, nhưng còn bà cụ chứ! Bà phải hiểu rằng Sinh đùa cợt. Có ai ngờ bà đồ cũng lẩn thẩn như

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

84

ông đồ nốt. Bởi thế, mới đầu năm mà hàng xóm đã được mẻ tức cười. Nhưng nói thế thì ai hiểu.Truyện phải có đầu có đuôi.

Vậy đầu đuôi như thế này ..."

(Đón khách)

Ta dõi theo mạch kể tư duy triết lý - suy ngẫm của Nam Cao qua những từ ngữ liên kết: Có…biết đấy, quả thật, nhưng mà, ấy là, vả lại, vẫn biết ...nhưng còn, phải hiểu rằng, có ai ngờ, bởi thế, nhưng, phải có vậy… như thế này.

Nam Cao thường viết những câu rất ngắn. Điều này ai cũng biết. Có cái ngắn của câu văn Nguyễn Công Hoan:

"Và bụi. Và tanh. Và ồn ào. Và hơi người. Và chen chúc. Chợ họp mỗi lúc một đông"

(Bữa no...đòn)

- "Từ chiều, lại bắt đầu trở rét. Gió

Mưa

Não nùng"

(Anh Xẩm)

Thật là ngắn gọn nhưng cũng lộ ra sự gia công làm văn của người kể. Còn Nam Cao thì như không cố tình viết văn, ông có một giọng kể khi vào truyện tự nhiên thật như chính cuộc sống vẫn diễn ra, có thể là bất chợt, có thể là một trạng thái, một tình hình, một con người được đem đến trước mắt bạn đọc theo cách sinh động nhất.

- "Đầu đuôi tại con mèo" (Con mèo) - "Bọn họ có bốn người" (Nhỏ nhen) - "Nhà Bịch được một sào trấu tốt" (Mua danh) - "Bà lão ấy hờ con suốt đêm" (Một bữa no)

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

85

- "Ông Đẩu chả lẩn thẩn mà lại thế! Tự nhiên đi mới cái anh cu lang Rận ấy về".

(Lang Rận) Mở đầu truyện giọng kể của tác giả thật tự nhiên, thân mật, bỗ bã, hợp với cốt truyện và nhân vật trong truyện. Ông không dụng ý viết văn làm văn quá tô điểm, kiểu cách mà dường như theo cái mạch tư duy "thấy thế nào viết thế ấy", độc giả càng đọc càng thấy bất ngờ, lý thú. Điều này khiến truyện ngắn Nam Cao trở nên gần gũi với mọi người và thật "giản dị mà lạ lùng" như nhà văn Vũ Bằng cảm nhận. Với giọng kể đặc biết ấy đã làm cho sự hoá thân đổi vai trong ngôn ngữ người kể chuyện, của tác giả hay nhân vật biến hoá linh hoạt, tài tình, nhiều khi rất khó phân biệt được ranh giới giữa chúng.

Trong nhiều truyện Nam Cao không chỉ kể chuyện mà còn kể về tâm trạng, đến một lúc nào đó truyện sẽ biến thành tâm trạng. Đương nhiên, là một nhà văn hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, ông không né tránh việc phơi bầy thực trạng u ám của đời sống với đầy đủ vẻ phức tạp và bề bộn của nó. Nhưng cũng thật đặc biệt, cuối cùng dường như tâm trạng vẫn nổi lên trên chuyện. Điều này có thể được thể hiện bàng bạc hoặc đậm đặc ở những tác phẩm khác nhau, có thể là sự ẩn chứa, cũng có thể ngưng tụ lại thành lời lẽ cụ thể cất lên ngoài cả "khuôn phép" của thể loại: "Dì Hảo ơi, tôi hãy còn nhớ cái ngày dì bỏ tôi đi lấy chồng...", "lão Hạc ơi, lão hãy yên lòng mà nhắm mắt".

Trường hợp sinh động và biến hoá nhất của cách kể này là khi nhà văn dùng đến thủ thuật thường vẫn thấy trong ngôn ngữ người kể chuyện của ông, đó là sự chuyển hoá từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật (thực chất vẫn là ngôn ngữ người kể chuyện, nhưng hiện ra dưới dạng thức độc thoại nội tâm của nhân vật).

Đây là một đoạn trong truyện ngắn Chí Phèo: "Sao bà ấy còn trẻ quá! Gần bốn mươi rồi mà trông vẫn còn phây phây. Còn phây phây quá đi nữa!

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

86

Cụ năm nay đã ngoài sáu mươi. Già yếu quá, nghĩ mà chua xót. Giá thế thì bà ấy cũng già cho xong. Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngoài hai mươi tuổi, mà sao đa tình. Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ"...Và cứ thế, kể chuyện bà Tư nhưng cũng là kể về tâm trạng của cụ Bá. Với cách vừa kể chuyện, vừa kể tâm trạng, truyện ngắn Nam Cao mang những đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh và tình cảm, tỉnh táo nghiêm ngặt và chứa chan trữ tình.

Đối với người đọc thì cách kể này đã khiến cho truyện ngắn của ông có khả năng khơi dậy trong họ cả phần lý trí lẫn tình cảm. Mối giao hòa giữa người kể, nhân vật và người đọc thường xuyên được diễn ra.

Tác giả kể chuyện và suy ngẫm. Có thể nói Nam Cao hầu như xa lạ với những gì là to tát, cao siêu. Nhưng sự việc bất thường, những con người bé nhỏ hầu như suốt đời bị gắn chặt vào những bi kịch nhân sinh nho nhỏ, tụ vào các trang sách của Nam Cao, và ông rủ rỉ kể về chúng một cách kỹ càng như không biết nản, ông không bao giờ chịu kể qua quýt sơ sài, mà phân tích mổ xẻ tới tận ngọn nguồn sự vật, cảnh ngộ. Nhưng tính toán chi li, những suy xét thiệt hơn, những ý nghĩ hơn kém trong suy nghĩ con người đều lộ rõ. Thế rồi khi đã khảm được vào tâm trí người đọc thật nhiều những chi tiết có vẻ như vụn vặt về các số phận, cảnh đời, ông nhẹ nhàng đưa ra những câu khái quát, triết lý vừa như là bất ngờ, nhưng lại thật hiển nhiên. Người đọc hầu như không băn khoăn gì về sự "xoàng xĩnh" của các cốt truyện hay việc gặp đi gặp lại một mẫu người, một cuộc đời. Họ thoả mãn với chiều sâu tác phẩm được tích tụ lại bằng những suy nghĩ trăn trở mang nặng màu sắc triết lý.

Điểm mới mẻ cần đánh giá cao trong nghệ thuật tự sự Nam Cao về phương diện giọng điệu, tính chất độc thoại tiến đến một kiểu trần thuật đa thanh mang tính đối thoại rất hiện đại.

Đến Nam Cao yêu tố tâm lý đã trở thành đối tượng miêu tả trực tiếp của nghệ thuật. Nhiều truyện chỉ có dòng tâm lý vận động, nên Nam Cao có

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

87

sở trường vận dụng thủ pháp độc thoại nội tâm. Hình thức độc thoại trong truyện ngắn Nam Cao rất phong phú, có khi hướng ngoại, có khi hướng nội nhưng chủ yếu là hướng nội bởi nhân vật trong truyện luôn suy nghĩ, tự phân tích đánh giá, tự mổ xẻ bản thân. Ông hướng người đọc theo chiều sâu suy nghĩ của nhân vật. Đối với Nam Cao việc phản ánh tư tưởng chân thật của con người, tư tưởng xấu và tốt thường là xung đột trong đời sống bên trong của con người chứ không phải là xung đột bên ngoài giữa nhân vật này với nhân vật kia. Việc phân tích tâm lý là điều cơ bản nhất trí để tác giả mô phỏng con người theo phương pháp hiện thực có chiều sâu.

Người ta hay nói đến lời văn hai giọng của Nam Cao, lời độc thoại nội tâm của nhân vật cũng là một hình thức thể hiện lời văn hai giọng, lời trần thuật của tác giả, lời độc thoại của nhân vật có khi hoà nhập, xuyên thấm lẫn nhau tạo thành lời nửa trực tiếp.

Lời nửa trực tiếp mang đậm ý thức nhân vật là biến thể của độc thoại nội tâm, đó là những dòng độc thoại không ghi trong ngoặc kép, không có lời dẫn, nó vẫn theo mạch trần thuật nhưng bộc lộ rõ ý thức nhân vật. Đây là lời người trần thuật, nhưng nó lại thấm nhuần từ vựng, ngữ nghĩa và các cấu trúc cú pháp của lời nói nhân vật, thấm nhuần ngữ điệu, tình cảm và suy nghĩ của nhân vật. Sử dụng phương thức này, Nam Cao có thể tự do khai thác nội tâm nhân vật, từ những phản ứng nhỏ cho đến ý thức về số phận và cuộc đời, những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, những giằng xé giữa hai phần tối và sáng, giữa cái thiện và cái ác.

Đây là đoạn "hắn" nghĩ sau khi hai vợ chồng cãi nhau: "...Nhưng lần này hắn không còn bực tức, đêm qua nằm nghĩ ngợi hắn xét ra rằng: vợ hắn không đáng trách, khi đầu người ta lúc nào cũng rối tung lên vì trăm thứ tiền, trăm nghìn công việc phải lo toan, rồi lại lật quật suốt ngày, chẳng ngơi chân ngơi tay một chút nào, mải miết cả trong lúc ăn, thế mà đêm đến cũng chưa

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)