Cốt truyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 45)

6. Cấu trúc luận

2.1. Cốt truyện

Khái niệm cốt truyện có cách hiểu truyền thống và hiện đại. Cách hiểu khái niệm cốt truyện có truyền thống lâu đời, nó bắt nguồn từ Aristote và được các nhà lý luận chủ nghĩa cổ điển định rõ. Theo đó cốt truyện tức là cấu trúc sự kiện của truyện, là tiến trình các sự kiện xảy ra theo nguyên tắc nhân quả dẫn đến một kết cục. Truyện nào cũng có tính thống nhất, bắt đầu từ một trạng thái ổn định, thăng bằng, sau đó xảy ra hỗn loạn, xung đột, cuối cùng trở lại trạng thái thăng bằng. Quan niệm này tổng kết mô hình cốt lõi của truyện và đến nay vẫn còn có ý nghĩa.

Sau thế kỷ XX, đã xuất hiện hiện tượng không ít nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình tuyên bố cốt truyện không còn trong tác phẩm tự sự, không còn tiểu thuyết nữa. Trong khi đó thực tế cho thấy tiểu thuyết cũng như các hình thức tự sự khác không bao giờ chết. Điều này đồng nghĩa với việc cốt truyện cũng sẽ luôn là thành tố cốt lõi, đồng hành với bất kì hình thức tự sự nào. Chỉ có điều, qua thời gian, cốt truyện phải được đổi khác để đáp ứng nhu cầu mới về thẩm mĩ.

Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.

Có một cách hiểu khác về cốt truyện hiện nay, cốt truyện như là toàn bộ các biến cố, sự kiện được nhà văn kể lại, là cái mà người đọc có thể đem kể lại. Khái niệm về cốt truyện này được đem đối lập với câu chuyện, truyện và sự trần thuật, sự kể chuyện.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

44

Boris Tomashevski phân biệt: "Truyện chứa đựng chuỗi những môtip tự sự theo trật tự thời gian của chúng, dịch chuyển nhờ vào sự tác động nhân quả của từng môtip; trái lại cốt truyện tuy cùng tái hiện những môtip đó, nhưng theo một trật tự sắp xếp đặt biệt trong sự tổ chức văn bản" [43, tr.180].

Lý thuyết tự sự ngày nay chia làm hai hướng, một hướng đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc của truyện, đi tìm các đơn vị mang nghĩa bắt đầu từ B.Tomashevski, V.Propp, R.Barthes, Tz.Todorov. Hướng thứ hai nghiên cứu cấu trúc trần thuật với người kể, lời kể, điểm nhìn, không gian, thời gian...Hướng này bắt đầu với H.James, P.Lubbock, G.Genette, M.Bal. Cũng có người nghiên cứu kết hợp cả hai hướng trên, vì thực tế chúng không thể tách rời. Ngày nay khái niệm cốt truyện được sử dụng để chỉ hai phương diện, một là hệ thống sự kiện có tính nhân quả, cốt lõi và hai là cấu trúc của truyện.

Thông thường khi đề cập đến cốt truyện, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào tiểu thuyết. Nhưng thực tế, chính truyện ngắn mới là nơi phô diễn những cách tân về cốt truyện một cách hiệu quả nhất. Có hai kiểu cốt truyện gốc để nhà văn tiến hành những cách tân, thể nghiệm của mình là cốt truyện kịch tính và cốt truyện trữ tình. Cốt truyện kịch tính gắn với cái nhìn nhị nguyên, bởi người kể luôn đặt sự vật hiện tượng trong thế đối lập tốt - xấu, cao cả- thấp hèn, ánh sáng - bóng tối, thiện - ác…Cách làm này hàm chứa trong đó cái nhìn động: đi từ đau thương, bất hạnh đến hạnh phúc, sung sướng. Có thể dễ nhận thấy đây là bản chất của cốt truyện phiêu lưu thần thoại. Kiểu phiêu lưu của một người hùng trong một xã hội đối nghịch lẫn tự nhiên, đối nghịch để khẳng định giá trị làm người cao quý và sự xả thân cho cộng đồng.

Trong khi đó, cốt truyện trữ tình là sự sáng tạo đặc biệt của văn xuôi hiện đại trong nỗ lực vượt thoát xa hơn cái bóng của cốt truyện thần thoại, hướng đến sự chi phối bởi cái nhìn nhất nguyên. Vẫn còn sự phiêu lưu, nhưng

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

45

giờ đây không còn là sự phiêu lưu của một cá nhân với thế giới bên ngoài, chỗ trú ẩn duy nhất của con người là thế giới nhỏ bé của cái tôi chính họ. Kể từ đây, cốt truyện dần dịch chuyển sâu hơn vào thế giới nội tâm, nơi con người ngập chìm trong cuộc đấu tranh bất tận với cái tôi của chính họ. Từ cốt truyện tâm lý đến cốt truyện dòng ý thức là cả bước tiến dài trong việc chuyển từ cái tôi chủ thể sang cái tôi khách thể trong tự sự. Chính ý thức dân chủ đã làm nảy sinh ra cảm quan thu nhỏ dấu ấn chủ nhân của tự sự về điểm không (Roland Barthes coi là độ không của lối viết) đã khiến cốt truyện hiện đại và hậu hiện đại trở lên mênh mông trong thế giới nội tâm, thế giới trí tuệ ngẫu hứng bao la của con người.

Sau đây ta sẽ xem xét cốt truyện trong việc tổ chức, cấu trúc cốt truyện, tức là trong mối quan hệ với các yếu tố khác có vai trò tổ chức, cấu trúc cốt truyện như: kết cấu, biến cố, tình huống, sự kiện - tình tiết - chi tiết.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)