Cốt truyện tâm lý và những kiểu kết cấu đặc sắc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 52)

6. Cấu trúc luận

2.3.1.Cốt truyện tâm lý và những kiểu kết cấu đặc sắc

Truyện ngắn trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao là truyện tâm lý. Ngay từ những dòng mở đầu của mỗi truyện, Nam Cao đã dẫn ta nhập ngay vào những dòng đang suy nghĩ của nhân vật. Tính chất " đang suy nghĩ" "đang đối thoại", “đang độc thoại", "đang nói chuyện ở trong tâm tưởng" của nhân vật là một đặc trưng phong cách truyện của Nam Cao. Tác giả không kể lại những suy nghĩ của nhân vật, nhân vật cũng không tự suy nghĩ như một dòng ý thức tuôn chảy, nhân vật cũng ít phân tích những trạng thái tâm lý, cảm xúc mà dường như nhân vật đang nói to lên, nói toạc ra, đang mở toang ra cánh cửa tâm hồn của mình. Thế nên người ta thường nói nhân vật trong truyện ngắn của ông dám sống thật và suy nghĩ thật. Những ý nghĩ bộc trực thẳng thừng đầy chất liên tưởng, tạo mạch truyện dường như loại bỏ thời gian. Đó là mạch lập luận suy diễn ngầm trong tâm lý nhân vật, trong kết cấu truyện.

Trong bất cứ truyện ngắn nào của tác giả cũng nhận thấy sự xuất hiện với tính chất ít nhiều của mạch ngầm đó. Trong truyện Trẻ con không đượcăn

thịt chó có đoạn:"...Ấy là lúc hắn lò dò về đến sân. Hắn đang đi bỗng giật

mình. Một con chó đang thiu thiu trong một bụi dong ở đầu sân nhảy choàng ra. Một tí nữa thì nó đớp vào chân hắn. Hắn nhẩy cẫng lên một cái và hắn sực nhớ rằng: Nhà hắn có một con chó vện, con chó vện ấy hay trông gà hoá cuốc,

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

51

nên lắm khi chực đớp cả chân người nhà. Đó là một cái tật không thể nào tha thứ được. Bởi không ai nuôi chó để nó cắn què chân bao giờ. Ờ mà lại điều này nữa: nuôi mèo hay nuôi chó thì cũng phải tuỳ gia cảnh; nhà giàu nuôi là phải; bởi nhà giàu sợ trộm mà lại nhiều cơm hớt; còn nghèo rớt mồng tơi như nhà hắn, nuôi làm gì? Giá thử nhà còn trẻ nhỏ, thì nuôi chó cũng được việc. Nhưng nhà không còn trẻ nhỏ, thằng cu con đã lên ba. Nó đã có thể ra vườn được. Hạt gạo năm nay khó chuốc như hạt ngọc. Đến bữa ăn, phải tính đầu để chia cơm. Cứ tình hình ấy, thì phải dở hơi lắm lắm mới nuôi một con chó để chẳng có việc gì cho nó làm. Thế là đủ lắm. Hắn sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy. Hắn gật đầu luôn mấy cái. Rồi hắn đưa mắt nhìn trộm con chó vện...".

Khi một ý tưởng là khởi điểm xuất phát, qua nhiều chặng liên tưởng loại suy, qua những sự việc hô ứng liên châu, câu chuyện phải tiến triển theo hướng đã định. Chẳng hạn truyện Những truyện không muốn viết, tác giả đã lập luận rằng kể chuyện mình tức là "đổ đốn". Nói "cái tôi" là đáng ghét, là bỉ ổi, thời còn nói đến làm gì. Tác giả nói đến những cái khác. Cái khác đó là chuyện người đàn ông đã có vợ rồi, chuyện con chó mực, chuyện thằng say và cuối cùng không dám viết cái gì nữa, bởi vì viết chuyện gì cũng bị chạm kể cả chuyện "buồng cau, cây chuối, cục đất, buổi hoàng hôn hay con lợn. Nhưng biết đâu đấy?...Tôi sợ có người lại nhận mình là buồng cau, cây chuối, cục đất, buổi hoàng hôn hay là con lợn để mà không bằng lòng. Bởi thế, tuy chẳng muốn, tôi đành lại lấy tôi ra mà viết để cho yên chuyện”.

Rõ ràng là có một cách lập luận, một cấu trúc vòng tròn phát triển. Truyện Cười cũng có một sự vận động tương tự. Mọi diễn biến xoay quanh cái trục lập luận là phải cười "cứ cười đi, cười nhiều đi". Truyện Cái mặt

không chơi được xoay quanh chính cái tiêu đề ấy mà phát triển qua nhiều tình

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

52

Trong truyện ngắn Nam Cao, thời gian không phải là yếu tố chi phối tâm lý nhân vật và cốt truyện, mà tâm lý nhân vật luôn vận động đẩy câu chuyện tiến tới. Nhân vật luôn suy nghĩ tính toán lật đi lật lại rồi hành động. Mạch truyện phát triển trên mạch tâm lý. Tâm lý diễn ra trước, hành động diễn ra sau nhuần nhuyễn kết hợp rất tài tình làm cho người đọc thấy tính cách nhân vật hiện lên rõ, không thấy chỗ nào là gượng ép là áp đặt, không thấy đâu là bàn tay sắp đặt của tác giả. Tâm lý gợi tâm lý, tâm lý gợi liên tưởng, suy diễn, tâm lý thúc đẩy hành động, và kết thúc truyện bao giờ cũng là kết thúc bất ngờ, lúc tâm lý nhân vật được dần đẩy lên đến đỉnh cao nhất, được cường điệu hoá cao nhất, được xô đẩy dồn nén dưới một áp lực quyết liệt nhất thì nhân vật hành động và kết thúc.

Chẳng hạn "Anh đĩ Chuột rít hai hàm răng lại. Hai chân giận dữ đạp phắt cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn giật từng cái chậm dưới sợi thừng lủng lẳng"(Nghèo).

Anh đĩ Chuột treo cổ tự tử chết một cách dữ dội. Mọi chi tiết trước đó trong truyện như những sức ép tâm lý ngày càng tăng lên, mãnh liệt như nước dâng, như lửa cháy, khiến cho anh không thể nào hành động khác được. Anh ta quyết liệt cho đầu vào thòng lọng và giận dữ đạp phăng ghế. Cái chết của Chí Phèo, của lão Hạc cũng dữ dội như vậy.

Trong truyện Đón khách, tuy tình huống là vui vẻ, nhưng mạch tâm lý được tích tụ ngấm ngầm, đầy ứ lên và uất nghẹn ở kết thúc truyện. Trước mâm cơm Tết “cơm trắng, cá ngon, giò đầy mâm, bánh chưng rền lắm”, cả nhà ngồi lặng im. “Ông Đồ cứ nghẹn luôn mãi, đôi mắt ông ầng ậc nước mắt. Uất quá, ác quá mà không nói ra được”. Truyện kết thúc gây một ấn tượng rất mạnh trong lòng người đọc và một dư vị lâu dài làm cho người đọc phải suy nghĩ.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

53

Không phải tất cả mọi truyện ngắn của Nam Cao đều có một cấu trúc rõ nhưng lại dễ nhận thấy một mạch lập luận ngầm, dù là trong một đoạn văn, hay một cảnh hoặc trong cấu trúc cả truyện. Ví dụ: "...Có giời biết đấy; quả thật Sinh không ác. Nhưng mà Sinh nhẹ dạ. Ấy là cái tật chung của những người trẻ tuổi. Vả lại Sinh vẫn tưởng không đời nào lại có những người ngớ ngẩn như thế được. Vẫn biết ông Đồ tính thật thà. Nhưng còn bà cụ nữa chứ. Bà phải hiểu rằng Sinh đùa cợt, có ai ngờ bà Đồ cũng lẩn thẩn như ông Đồ nốt. Bởi thế, mới đầu năm mà hàng xóm đã được một mẻ tức cười. Nhưng nói thế thì ai hiểu. Truyện phải kể có đầu, có đuôi. Vậy đầu đuôi như thế này...".

Trong suy nghĩ của nhân vật hoặc trong chuyển mạch truyện Nam Cao hay dùng những từ ngữ của văn nghị luận: “quả thật”, “nhưng mà”, “vả lại”, “bởi thế”, “vậy”, “nên”, “thế mà”...Điều đặc sắc là tuy có sự lập luận như vậy, nhân vật phải cảm nghĩ như vậy, câu chuyện phải tiến triển như vậy, không khác đi được.

Khi xây dựng cốt truyện tâm lý thì không thể không nói tới việc Nam Cao thể hiện rất tài tình và chân thật tâm lý người nông dân, những người nghèo khổ và người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc sống của họ ngột ngạt, bế tắc, đói khổ dằn vặt triền miên. Tâm hồn họ luôn cuồn cuộn những cơn bão, những xung đột bi kịch. Họ khao khát sống có ích, sống tốt, sống lương thiện, sống với ý nghĩa đích thực một con người. Nhưng xã hội cũ không cho họ được quyền sống như vậy. Hoặc họ phải cam chịu (

Hảo, Ở hiền) hoặc phải dũng cảm, quyết liệt tìm lấy cái chết (Nghèo, Lão

Hạc, Lang Rận, Chí Phèo), hoặc bị tha hoá, hoặc âm thầm khóc cười. Nam

Cao không đem đến một chút ánh sáng nào cho nhân vật của mình. Duy nhất có một lần, trong truyện (Điếu văn), Nam Cao tin tưởng: "Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi. Một mặt trời mới sẽ mọc lên..." và nhà văn "lờ mờ thấy sự sụp đổ gì sắp tới" của cái xã hội cũ trước Cách mạng

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

54

tháng Tám. Đọc Nam Cao ta không tìm thấy những rung chuyển lớn lao của một xã hội trước Cách mạng, không có những trang phản ánh bối cảnh lịch sử đang vận động mà dường như chỉ có một mạch tâm lý chung vận động qua nhiều tình huống hoàn cảnh, ở một loại nhân vật mà ông thường gọi trống không là" hắn" hoặc "y", "thị", dù cho Nam Cao có gọi riêng ra thành tên hẳn hoi hoặc chỉ gọi trống không như vậy.

Ở nhiều truyện ngắn, trong những cái kết, cái chết luôn hiện hữu, có cái chết vì no của bà cái Đĩ, cái chết trong quằn quại vì ăn bả chó của lão Hạc. Cái chết vì xấu hổ của lang Rận và mụ Lợi, cái chết giữa tỉnh và say của Chí Phèo và hai cha con nhà Thiên Lôi, có cái chết nhẫn nhục câm lặng của anh Phúc trong Điếu văn và cái chết giấu giếm vợ con của người cha đau ốm trong Nghèo...Những cái chết vì bần cùng hoặc khùng điên, còn trong tiểu thuyết Sống mòn thì là "chết ngay trong lúc sống". Cái chết cũng là cách giải quyết, để thay đổi tình trạng túng quẫn, ngột ngạt, để giải thoát cho nhân phẩm nhưng không phải vấn đề nằm ở đó, mà là vấn đề khác được đặt ra: Làm sao để con người ta được sống, để được hạnh phúc, để được giải phóng về năng lực người, để được gần nhau hơn mà không phải tìm đến cách giải quyết bần cùng kiệt quệ và đau khổ nhất là cái chết. Như vậy những vấn đề về con người phải được thực hiện khi con người còn sống, đang sống, đang tồn tại trên thế giới này. Và vì ai hay cái gì, điều gì được cái quyền đẩy con người vào đường chết. Câu trả lời là không ai hay điều gì có thể huỷ hoại được cuộc sống con người, vì con người là thiêng liêng nhất. Chính con người và chỉ có con người, cùng với việc thiết lập những môi trường, những mối quan hệ thuận lợi giữa người- người với nhau thì mới tạo lập được những điều tốt đẹp và có ích. Không ở nơi đâu bằng trong chính môi trường của mình mà con người được hạnh phúc. Vấn đề này có thể cho người tiếp nhận tác phẩm Nam Cao hiểu được những sáng tác cũng như cuộc đời tác giả ở thời kỳ sau Cách

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

55

mạng. Khi một cuộc Cách mạng nào đó diễn ra sẽ có sự thay đổi, biến chuyển mối quan hệ giữa người và người. Với một nước chiến đấu chống kẻ thù trong tình trạng còn nghèo nàn về kinh tế và những mối ràng buộc xã hội cũ thì việc chiến đấu đó đã là một bước ngoặt cực kỳ to lớn và quan trọng trong việc thiết lập những mối quan hệ mới, trong đó mối quan hệ con người - con người là cơ bản và tối thượng. Một mối quan hệ giữa con người mới được xác lập và đem lại cho nhiều người niềm tin tưởng cuộc sống, trong đó có Nam Cao. Vì vậy nhà văn không ngần ngại và khó khăn gì trong việc nắm bắt lấy đầu mối quan trọng đó để viết nên những tác phẩm mang đầy sức sống mới, có thể nói nhà văn đã nắm bắt được vấn đề bản chất của cuộc sống và đặc biệt là những điều về con người. Chính vì vậy những sáng tác của ông sau này có vô số những con người không chỉ nghĩ, nhận thức mà còn hành động cực kỳ hăng hái cho những điều tốt đẹp có thể mang lại niềm tin mới cho cuộc sống con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong truyện ngắn trước Cách mạng nói riêng và sáng tác trước Cách mạng nói chung, giữa hai mạch hành động và tâm lý trong những truyện viết về người trí thức nghèo thì mạch tâm lý nối tiếp liên tục và chặt chẽ hơn, chi phối cả mạch hành động. Do đó, đường dây cốt truyện được hình thành theo một kiểu cấu tạo riêng. Ở loại truyện này Nam Cao không chú ý xây dựng cốt truyện hoàn chỉnh, có đầu có cuối, sự kiện và hành động phát triển theo một mạch khép kín. Nam Cao chú ý đến những trạng thái tâm lý do mọi cảnh ngộ tạo nên, trạng thái tâm lý mang ý nghĩa tiêu biểu điển hình cho một loại tính cách và hoàn cảnh xã hội. Từ trạng thái tâm lý ấy một đường dây cốt truyện theo kiểu kết cấu liên hoàn được hình thành phù hợp: Cười, Nước mắt, Đời

thừa, Trăng sáng, Mua nhà, Quên điều độ, Cái mặt không chơi được...được

xây dựng theo hướng đó. Dường như chỉ có một nhân vật phát triển từ truyện này sang truyện khác và mỗi truyện là một cảnh ngộ của họ, một cảnh ngộ cụ

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

56

thể để bộc lộ một trạng thái tâm lý của tính cách, ở những cảnh ngộ này ông khai thác tính tương phản, đối lập của cảnh sống. Mâu thuẫn tâm lý chán nản bực dọc và lối giải thoát (Cười), giữa sự thực cảnh sống vất vả của cảnh sống gia đình và tâm trạng lãng mạn thi vị hoá của người trong cuộc (Trăng sáng), giữa nội dung ý tưởng và chủ định với hình thức biểu hiện (Cái mặt không

chơi được), giữa cái có được về phần người này là do mất mát phần người kia

(Mua nhà). Thông thường truyện của Nam Cao “được xây dựng theo một lối

kết cấu bề ngoài có vẻ rất phóng túng, tuỳ tiện mà thực ra rất chặt chẽ, không thể phá vỡ, tháo gỡ nổi”[ 33, tr.31].

Trong truyện ngắn Từ ngày mẹ chết, dòng suy nghĩ miên man của cô bé Ninh cứ diễn ra hết ngày này sang ngày khác, suy nghĩ của Ninh về nỗi đau mất mẹ. Nhưng càng ngày Ninh nhận ra rằng hai chị em còn đứng trước nguy cơ mất bố (bố Ninh vẫn sống nhưng tâm hồn tình cảm dần dần không dành cho hai chị em nữa). Ninh từng khóc rất nhiều, khóc đến lúc tự nhiên không thể khóc được nữa nhưng một ngày kia khi biết bố mình không còn là người bố tốt nữa thì Ninh khóc rất to, khóc vì nhớ người mẹ đã từng hết lòng vì hai con và gia đình.

Điều mà làm cho cốt truyện thật mạch lạc lại không phải chỉ thể hiện ở những sự kiện ấy mà biểu hiện ở bức tranh tâm hồn của một đứa trẻ thơ. Sự sống và những sự việc của cuộc sống diễn ra không ngừng, với Ninh mỗi ngày trôi đi không sáng sủa hơn mà ngày càng tối đen đi. Tâm hồn đứa trẻ chỉ còn chỗ dựa duy nhất là những ký ức về mẹ, ký ức đẹp xen lẫn hiện tại khổ cực mòn mỏi. Ninh bị quá sức với những điều đó. Đáng lẽ một đứa trẻ cần phải được yên vui về mặt tâm hồn để hưởng thụ cuộc sống. Nếu Nam Cao không đặt mình vào một tâm thế trạng thái của một đứa trẻ thì không thể nào viết hay được như vậy, nhà văn đã sống thật cùng nhân vật, đặt điểm nhìn từ bên trong và như hoá thân vào nhân vật. Tại sao bu Ninh cứ bảo đàn ông

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

57

chẳng mấy ai biết thương con cái! Ninh thấy thầy thương Ninh lắm, thầy lo từng tý cho hai chị em. Ấy vậy mà lời mẹ nói thành sự thật, chính thầy là người chơi bạc, xóc đĩa mà phải bán cả nhà đi.

Trong truyện, thời gian bắt đầu ở hiện tại rồi nhanh chóng trôi về quá khứ để tái hiện hồi ức, rồi lại quay lại hiện tại, cứ thế đan xen nhau. Ở hiện tại thì có lo lắng sợ hãi đan xen với quá khứ vui thì ít, nhưng buồn nhiều. Sự sống cứ âm thầm, đem đến bao âu lo với một đứa trẻ khiến tâm hồn nó không còn được thoả sức bay bổng vào thế giới nội tâm trong lành nữa, chỉ cần một

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 52)