Di chuyển điểm nhìn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 30)

6. Cấu trúc luận

1.1.3.Di chuyển điểm nhìn

Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao đa dạng và luôn vận động, có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động. Chẳng hạn, đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo:

"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào. Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn chửi cha đưa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?...".

Đọc đoạn văn thoạt đầu ta cứ ngỡ chỉ có lời của tác giả (người kể chuyện) đang kể và tả về tiếng chửi của Chí Phèo. Thực ra ở đây có sự kết

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

29

hợp các điểm nhìn: điểm nhìn người kể chuyện, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn của dân làng tạo sự sinh động trong lời văn để khắc họa chân dung Chí Phèo. Chân dung ấy hiện lên sinh động là do sự thay đổi điểm nhìn trần thuật.

Nam Cao sử dụng trực tiếp, rộng rãi, thường xuyên lời nửa trực tiếp, kết hợp đan xen nhuần nhuyễn giữa lời người trần thuật và lời nhân vật. Nó tạo nên mối quan hệ qua lại giữa các ý thức. Nét độc đáo trong lời văn Nam Cao là ông sử dụng điểm nhìn nhân vật khác nhau với các ý thức đối thoại với nhau và đối thoại với người kể chuyện thể hiện sự đồng tình hoặc phủ nhận giữa các ý thức. Hình thức này miêu tả sự khủng hoảng, dằn vặt, căng thẳng của nhân vật trong những tình huống tâm lý căng thẳng. Tâm trạng nhân vật trở nên phức tạp, có cả sự căm ghét cả cay đắng lẫn tủi hờn. Chẳng hạn:

" Hắn thấy mình khổ quá, khổ như một con chó vậy(...) Như thế bởi vì đâu? Chẳng phải vì vợ con ư? Nhưng nào vợ con có thấu biết cho đâu. Đã chẳng thèm an ủi một lời vợ hắn còn vơ lấy một sự hắn quên nữa để mà đay nghiến hắn! Ừ, mà cho rằng hắn không quên nữa, cho rằng hắn không lấy thuốc cho con là cố ý, mà khỏi mất mấy đồng bạc nữa, thì vợ hắn có nên nói tệ hắn như vậy không? Hắn hà tiện vì ai?...”( Nước mắt).

Đoạn văn là ý thức của Điền, lời của Điền nhưng nó phát ra trong sự đối thoại ngầm. Nhưng bé Hường làm lòng Điền dịu lại, Điền đã nghĩ khác về vợ: “...Ai chả thế? Người không phải là thánh. Sự khổ sở dễ khiến lòng chua chát”. Lời nửa trực tiếp “ai chả thế...” lại hàm chứa ý thức và giọng điệu tác giả. Ở đây có sự thỏa hiệp giữa hai ý thức, một bên là đang thanh minh, ăn năn, một bên như rất cảm thông, chia sẻ.

Cũng có khi vẫn là sử dụng điểm nhìn nhân vật nhưng bên cạnh ý thức nhân vật là ý thức tác giả không phải là đồng tình mà giễu nhại, khiêu khích để nhân vật bộc lộ nội tâm của mình (ví dụ đoạn nói về tâm trạng cụ Bá khi thấy bà Tư đi mãi chưa về)( Chí Phèo).

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

30

Sự kết hợp nhiều điểm nhìn trần thuật tạo cho lời văn Nam Cao đa giọng sinh động.

1.1.3.1. Di chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác

Những tác phẩm kể theo điểm nhìn đơn nhất, khi câu chuyện được tổ chức xoay quanh một điểm nhìn duy nhất, nhà văn thường chỉ có thể trình bày sự kiện, hành động và đối chiếu tâm lý nhân vật đủ để phơi bày bản chất, tính cách nhân vật ấy. Nhưng với sự chuyển dịch góc nhìn thường xuyên trong tác phẩm, nhà văn có thể mở rộng tầm khái quát, giúp người đọc tiếp cận sâu hơn hiện thực để nhận biết bản chất của nó toàn diện hơn.

Tính di động của điểm nhìn thể hiện ở sự thay đổi vị trí quan sát hoặc vị trí được quan sát. Truyện ngắn Nam Cao có thể nghiệm sự dịch chuyển của vị trí được quan sát. Ban đầu người kể chuyện hóa thân vào nhân vật nào đó để nhìn và kể, rồi lại có thể nhập thân vào nhân vật khác. Như vậy, điểm nhìn của truyện có thể di động theo điểm nhìn bao quát của một người kể giấu mình, song điểm nhìn không chỉ trượt trên nhiều nhân vật mà còn được trao cho vài nhân vật trong đó. Những nhân vật ấy là người trực tiếp thể hiện hành vi quan sát, cảm nhận, đánh giá.

Đón khách gồm hai cảnh huống, tâm trạng khác nhau của nhân vật Sinh

và vợ chồng ông đồ Cảnh. Tình cảm của Sinh với cô Na (con ông bà đồ) không phải là tình cảm thật, chỉ là trêu nghẹo để mà cười cợt. Ấy vậy mà chỉ vì một chai rượu dâu, Sinh được cho nhưng không thích, rất muốn đem cho ai hoặc quẳng đi thì chợt nhớ đến ông bà đồ. Ông bà được y cho rượu lại tưởng thích con gái mình. Vậy là những cảnh huống tâm lý trái ngược nhau diễn ra: "…Y quăng chai rượu vỡ xuống ruộng. Thuận tay, y quăng cả cái chai lành, nhưng lại tiếc của giời. Y ngần ngừ một lúc rồi tặc lưỡi". Thế rồi y nghĩ " Ta giữ lại" để " biếu ông hàn" hay " chú canh điền nhà ông Hàn" hay " đem phắt

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

31

ra cánh đồng chia cho lũ trẻ" và y nghĩ "sao không để biếu ông đồ nhà cô Na!".

Trong khi đó vì chai rượu ấy mà vợ chồng ông đồ đã nghĩ nhức đầu: “Không hiểu cậu phán có lòng thương con bé Na thật hay đùa bỡn vậy? Nhưng đùa thì nào lại cho ông đồ chai rượu? Cái cổ chai có bọc giấy vàng cẩn thận, cái nhãn hiệu in đẹp lắm. Chắc là rượu bổ. Có rẻ cũng phải ba, bốn đồng. Ý tốt người ta có định lấy con mình thì người ta mới chịu bỏ tiền ra mua biếu chứ! Vả lại, bây giờ những hạng thông, ký, phán lấy vợ nhà quê kể cũng thường". Kết cục là trong ngày tết, Sinh cưới vợ mà vợ lại không phải là con gái ông bà đồ, ông bà và cô Na ăn Tết trong cảnh cơm rượu chuẩn bị sẵn tràn trề " nhưng mà cả một bát họ tiêu vào cái tết!...ông đồ lại nghẹn thêm cái nữa. Đôi mắt ông ầng ậc nước”. Những thứ cô Na mặc đẹp để đón Sinh cô sẽ đem đi bán để "lấy tiền đóng họ cho nhà bà lý Vinh".

Trong truyện ngắn Chí Phèo có sự di chuyển điểm nhìn nhân vật Chí Phèo sang điểm nhìn của Thị Nở và lại đến điểm nhìn của Chí Phèo. Sự di chuyển điểm nhìn hết sức linh hoạt cho người đọc thấy được những mảng tâm trạng, những phút giây nghĩ suy, hay phẩm chất sống tốt đẹp của hai con người này. Chí Phèo là người say triền miên, một anh nông dân cùng đinh không ai ngó ngàng đến, sống nhờ nghề đâm thuê chém mướn rạch mặt ăn vạ. Thị Nở là người ngẩn ngơ, xấu xí và cũng không ai để ý. Chỉ sau một đêm ở bên nhau, Chí Phèo chợt nhận thấy mình muốn trở về với cuộc sống lương thiện bên cạnh mọi người. Chí Phèo lắng nghe âm thanh của sự sống đang diễn ra và chợt nhận thấy "hắn già mà vẫn cô độc". "Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu báo hiệu rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một con mưa gió cuối thu cho biết trời giá rét, nay mùa đông đã đến". Còn Thị Nở, thị nghĩ "Cái thằng liều lĩnh kể ra thì

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

32

đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình...thị kiêu ngạo vì đã cứu sống cho một người. Thị thấy như yêu hắn: đó là một lòng yêu của một người làm ơn". Thị vẫn tiếp tục nghĩ "Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế! Người ta ngồi đấy mà dám xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại làm to hơn...Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì thì mới được...". Thị Nở nấu cháo mang sang cho Chí Phèo và dòng tâm tưởng của Chí lại hiện ra, điểm nhìn từ Thị Nở lại được di chuyển sang điểm nhìn Chí Phèo: "Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời : vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa? Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay "đàn bà". Hắn nhớ đến "bà ba", cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại kêu bóp lên trên, trên nữa, nó chỉ nghĩ sao cho thỏa chứ nó có yêu hắn đâu...”.

Như vậy, sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật đã tạo điều kiện cho chính nhân vật được bộc lộ mình một cách tự nhiên nhất, theo GS. Trần Đình Sử thì: "Luân phiên điểm nhìn tạo hiệu quả đối thoại kịch tính thầm kín" [40,tr.184].

1.1.3.2. Di chuyển điểm nhìn của tác giả sang điểm nhìn của nhân vật và ngược lại

Đây là một hình thức mà Nam Cao sử dụng điểm nhìn dịch chuyển với nhiều người kể chuyện xưng "tôi". Những cái "tôi" này không phải là sự phân thân của một cái tôi nào đó, mỗi cái tôi được miêu tả như một ý thức. Cách kể (kiểu truyện lồng truyện) này có chức năng trình bày, cung cấp thông tin về những sự kiện nằm ngoài tuyến hành động của trần thuật như các sự kiện trong quá khứ (Đui mù), hoặc làm ngắt quãng để làm rõ kết truyện như

Truyện tình.

Truyện tình được kể lại bởi nhân vật tên Lưu, Lưu viết câu chuyện tình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

33

nhân vật trong truyện) đọc. Câu chuyện tình của Lưu kết thúc không có hậu, Lưu luôn mơ mộng về Kha và mong Kha đáp lại tình cảm của mình, anh đã từ chối về quê thăm gia đình trong dịp hè để được ở bên bạn gái, nhưng Kha đi nghỉ mát và để ở nhà một con vẹt của nàng cho anh chàng chăm sóc. Trong khi đó ở quê, em gái anh chết nhưng không kịp gặp mặt anh lần cuối. Lưu chưa viết kết cho chuyện mình thì tôi đến. "Tôi" được biết Lưu viết một cái kết mà theo anh ta nhận là "nếu kể đúng như vậy thì truyện có một tính cách tầm thường lắm. Vì vậy tôi sẽ viết: tôi hy sinh tình yêu và hạnh phúc đi vì nàng". Cái kết này trái ngược hẳn với hành động trả thù Kha mà Lưu kể "tôi" nghe.

Cách kể chuyện như vậy có tác dụng làm cho bạn đọc, bản thân nhân vật, và chính người kể chuyện nhận thấy những bất ngờ, bản chất rất thật của sự việc mà không có ý định ngầm ẩn.

Trong Đui mù những sự việc được kể trong quá khứ bởi nhân vật nhằm mục đích làm rõ thêm sự việc ở hiện tại. Tác giả để “tôi” (người kể chuyện ngôi thứ nhất) dẫn dắt truyện, "tôi" được mời đến gặp Hùng, Hùng đã kể lại chuyện tình của mình (nhân vật tự kể chuyện - xưng "tôi"). Anh chua chát nhận ra rằng : dành hết niềm tin tưởng và lòng yêu thương cho một người nhưng lại bị chính người đó lừa gạt, Hùng phải chấp nhận một sự thật và không thể tha thứ trong khi trái tim vẫn rỉ máu. "Tôi" - người kể chuyện đã biết được một cái kết thật buồn.

Như vậy, điểm nhìn di chuyển từ tác giả sang điểm nhìn nhân vật và ngược lại được vận dụng linh hoạt trong truyện ngắn Nam Cao.

Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao...

34

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 (Trang 30)